Cửa mình là gì? Một số thông tin bạn nên biết về cửa mình

Cửa mình là một bộ phận trên cơ thể người phụ nữ và có tên gọi khác là âm hộ. Để tìm hiểu thêm các thông tin khác liên quan đến cửa mình, Kenshin mời bạn tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Cửa mình là gì? Một số thông tin bạn nên biết về cửa mình

Cửa mình hay âm hộ nữ giới là bộ phận rất nhạy cảm, cần có cách chăm sóc và bảo vệ đúng cách để tránh viêm nhiễm và bệnh phụ khoa. Trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu các thông tin liên quan đến cửa mình.

Cửa mình là gì?

Khi lần đầu nghe đến cửa mình, đa số mọi người đều có chung câu hỏi cửa mình là gì. Cửa mình thực chất là một tên gọi khác của âm hộ ở nữ giới. Khác với âm đạo, cửa mình hay âm hộ không nằm sâu bên trong và có diện tích lớn hơn, cấu tạo cũng có nhiều sự khác biệt.

Cửa mình bao gồm rất nhiều bộ phận cấu thành nên. Đây là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh sản cũng như sức khỏe tình dục ở chị em phụ nữ, vì vậy cửa mình rất nhạy cảm và cần có cách chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng.

Cửa mình là gì? Một số thông tin bạn nên biết về cửa mình 1

Cửa mình hay còn gọi là âm hộ của nữ giới, gồm nhiều bộ phận khác

Bé gái đến độ tuổi dậy thì sẽ có những thay đổi nhất định ở cửa mình, hay còn gọi là âm hộ. Hormone estrogen sẽ được sản sinh nhiều hơn khi bước vào giai đoạn này, từ đó gây ra sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, làm xuất hiện lông ở bộ phận sinh dục nữ.

Theo thời gian phát triển, phần lông này sẽ dài và nhiều hơn để bảo vệ cửa mình nói riêng và vùng nhạy cảm nói chung. Ngoài ra, hormone thay đổi còn dẫn đến nhiều sự biến chuyển khác ở cửa mình.

Cửa mình gồm những gì?

Như bạn đã biết, cửa mình gồm có nhiều bộ phận cấu thành, trong đó có 4 bộ phận chính là gò, môi, âm vật và cổng. Cụ thể mỗi bộ phận trong cửa mình như sau:

Gò âm hộ: Gò hay gò xương âm hộ là vùng nền, có cấu tạo từ mô và mỡ nên khá mềm. Khi tuổi dậy thì qua đi, lông mu xuất hiện bên trên gò và dần bao phủ bộ phận này. Đây cũng được coi là bộ phận rất quan trọng trong việc bảo vệ âm đạo và cửa mình.

Môi âm hộ: Gò âm hộ tạo thành 2 mép gấp gọi là môi âm hộ. Môi có 2 loại là môi trong và môi ngoài, mỗi loại đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau đối với âm đạo và cửa mình. Môi ngoài có kích thước lớn hơn và được bao phủ bởi một lớp lông mu mỏng. Trong khi đó, môi trong có kích thước nhỏ, nằm sát bên âm đạo. Đến độ tuổi dậy thì, môi âm hộ cũng là bộ phận có sự thay đổi và giữ vai trò quan trọng trong cơ quan sinh sản.

Âm vật: Đây là bộ phận rất nhạy cảm trong cửa mình, còn được biết đến là cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới. Âm vật có rất nhiều các đầu mút thần kinh và tạo nên các xác cảm tình dục khi phụ nữ quan hệ. Bộ phận này của cửa mình cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm, bệnh phụ khoa.

Cổng âm hộ: Cổng âm hộ (cửa mình) gồm có 2 phần chính là ống niệu đạo dùng để thải nước tiểu từ bàng quang ra ngoài và lỗ âm đạo dẫn trực tiếp đến âm đạo bên trong. Tại cổng âm hộ, chức năng bài tiết nước tiểu được thực hiện qua ống niệu đạo.

Chức năng chính của cửa mình

Như bạn đã biết, cửa mình chính là âm hộ. Đây là cơ quan giữ vai trò rất quan trọng trong chức năng sinh sản và sinh lý của nữ giới. Cửa mình sẽ giúp che chắn, đồng thời bảo vệ cơ quan sinh sản khác như môi bé, môi lớn, âm đạo, âm vật, tử cung.

Tìm hiểu thêm: Retinol có trị mụn không? Công dụng của Retinol

Cửa mình là gì? Một số thông tin bạn nên biết về cửa mình 2
Chức năng của cửa mình là bảo vệ âm đạo và tử cung bên trong

Cấu tạo của cửa mình là trung tâm của hệ thống cơ quan sinh sản ở phụ nữ, đây cũng là nơi giúp nữ giới có thể đạt khoái cảm khi quan hệ tình dục. Khi được kích thích, âm hộ sẽ gửi tín hiệu đến não bộ, sau đó truyền xuống các tuyến nhờn, tuyến dịch âm đạo, từ đó chất nhờn được tiết ra, hỗ trợ quá trình quan hệ tình dục trơn tru, thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, các tuyến nhờn này còn được tiết ra từ chính âm hộ để làm sạch vùng kín, ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển và gây bệnh phụ khoa, góp phần bảo vệ âm đạo luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.

Cách chăm sóc cửa mình đúng cách

Chăm sóc cửa mình đúng cách không chỉ giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa mà còn giúp chị em phụ nữ tự tin, khỏe mạnh hơn đấy. Để giữ vùng cửa mình luôn ở trạng thái tốt nhất, sạch sẽ và khỏe mạnh, bạn nên lưu ý những điều sau:

Ăn uống lành mạnh

Nhiều người cho rằng chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nên chưa thực sự chú tâm đến tầm quan trọng của ăn uống lành mạnh. Trong khi đó, dinh dưỡng hàng ngày có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vùng cửa mình nói riêng và vùng kín nói chung.

Để cửa mình luôn khỏe mạnh và hạn chế viêm nhiễm, bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt, cá tươi, thịt gà,… trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, một số chuyên gia cũng khuyến khích chị em nên ăn thêm sữa chua để bổ sung lợi khuẩn.

Quan hệ tình dục an toàn

Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn bảo vệ cửa mình an toàn trước các vấn đề viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn là bệnh lây qua đường tình dục. Lối sống tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ,… là những lưu ý giúp bạn bảo vệ vùng cửa mình sạch sẽ, an toàn.

Cửa mình là gì? Một số thông tin bạn nên biết về cửa mình 3

>>>>>Xem thêm: Cách giảm sưng khi tái tạo da an toàn và hiệu quả

Quan hệ tình dục an toàn giúp cửa mình giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Vệ sinh sạch sẽ

Một yếu tố nữa cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín, đó là cách vệ sinh và tần suất vệ sinh vùng kín. Bạn nên tiến hành vệ sinh vùng cửa mình mỗi ngày khi tắm bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn, thành phần lành tính và độ pH phù hợp.

Khám phụ khoa định kỳ

Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để tầm soát bệnh lý, kịp thời có phương án điều trị, xử lý từ sớm, hạn chế biến chứng lâu dài. Ngoài ra nếu đang có bệnh phụ khoa, viêm nhiễm,… bạn cũng nên đi khám thường xuyên để điều trị dứt điểm, giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung do bệnh phụ khoa tái lại nhiều lần.

Mong rằng qua bài viết trên đây từ Kenshin đã giúp bạn hiểu hơn về cửa mình. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở cơ quan này như tiểu buốt, tiểu ra mủ, khí hư có màu, mùi lạ, ngứa ngáy liên tục,… bạn nên đến bệnh viện và thăm khám tại khoa phụ sản để tìm ra nguyên nhân.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *