Thay đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương pháp giúp khắc phục những tổn thương nghiêm trọng do bệnh lý thoát vị đĩa đệm gây ra. Để hiểu rõ hơn hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết nhé
Bạn đang đọc: Có nên thay đĩa đệm cột sống thắt lưng hay không? Cần lưu ý điều gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức dây thần kinh, tê bì, vì vậy cần chữa trị sớm để khắc phục tình trạng này.
Contents
Tìm hiểu phương pháp thay đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thay đĩa đệm cột sống thắt lưng là một loại phẫu thuật được áp dụng để điều trị phần đĩa đệm cột sống đã bị hư hại. Đồng thời còn cải thiện tình trạng đau nhức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Phương pháp này được chỉ định điều trị sau 6 tháng và tương đối mới so với những cách điều trị cũ.
Phương pháp thay đĩa đệm cột sống thắt lưng sử dụng đĩa đệm kim loại hoặc có sự kết hợp với hợp kim cùng một loại nhựa đặc biệt. Có thể nói, cách điều trị này như một cuộc đại phẫu vì người bệnh sẽ được gây mê toàn thân và cần ở lại bệnh viện một vài ngày để bác sĩ theo dõi và hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu.
Có nên phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng không?
Theo các chuyên gia cho biết, đĩa đệm có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, chúng mang đến công dụng như: Giảm xóc, tạo điều kiện cho những đốt sống khác chuyển động linh hoạt và tạo khoảng cách,… Tuy nhiên, khi đĩa đệm không thực hiện được vai trò của mình do nguyên nhân thoái hóa, chấn thương hoặc cấu tạo bất thường sẽ gây ra tình trạng đau nhức dữ dội. Tốt nhất, khi gặp phải tình huống này, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định xem có nên phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng không.
Tìm hiểu thêm: Những thông tin quan trọng bạn cần biết về thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ
Như đã chia sẻ, không phải ai cũng phù hợp để phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng. Chính vì vậy, bạn cần chú ý những khuyến nghị sau đây:
- Đau lưng do 1 hoặc 2 đĩa đệm tại cột sống lưng dưới;
- Người bệnh không có bệnh lý phức tạp liên quan đến khớp hoặc chèn ép dây thần kinh;
- Không thừa cân;
- Chưa từng phẫu thuật cột sống trước đó;
- Không bị cong vẹo cột sống hoặc dị tật về xương khớp.
Theo ghi nhận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA, việc sử dụng đĩa đệm nhân tạo giúp duy trì chuyển động cột sống, đồng thời còn giảm nguy cơ mắc bệnh đốt sống liền kề. Ngoài ra, với những kỹ thuật hiện đại nên phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng có thời gian phục hồi tương đối ngắn, cho nên bệnh nhân sẽ sớm hoạt động lại bình thường.
Lợi ích của việc thay đĩa đệm cột sống thắt lưng
Việc thay đĩa đệm cột sống thắt lưng theo các chuyên gia cho biết phương pháp này mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh, cụ thể như sau:
- Duy trì độ ổn định, sự chuyển động linh hoạt của cột sống;
- Giảm khả năng thoái hóa đốt sống liền kề;
- Loại bỏ các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến ghép xương nên được sử dụng trong phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm và cố định cột sống cổ lối trước;
- Thời gian phục hồi ngắn, bệnh nhân hoạt động lại bình thường sau vài tuần;
- Người bệnh có thể chạy bộ sau 3 tháng hoặc chơi một số bộ môn thể thao vừa sức khác.
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm thì các chuyên gia sẽ chỉ định chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm máu, chụp cắt lớp vi tính CT. Qua những phương pháp này, bác sĩ sẽ xác định được mức độ của cơn đau lưng và quyết định xem liệu pháp nào phù hợp với bạn.
Thay đĩa đệm cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?
Nhiều người phân vân về việc thay đĩa đệm cột sống thắt lưng có nguy hiểm không thì được biết, phương pháp này cũng tương tự như các cuộc phẫu thuật khác vì sẽ có một số rủi ro nhất định như:
- Nhiễm trùng đĩa đệm hoặc những vùng xung quanh.
- Đĩa đệm nhân tạo có thể dịch chuyển về phía trước hoặc sau cột sống.
- Những nơi không được cấp giấy phép hoạt động có thể gây ra nhiều rủi ro cho bệnh nhân như gãy hay vỡ đĩa đệm.
- Các mảnh nhựa hoặc kim loại cấy ghép bị vỡ sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
- Một số đoạn cột sống liền kề đĩa đệm được cấy ghép phải chịu nhiều áp lực, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Hẹp ống sống do bị gãy xương.
- Cứng cột sống ở thắt lưng nếu không thường xuyên tập vật lý trị liệu.
- Dễ hình thành máu đông do nằm nhiều.
Đối với những người hợp bị nhiễm trùng sau khi thay đĩa đệm bạn buộc phải phẫu thuật lại lần nữa. Bên cạnh đó, tùy vào từng tình trạng sức khỏe của mỗi người mà xuất hiện những rủi ro khác. Chính vì vậy, chuyên gia khuyến cáo bạn nên trao đổi chi tiết với bác sĩ về rủi ro và lợi ích trước khi thực hiện.
Những điều cần lưu ý sau khi thay đĩa đệm cột sống thấy lưng
Thay đĩa đệm cột sống thắt lưng được xem là một cuộc đại phẫu, chính vì vậy bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để phòng những biến chứng nguy hiểm trước và sau khi điều trị.
- Sau khi thay đĩa đệm nhân tạo, bạn nên hạn chế ngồi quá nhiều, thay vào đó nên nghỉ ngơi để giảm đau, đặc biệt 4 ngày đầu sau phẫu thuật không nên đứng hay ngồi lâu.
- Không tự ý lái xe mà hãy chọn nơi điều trị bệnh gần nhà để thuận tiện di chuyển.
- Vừa mới phẫu thuật xong không nên vận động mạnh trong khoảng 2 – 4 tuần đầu, ngoài ra bạn không nên uốn cong người, nằm nghiêng hoặc mang vác vật nặng trên 2,5kg.
- Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, uống đủ nước để cơ thể hồi phục nhanh chóng.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.
- Nếu có dấu hiệu bất thường như đau nhức nhiều ngày, chảy dịch, ớn lạnh, sốt cao, đau chân, đau tức ngực, bạn nên đến bệnh viện để được hỗ trợ.
>>>>>Xem thêm: Ăn rau gì giảm mụn và tốt cho làn da?
Thay đĩa đệm nhân tạo cột sống thắt lưng thường cải thiện những vấn đề về đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị cao thì bệnh nhân nên tuân theo những lời khuyên của bác sĩ nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể