Co cứng sau đột quỵ đặt ra nhiều thách thức trong cuộc sống hàng ngày cho bệnh nhân. Khả năng vận động giảm sút, buộc họ phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ người khác để thực hiện các hoạt động như ăn uống và di chuyển. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đối với tâm lý của bệnh nhân, gây lo lắng, căng thẳng và có thể dẫn đến quyết định tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn đang đọc: Co cứng sau đột quỵ có nguy hiểm không? Cách khắc phục
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng co cứng sau đột quỵ và những tác động của tình trạng này đối với cuộc sống của bệnh nhân. Đồng thời, đưa ra những giải pháp can thiệp và điều trị nhằm giảm nhẹ hoặc kiểm soát tình trạng co cứng sau đột quỵ. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết bạn nhé!
Contents
Tìm hiểu về tình trạng co cứng sau đột quỵ
Đột quỵ và biến chứng co cứng sau đột quỵ
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do sự gián đoạn trong quá trình cung cấp máu nuôi dưỡng. Mặc dù một số người có thể tự phục hồi một phần, tuy nhiên, hầu hết cần được điều trị để khôi phục các chức năng. Những người sống sót sau đột quỵ thường gặp phải vấn đề về sức khỏe suy giảm và hoặc xuất hiện những biến chứng sau đột quỵ như co cứng, co rút, bán trật khớp vai, phù nề chi, đau, giảm sức bền tim phổi và các vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, giao tiếp… Trong các biến chứng này, co cứng cơ được xem là một trong những vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Dữ liệu thống kê chỉ ra rằng khoảng 2/3 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ phải đối mặt với tình trạng co cứng cơ, và 1/4 trong số họ có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Co cứng sau đột quỵ nguyên nhân do đâu?
Chuyên gia cho biết, hiện tượng cơ co cứng sau đột quỵ có thể xuất hiện và kéo dài sau vài tháng hoặc thậm chí một năm kể từ khi bệnh nhân được cứu sống. Trong quá trình phục hồi, tình trạng này vẫn có thể tiếp diễn.
Nguyên nhân chính là do sự tổn thương của não bộ làm ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh vận động. Khi đó, việc truyền thông tin từ não bộ và tủy sống không diễn ra đúng cách, dẫn đến việc mất kiểm soát của cơ khiến người bệnh cảm thấy không thể di chuyển được tay, chân, khớp…
Cơ trở nên cứng, không thể tự chủ động di chuyển, và nếu bệnh nhân cố gắng kéo căng cơ, điều này có thể dẫn đến tình trạng đứt gãy sợi cơ. Hậu quả là chất kích thích trong cơ được giải phóng, gây ra cảm giác đau nhức vô cùng khó chịu.
Bệnh nhân có thể nhận biết những biểu hiện bất thường này sau vài tuần hoặc thậm chí vài năm kể từ cơn đột quỵ. Theo nghiên cứu và đánh giá, tình trạng cơ co cứng sau đột quỵ có tỷ lệ xuất hiện ở tay nhiều hơn so với hai chi dưới. Đặc biệt, tình trạng này thường tập trung ở các vị trí như khuỷu tay, cổ tay, vai và mắt cá chân.
Co cứng sau đột quỵ ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?
Các giai đoạn co cứng sau cơn đột quỵ
Tình trạng co cứng cơ sau đột quỵ thường trải qua hai giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn sớm: Thường diễn ra sau khoảng 2 tuần khi cơn đột quỵ đã qua. Trong giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi để sớm phát hiện và can thiệp để điều chỉnh bất thường. Bác sĩ thường đề xuất tái khám sau cơn đột quỵ để đánh giá tình trạng bệnh nhân. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của cứng cơ, các biện pháp khắc phục sớm sẽ được đề xuất.
- Giai đoạn muộn: Khi cơ đã trở nên cứng, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc cử động các chi và có thể mất khả năng tự chủ vận động. Ngoài ra, khu vực bị cứng còn có thể gây ra cảm giác đau nhức. Việc cầm nắm đồ vật có thể kích thích rung giật bất thường.
Co cứng sau đột quỵ tác động đến bệnh nhân như thế nào?
Co cứng cơ sau đột quỵ, mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho bệnh nhân trong cuộc sống. Sự hạn chế trong việc cử động khớp cơ, thậm chí là tình trạng bại liệt và cần sự hỗ trợ từ gia đình, người thân, đặt ra nhiều thách thức trong sinh hoạt hàng ngày.
Khi cố gắng cử động cơ bị co cứng có thể tăng nguy cơ té ngã dẫn đến các chấn thương nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Vì vậy, việc quan sát và chăm sóc từ người thân rất quan trọng để ngăn chặn các sự cố không mong muốn.
Hơn nữa, việc mất khả năng tự chủ vận động còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Tâm trạng căng thẳng và áp lực kéo dài có thể dẫn đến quyết định tiêu cực.
Tìm hiểu thêm: Bị nhiễm Parvovirus B19 trong thời kỳ mang thai có sao không?
Không cử động trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng teo cơ, cơ bắp mất sự đàn hồi, khớp trở nên cứng, gây ra tình trạng tàn phế. Do đó, ngay cả sau khi đã vượt qua cơn nguy kịch, bệnh nhân cần được theo dõi đều đặn và chủ động trong việc khắc phục sớm nhằm giảm thiểu nguy cơ tác động đến sức khỏe.
Biện pháp giúp cải thiện tình trạng co cứng sau đột quỵ
Đánh giá tình trạng co cứng ở bệnh nhân
Các chuyên gia y tế sẽ đánh giá toàn diện mọi khía cạnh của tình trạng co cứng để xác định liệu đó có phải là một trạng thái co cứng sau đột quỵ có lợi hay không. Điều này quan trọng vì nếu co cứng có lợi, việc giảm co cứng có thể tạo ra tác dụng phụ.
Mục tiêu của quá trình điều trị co cứng sau đột quỵ bao gồm: Giảm biến chứng, giảm gánh nặng chăm sóc, đồng thời cải thiện tư thế và sự độc lập sinh hoạt của bệnh nhân.
Bước đầu tiên trong quá trình điều trị là bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân để xây dựng một kế hoạch điều trị cụ thể dựa trên những nhu cầu cụ thể của bệnh nhân. Có nhiều lựa chọn điều trị co cứng sau đột quỵ có thể được áp dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng co cứng
Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu: Đây thường là sự lựa chọn đầu tiên để kiểm soát co cứng sau đột quỵ, bao gồm:
- Bài tập kéo dãn cơ và vận động khớp giúp giữ cho khớp di động và ngăn chặn co rút cơ.
- Sử dụng dụng cụ chỉnh hình hoặc nẹp bột giúp hỗ trợ cơ duỗi và cải thiện vận động, đồng thời làm tăng sự ổn định của khớp.
- Phương pháp khác như sóng xung kích, kích thích từ trường, và điện châm cứu kết hợp với chăm sóc thông thường để kiểm soát tình trạng co cứng.
>>>>>Xem thêm: Thuốc vận mạch trong điều trị sốc và những điều cần biết
Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc có thể hỗ trợ những bệnh nhân có triệu chứng ở mức trung bình:
- Thuốc uống như Baclofen, Tizanidine, Benzodiazepines, Gabapentin, Dantrolene được sử dụng, tuy nhiên các thuốc này không chỉ tác động ở vùng bị co cứng mà còn có thể tác động đến toàn bộ cơ thể.
- Tiêm trực tiếp vào cơ bị co cứng (phenol/alcohol, botulinum toxin) có thể làm giảm tác dụng phụ toàn thân và cần kết hợp với vận động trị liệu.
Bơm thuốc trong màng cứng: Đối với trường hợp co cứng cơ nặng, tiêm baclofen trực tiếp vào màng cứng để đưa thuốc đến dịch não tủy.
Các phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật chỉ áp dụng cho trường hợp nặng hoặc khi các phương pháp khác không thành công. Bao gồm phẫu thuật chỉnh hình và phẫu thuật thần kinh.
Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về tình trạng co cứng sau đột quỵ. Việc hiểu rõ và áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả rất quan trọng để giúp bệnh nhân giảm bớt khó khăn trong cử động. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sự hỗ trợ, quan tâm từ gia đình và người thân. Mọi nỗ lực và cố gắng đều góp phần giảm nhẹ tình trạng co cứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Xem thêm:
- Cơn đau sau đột quỵ là gì? Phục hồi chức năng sau đột quỵ
- Những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ bạn nên tránh
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể