Vôi răng hình thành do những mảng bám trên răng bị khoáng hóa. Vôi răng của mỗi người sẽ ở các cấp độ khác nhau và ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng sẽ khác nhau. Nhiều người thắc mắc có nên để vôi răng tự tróc hay không? Nếu bạn cũng là một trong số đó, cùng Kenshin đi tìm lời giải đáp nhé!
Bạn đang đọc: Có nên để vôi răng tự tróc không? Khi nào nên lấy vôi răng?
Vôi răng hay còn gọi là cao răng thường tích tụ ở chân răng, dưới viền nướu. Nếu nhiều quá, cao răng có thể còn xuất hiện ở mặt trong, thậm chí mặt ngoài răng. Trong hầu hết các trường hợp, mảng bám cao răng cần loại bỏ bằng các dụng cụ, thiết bị chuyên nghiệp ở phòng khám nha khoa. Nhưng cũng có trường hợp cao răng tự vỡ. Vì thế nên nhiều người thắc mắc có nên chờ vôi răng tự tróc để khỏi phải đi lấy cao răng hay không.
Contents
Vôi răng hình thành thế nào?
Trước khi giải đáp thắc mắc khi nào vôi răng sẽ tự tróc, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vôi răng được hình thành theo cách nào nhé!
Cao răng hay vôi răng là “sản phẩm” của quá trình dài các mảng bám được tích tụ quanh răng. Mảng bám răng không ngừng được “bồi đắp” qua quá trình chúng ta ăn uống hàng ngày. Những mảng bám này có thể tích tự trong viền nướu, chân răng, thân răng. Các acid, khoáng chất trong nước bọt, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ khiến các mảng bám này bị vôi hóa. Khi đó, chúng sẽ có kết cấu cứng, bám chặt và khó loại bỏ khỏi răng bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường.
Theo phân tích, các nhà khoa học tìm thấy trong vôi răng có canxi photphat, canxi cacbonat, magie photphat, vi khuẩn đã chết bị khoáng hóa, protein khoáng hóa. Chúng sẽ dày lên, cứng hơn, đậm màu hơn từng ngày và có mùi hôi dẫn đến hiện tượng hôi miệng.
Cao răng được phân thành các loại khác nhau và mức độ cao răng được phân thành 4 cấp độ từ cấp độ 1 đến cấp độ 4. Ở cấp độ càng cao, cao răng càng nhiều, càng dày, càng cứng, càng đậm màu và càng tiềm ẩn nguy cơ gây viêm nha chu, chảy máu chân răng, làm hỏng men răng, gây tụt lợi, ảnh hưởng đến xương và mô giữ răng và làm tăng nguy cơ mất răng,… Ngoài ra, vôi răng nhiều và đậm màu gây mất thẩm mỹ, hôi miệng làm giảm sự tự tin của “khổ chủ”.
Vôi răng tự tróc khi nào?
Với kết cấu cứng và khả năng bám chắc như vậy, vôi răng có thể tự bong tróc được không? Thực tế, có đôi khi chúng ta cảm nhận rõ những mảnh, cụ nhỏ và cứng trong miệng mà không rõ chúng từ đâu mà có. Đó chính là những mảnh vôi răng tự tróc. Bản thân vôi răng có kết cấu cứng nhưng giòn do bị khoáng hóa, nên nếu chúng ta nhai phải vật cứng, đánh tăng mạnh, dùng tăm nước với lực xịt mạnh,… mảnh vôi răng cũng có thể rơi ra.
Tuy nhiên, đây chỉ là những mảnh vôi răng nhỏ. Chúng không thể tự bong cả mảng lớn và trả lại cho chúng ta một hàm răng sạch sẽ. Tại vị trí cao răng tự tróc, các mảng bám sẽ nhanh chóng được lấp đầy, bị khoáng hóa rồi hình thành cao răng mới. Cao răng tự tróc với người lớn không đáng lo ngại. Nhưng với trẻ em và người cao tuổi có thể gây sặc, hóc. Để có thể loại bỏ toàn bộ cao răng một cách an toàn, hiệu quả, chúng ta cần đến gặp nha sĩ để lấy cao răng bằng các thiết bị chuyên dụng.
Khi nào nên lấy vôi răng?
Khi vôi răng tự tróc là khi vôi răng đã tích tụ khá nhiều quanh thân răng của bạn. Nếu nhận thấy tình trạng này, bạn nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức để cạo vôi răng, tránh nguy cơ mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Ngoài ra, mỗi chúng ta nên duy trì thói quen lấy cao răng định kỳ.
Khó có thể trả lời chính xác khi nào bạn cần lấy cao răng. Vì mức độ tích tụ cao răng, thói quen vệ sinh răng miệng, tính chất nước bọt, thói quen ăn uống của mỗi người một khác nên mức độ tích tụ cao răng cũng khác nhau. Tuy nhiên, các nha sĩ khuyên răng ít nhất, chúng ta nên lấy cao răng 6 tháng một lần. Những người cao răng tích tụ nhiều có thể lấy cao răng khoảng 4 tháng một lần.
Càng trì hoãn việc lấy cao răng, cao răng tích tụ càng nhiều, càng dày, càng cứng, càng khó xử lý. Khi đó, thời gian lấy cao răng sẽ dài hơn, thao tác khó hơn, nguy cơ tổn thương nướu cao hơn. Sau khi lấy cao răng ở viền nướu, có thể bạn sẽ phải điều trị cả viêm nướu. Việc này sẽ gây tốn kém thêm chi phí.
Một số người thắc mắc tự lấy cao răng tại nhà có được không? Các cách lấy cao răng tại nhà thường sử dụng nước chanh, baking soda, muối. Tuy nhiên, những nguyên liệu này có thể loại bỏ các mảng bám thông thường. Còn với mảng bám đã bị khoáng hóa, chúng gần như không có tác dụng. Nếu thường xuyên áp dụng các cách này, bạn có thể làm chậm quá trình tích tụ và giảm tích tụ cao răng nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn cao răng đã có.
Tìm hiểu thêm: U nang buồng trứng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh
Sau khi lấy vôi răng cần lưu ý gì?
Vôi răng nên được cạo định kỳ. Sau khi lấy vôi răng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nếu cần điều trị viêm nướu sau khi lấy vôi răng, bạn cần điều trị hết liệu trình của nha sĩ chỉ định (thường từ 4 – 5 buổi chấm thuốc). Việc này sẽ giúp nướu nhanh bình phục, bám chắc vào chân răng giúp mảng bám thức ăn không thể len lỏi xuống viền nướu.
- Sau khi lấy cao răng, bạn có thể ăn uống bình thường sau khoảng 45 – 60 phút. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cho đến khi nướu phục hồi hoàn toàn.
- Sau khi cạo vôi răng, răng của bạn sẽ sáng bóng hơn. Để duy trì điều này, bạn không nên uống nước trà, cà phê hay hút thuốc lá. Đây chính là những thủ phạm khiến men răng và cao răng đậm màu.
- Hạn chế dùng đồ ăn, thức uống nhiều đường cũng là cách hạn chế tích tụ cao răng.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đủ 2 lần mỗi ngày. Nếu có thể, bạn nên dùng tăm nước để loại bỏ mảng bám thức ăn một cách hiệu quả nhất.
- Dùng nước súc miệng diệt khuẩn, kem đánh răng chứa flour cũng là một cách để giảm hình thành mảng bám và bảo vệ răng miệng.
- Thi thoảng bạn có thể dùng baking soda, muối kết hợp giấm và kem đánh răng để răng được làm sạch kỹ càng hơn.
- Không nên tự dùng vật sắc nhọn để lấy cao răng tại nhà. Việc này dễ gây chảy máu và làm tổn thương lợi và khoang miệng.
>>>>>Xem thêm: Các loại hạt giảm cân siêu hiệu quả mà bạn nhất định nên thử
Tóm lại, vôi răng tự tróc cảnh báo tình trạng cao răng đã ở mức độ nặng cần xử lý sớm. Tốt nhất, bạn nên xây dựng thói quen lấy cao răng định kỳ 4 – 6 tháng 1 lần. Và để tránh tình trạng đau nhức, chảy máu chân răng, tổn thương nướu răng, hãy đến những cơ sở nha khoa uy tín bạn nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể