Dị ứng vật nuôi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng vật nuôi là bệnh có thể gặp ở bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để xử lý?

Bạn đang đọc: Dị ứng vật nuôi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng vật nuôi là một phản ứng dị ứng với protein được tìm thấy trong các tế bào da, nước bọt hoặc nước tiểu của động vật. Khi mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ có những triệu chứng khó chịu như: Nổi mẩn, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi,…

Nguyên nhân gây dị ứng thú cưng

Hệ thống miễn dịch sản sinh các protein gọi là kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân không mong muốn. Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất lạ như: Nấm mốc, phấn hoa, vảy da thú cưng,… tạo nên phản ứng viêm. Việc tiếp xúc kéo dài hoặc thường xuyên với dị nguyên có thể gây nên tình trạng viêm đường thở mãn tính liên quan đến hen suyễn.

Một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất đến từ lông chó hoặc lông mèo. Chất gây dị ứng từ hai loài vật này được tìm thấy ở các tế bào da, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu. Bên cạnh đó, nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với những loài thú nuôi gặm nhấm như chuột và chuột lang, bạn sẽ có nguy cơ mắc dị ứng đến từ tóc, vẩy, nước tiểu và nước bọt của chúng.

Dị ứng vật nuôi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tiếp xúc vật nuôi có thể gây dị ứng

Dị ứng vật nuôi gây ra những triệu chứng gì?

Khi mắc bệnh dị ứng thú nuôi, bạn sẽ gặp phải những biểu hiện sau:

  • Hắt hơi, sổ mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Ngứa mũi, cổ họng hoặc vòm miệng.
  • Ngứa, đỏ hoặc chảy nước mắt.
  • Ho.
  • Tăng áp lực và đau ở mặt.
  • Khó thở, đau tức ở ngực.
  • Thở rít hoặc khò khè.
  • Khó ngủ do ho hoặc khó thở.
  • Các triệu chứng ở da: Phát ban, chàm, ngứa.

Khi gặp các dấu hiệu như: Chảy nước mũi, hắt hơi, nhiều người thường phân vân không biết bị dị ứng hay cảm lạnh thông thường. Bạn hãy lưu ý rằng, nếu triệu chứng kéo dài hơn hai tuần, rất có thể bạn đã bị dị ứng.

Dị ứng vật nuôi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mẩn ngứa là biểu hiện phổ biến của dị ứng

Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng dị ứng vật nuôi?

Bác sĩ sẽ khai thác tình trạng, biểu hiện bệnh cũng như soi lớp niêm mạc bên trong hốc mũi. Nếu lớp niêm mạc bị sưng hoặc có màu tái nhợt/xanh nhạt, rất có thể bạn đã bị dị ứng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán.

  • Thử nghiệm dị ứng da: Nhằm xác định nguyên nhân gây dị ứng bằng cách đâm vào bề mặt da một lượng nhr các chất chiết xuất gây dị ứng tinh khiết bao gồm các chiết xuất từ protein động vật. Sau 15 phút nếu phát hiện một vết sưng màu đỏ, ngứa trên vùng da đó, bạn sẽ được xác định là bị dị ứng.
  • Xét nghiệm máu: Tìm các kháng thể gây dị ứng cũng như độ nhạy cảm với những chất gây dị ứng phổ biến, bao gồm các loại động vật khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Nghiệm pháp lasegue ứng dụng trong chẩn đoán hội chứng thắt lưng – hông

Dị ứng vật nuôi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Xét nghiệm máu là cần thiết để phục vụ việc chẩn đoán

Cách điều trị tình trạng dị ứng vật nuôi

Các triệu chứng của loại dị ứng này có thể được kiểm soát tốt thông qua các phương pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi

Việc đầu tiên bạn cần làm đó là tránh xa các động vật gây dị ứng. Khi bạn giảm tần suất tiếp xúc với chúng, những phản ứng dị ứng sẽ xảy ra ít nghiêm trọng hoặc ít thường xuyên hơn.

Sử dụng thuốc

Ngoài việc hạn chế tiếp xúc với dị nguyên, bạn có thể cần sử dụng đến một số loại thuốc để cải thiện các triệu chứng dị ứng. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng

  • Thuốc kháng histamin: Làm giảm sản xuất các hóa chất của hệ miễn dịch đang kích hoạt một phản ứng dị ứng. Từ đó giúp giảm hắt hơi, chảy mũi. Một số loại thuốc tham khảo gồm: Azelastine, Olopatadine (thuốc xịt mũi), Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine (viên nén), Levocetirizine, Desloratadine (dạng siro cho trẻ em).
  • Corticosteroid dạng xịt mũi: Giảm viêm, kiểm soát các triệu chứng: Flonase Allergy Relief, Mometasone Furoate (Nasonex), Triamcinolone (Nasacort Allergy 24 giờ) và Ciclesonide (Omnaris).

Rửa mũi thường xuyên

Bạn có thể sử dụng dụng cụ rửa mũi cùng dung dịch nước muối pha loãng sẵn để làm loãng chất nhầy đặc quánh cũng như rửa sạch các xoang. Sau mỗi lần sử dụng, hãy rửa sạch thiết bị rửa mũi và để khô ráo.

Dị ứng vật nuôi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Không nặn mụn có tự hết không?

Nên chọn các loại muối sinh lý bán sẵn ngoài quầy thuốc

Thực hiện liệu pháp miễn dịch

Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các liệu pháp miễn dịch giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên ít nhạy cảm với dị nguyên. Với phương pháp này, bạn cần thực hiện tiêm các mũi tiêm dị ứng với tần suất 1 – 2 mũi/tuần. Những lần tiêm này giúp cơ thể bạn tiếp xúc lượng rất nhỏ của chất gây dị ứng. Liều tiêm được tăng dần lên trong khoảng 4 – 6 tháng và cần được nhắc lại mỗi bốn tuần trong 3 – 5 năm. Phương pháp này thường được áp dụng nếu đã điều trị bằng những phương thức đơn giản khác không hiệu quả.

Một số phương pháp phòng tránh dị ứng vật nuôi

  • Tránh để vật nuôi ở trong phòng ngủ.
  • Thường xuyên lau chùi, vệ sinh nhà cửa (đeo khẩu trang lúc hút bụi).
  • Nếu sử dụng thảm, hãy chọn loại mỏng và giặt thường xuyên.
  • Thay quần áo, vệ sinh sạch sẽ nếu tiếp xúc lâu với vật nuôi.
  • Lắp máy lọc không khí để loại bỏ chất gây dị ứng.
  • Tắm cho vật nuôi đều đặn hàng tuần.

Nhìn chung, dị ứng vật nuôi không phải là bệnh quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những triệu chứng như: Mũi hoàn toàn bị tắc nghẹt, khó thở, thở bị hụt hơi, khó ngủ, thở khò khè, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

  • Dị ứng dưa hấu là gì? Cần phải làm gì khi bị dị ứng dưa hấu?
  • Dị ứng hạt Quinoa nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *