Đau trong tai khi nhai là dấu hiệu của bệnh gì? Đây có phải bệnh nguy hiểm?

Nhiều người cảm nhận thấy đau trong tai khi nhai gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Vậy nhai nghe thấy tiếng ồn trong tai là triệu chứng của bệnh gì? Và cách cải thiện như thế nào?

Bạn đang đọc: Đau trong tai khi nhai là dấu hiệu của bệnh gì? Đây có phải bệnh nguy hiểm?

Đau tai trong khi nhai không phải là vấn đề hiếm gặp. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời bạn theo dõi tiếp thông tin ở bài viết dưới.

Đau trong tai khi nhai là dấu hiệu của bệnh gì?

Viêm ống tai ngoài

Viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm cấp tính hoặc mãn tính của lớp da che phủ ống tai ngoài. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Nguyên nhân gây bệnh viêm ống tai ngoài rất đa dạng nhưng chủ yếu là do thói quen dùng tay chọc ngoáy tai hay dùng dụng cụ hoặc do môi trường ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm nhiễm. Ngoài triệu chứng khi nhai thấy có tiếng kêu, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như ngứa, đau tai, sốt hoặc nghe không rõ,…

Đau trong tai khi nhai là dấu hiệu của bệnh gì? Đây có phải bệnh nguy hiểm? 1 Đau trong tai khi nhai là tình trạng viêm lớp da bên ngoài ống tai

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm và tổn thương tai giữa. Đó là do vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Đau tai là một triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa. Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác như chảy mủ tai, đau họng, có tiếng ồn trong tai khi nhai, nghe kém,…

Tắc vòi nhĩ

Tắc ống vòi nhĩ là một biến chứng do nhiễm trùng vùng mũi họng. Bệnh thường biểu hiện bằng các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực hoặc có tiếng ồn trong tai khi nhai. Việc tắc vòi nhĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến cơ quan thính giác khác hoặc dẫn đến điếc.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Ngoài các bệnh được liệt kê ở trên, triệu chứng khi nhai nghe thấy tiếng thường liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh thường có những biểu hiện thoáng qua và không rõ ràng.

Viêm VA

VA là một cơ quan miễn dịch có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng và tổn thương phổi. Tuy nhiên, cơ quan này có thể bị viêm do hậu quả của các bệnh tai mũi họng lâu ngày như viêm amidan, viêm tai giữa,… Triệu chứng này thường xảy ra khi nhai, nuốt hoặc giao tiếp. VA thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, trong trường hợp VA quá to và gây khó thở, bác sĩ sẽ tiến hành nạo VA để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Tìm hiểu thêm: Cách dạy bé học chữ cái bằng hình dễ nhớ nhất

Đau trong tai khi nhai là dấu hiệu của bệnh gì? Đây có phải bệnh nguy hiểm? 2 Đau tai khi nhai có thể là do viêm tai giữa lâu ngày dẫn đến viêm VA

Khi nhai nghe thấy tiếng có phải bệnh nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, đôi khi có tiếng ồn trong tai khi bạn nhai, đây là biểu hiện bình thường. Nhưng nếu bạn nghe thấy tiếng lách cách mỗi khi nhai hoặc nói, không kèm theo các dấu hiệu khác. Bạn cũng đừng quá lo lắng, vì nguyên nhân gây ra tiếng ồn có thể là do ráy tai khô, các mảnh vụn rơi ra trong ống tai hoặc thậm chí có dị vật chui vào ống tai vì những lý do khách quan.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tiếng kêu khi nhai kèm theo ù tai, chảy mủ, đau tai hoặc nghe kém,… thì bạn nên cẩn thận vì rất có thể bạn đang mắc một trong các bệnh lý kể trên. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao càng sớm càng tốt.

Làm thế nào để cải thiện tiếng kêu trong tai khi nhai

Để cải thiện tình trạng khi nhai gây ù tai, bạn có thể áp dụng các cách sau để thoải mái hơn:

  • Nhai kẹo cao su: Nếu bạn chỉ cảm thấy tai có những tiếng kêu khó chịu, hãy nhai ngay một miếng kẹo cao su. Khi nhai kẹo cao su, khoang miệng của bạn tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường, hành động này còn có tác dụng kích hoạt vòi nhĩ, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Thở ra bằng tai: Đây là một phương pháp đã được thử nghiệm và kiểm chứng để trị ù tai, cụ thể như sau: Bịt lỗ mũi và hít thở từ từ không khí qua miệng. Sau đó, vẫn bịt mũi, dùng sức ở cổ họng và cơ má để tống hết không khí vừa hít vào qua tai.
  • Chải đầu: Bạn dùng 10 ngón tay để chải tóc từ trước ra sau. Đối với vị trí tai, dùng lòng bàn tay che bên ngoài tai, sau đó xoa từ ngoài tai vào má khoảng 100 lần, bạn sẽ thấy hiện tượng ù tai giảm đi đáng kể.
  • Dùng tay kéo tai: Bạn vòng tay qua đầu rồi dùng ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa nhấc tai lên. Làm như vậy 100 lần sau đó đổi tay. Động tác này giúp giảm thiểu tiếng ồn trong tai một cách hiệu quả.
  • Ngáp: Ngáp là hoạt động bình thường mà ai cũng làm hằng ngày, ngáp là dấu hiệu của cơn buồn ngủ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ngáp còn có tác dụng giảm ù tai.
  • Chườm lạnh: Nếu cảm thấy các triệu chứng đau tai quá khó chịu, bạn có thể chườm lạnh lên tai khoảng 10 – 15 phút, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chườm ấm: Sử dụng vải ấm chườm lên tai trong 20 phút có thể giúp giảm đau tai tạm thời. Mặc dù nhiệt độ mát mẻ có thể giúp giảm đau và giảm sưng, nhưng chườm ấm giúp thư giãn cơ và cải thiện lưu thông máu.
  • Tỏi: Allicin trong tỏi là một hợp chất chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể ăn tỏi sống, tỏi nướng hoặc thêm nguyên liệu này vào các món ăn hằng ngày.
  • Thuốc nhỏ tai: Thuốc nhỏ tai là thuốc không kê đơn, có thể hiệu quả đối với một số người. Nhiều loại thuốc không kê đơn không nên dùng cho những người bị thủng màng nhĩ, đã phẫu thuật hoặc đặt ống tai,…

Đau trong tai khi nhai là dấu hiệu của bệnh gì? Đây có phải bệnh nguy hiểm? 3

>>>>>Xem thêm: Sẹo lồi màu trắng có chữa khỏi được không?

Có nhiều cách cải thiện đau tai khi nhai và nhai kẹo cao su là cách đơn giản nhất

Bài viết trên đã đưa ra một số bệnh lý liên quan đến tình trạng đau trong tai khi nhai. Tuy nhiên việc xác định nguyên nhân thông qua quan sát và chẩn đoán lâm sàng có thể không đúng. Do đó cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để biết được nguyên nhân chính xác và có cách điều trị cụ thể.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *