Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Đau cơ xơ hóa là tình trạng phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được đầy đủ nguyên nhân gây ra nó, nhưng nhìn chung những người mắc chứng rối loạn này có độ nhạy cảm cao với cơn đau. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

Hiện nay vẫn chưa tìm được cách chữa trị chứng đau cơ xơ hóa cụ thể, nhưng các bác sĩ và nhà nghiên cứu có thể giúp kiểm soát và điều trị các triệu chứng. Điều trị thường bao gồm sự kết hợp giữa tập thể dục hoặc các liệu pháp vận động khác. Ngoài ra, liệu pháp tâm lý và hành vi cũng như dùng thuốc.

Đau cơ xơ hóa được hiểu như thế nào?

Đau cơ xơ hóa là một chứng rối loạn mãn tính gây nhức và đau khắp cơ thể, bên cạnh đó còn gây khó ngủ và mệt mỏi. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là phụ nữ ở độ tuổi 30 – 50.

Có 18 điểm dùng để xác định đau cơ xơ hóa và được nhóm thành từng cặp. Bệnh lý này chủ yếu tạo ra cơn đau ở xương ức trên xương sườn. Phía trên lồng ngực thì các điểm áp lực đau chạm đến xương ngực trên. Vì thế đây còn thường được gọi là bệnh viêm xương ức. Người bệnh cũng có thể bị đau ở cánh tay và vai.

Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị 2

18 vị trí hay đau của đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa sẽ có triệu chứng như thế nào?

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của tình trạng đau cơ xơ hóa.

Những triệu chứng chính

  • Bị đau dai dẳng: Người bị đau cơ xơ hóa sẽ cảm thấy đau dai dẳng ở các cơ. Chính vì thế họ sẽ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, khó chịu khắp cơ thể và thiếu ngủ.
  • Rối loạn giấc ngủ và không yên chân: Từ việc cơn đau diễn ra kéo dài dẫn đến chất lượng chất ngủ giảm sút, trằn trọc cả đêm không thể đi vào giấc ngủ. Người bị mắc bệnh này dễ rơi vào hội chứng chân không yên, chứng ngưng thở khi ngủ,… dẫn đến gián đoạn giấc ngủ. Hơn thế nữa, người bệnh cũng sẽ có cảm giác như bị kiến bò trên chân vào ban đêm sau đó vì sự khó chịu quá mức này người bệnh sẽ không thể ngủ nữa và muốn di chuyển liên tục cuối cùng là dẫn đến mất ngủ.
  • Xuất hiện điểm kích hoạt đau: Các điểm đó bao gồm khuỷu tay, đầu gối, sau đầu, hông, vai. Khi nhấn vào các vị trí này sẽ cảm thấy đau nhức. Đôi khi cả 18 điểm kích hoạt đau cùng gây đau. Để chuẩn đoán được bệnh đau cơ xơ hóa bác sĩ sẽ dựa vào các điểm này.
  • Đau hàm và đau nửa đầu: Người bị đau cơ xơ hóa thường bị đau nửa đầu với tính chất đau nhói. Một số người bệnh trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh và ánh sáng nên phải nằm trong phòng tối mới có cảm giác đỡ đau đầu. Người bệnh cũng có khả năng gặp hội chứng khớp thái dương hàm gây đau vùng quai hàm. Những người mắc hội chứng này thường thấy răng hàm của mình phát ra tiếng kêu lộp bộp hoặc lục cục mỗi khi đóng mở miệng.
  • Hội chứng não sương mù: Khi bị mắc triệu chứng này người bệnh sẽ khó ghi nhớ, khó tập trung, lú lẫn,… đây được cho là có liên quan đến tình trạng thiếu oxy đến các mô của não.

Tìm hiểu thêm: Trị rạn da sau sinh bằng nghệ tươi: Chi tiết A – Z

Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị 3
Người bệnh sẽ cảm thấy thấy cơn đau lan tỏa, kéo dài và không có giới hạn rõ vùng đau

Những triệu chứng khác có khả năng xảy ra

  • Cứng cơ và khớp;
  • Nhói nhẹ khi chạm vào;
  • Tê hoặc ngứa ran ở cánh tay và chân;
  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, mùi và nhiệt độ;
  • Các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi hoặc táo bón.

Nguyên nhân nào dẫn đến đau cơ xơ hóa?

Những nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa vẫn chưa được làm rõ, một số nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng rối loạn này có độ nhạy cảm cao với cơn đau, do đó họ cảm thấy đau trong khi những người khác thì không. Những thay đổi này cũng có thể góp phần gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và các vấn đề về nhận thức mà nhiều người mắc chứng rối loạn này gặp phải.

Đây là hội chứng có xu hướng di truyền nhưng ít ai biết chắc chắn về các gen cụ thể liên quan. Các nhà nghiên cứu tin rằng các yếu tố môi trường (không di truyền) cũng đóng một vai trò trong nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Những yếu tố kích hoạt môi trường này có thể bao gồm việc mắc một căn bệnh gây đau, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm.

Đau cơ xơ hóa được điều trị như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa tìm ra cách đặc trị đau cơ xơ hóa nhưng vẫn có những phương pháp điều trị giúp giảm triệu chứng và làm cho tình trạng bệnh trở nên dễ chịu hơn. Xu hướng điều trị phối hợp như là thay đổi lối sống, tích cực tham gia tập thể dục và kỹ thuật thư giãn, kiểm soát căng thẳng cũng như kết hợp với sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, tập thể dục sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho người bệnh đau cơ xơ hóa, nổi bật nhất là hiệu quả giảm đau.

Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị 4

>>>>>Xem thêm: Có nên dùng tròng kính đổi màu thường xuyên không?

Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao sẽ giảm bớt triệu chứng và cơn đau

Bài viết trên đây đã đem đến cái nhìn tổng quan về căn bệnh đau cơ xơ hóa. Hiểu về bệnh có thể giúp bạn tìm thấy cách để đối phó với chúng. Việc làm này cũng nên mở rộng đến gia đình và bạn bè của bạn để kịp thời thăm khám chữa trị tránh những di chứng về sau.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *