Nhọt ống tai ngoài là bệnh lý ở tai thường gặp vào mùa hè do tụ cầu khuẩn gây ra. Nhọt ống tai ngoài có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm và đúng cách. Do đó, lựa chọn cách điều trị nhọt ống tai ngoài phù hợp với từng giai đoạn và tình trạng bệnh chính là yếu tố then chốt.
Bạn đang đọc: Điều trị nhọt ống tai ngoài an toàn và hiệu quả theo từng giai đoạn
Ống tai ngoài nằm ở vị trí phía ngoài, giữa vành tai và màng nhĩ, là một trong 3 bộ phận quan trọng cấu thành nên tai. Ống tai ngoài có chứa các sợi lông nhỏ, các tuyến nhờn tạo ráy tai. Tại đây, có một lớp da dày bao quanh sụn, bên trong là một lớp da mỏng bao xương thái dương.
Là phần ở ngoài và tiếp xúc với môi trường nên tai ngoài rất dễ bị tổn thương. Trong đó, nhọt ống tai ngoài là tình trạng rất phổ biến, thường xảy ra vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao, không khí nóng ẩm chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhọt ống tai có thể gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị điều trị nhọt ống tai ngoài kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
Nhọt ống tai ngoài là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở trẻ em
Contents
Tìm hiểu về nhọt ống tai ngoài
Nhọt ống tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở ống tai, phần lớn nguyên nhân là do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến bã nhờn và nang lông ở ống tai ngoài. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác gây ra nhọt ống tai có thể kể đến như:
- Chấn thương do ngoáy tai không đúng cách, sử dụng vật cứng không được vô trùng gây xước da ống tai, vi khuẩn sẽ tấn công qua chỗ trầy xước này tạo thành viêm nhiễm.
- Viêm ở nang lông hoặc tuyến bã ở tai.
- Người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh tiểu đường.
Triệu chứng thường gặp của nhọt ống tai
Các triệu chứng điển hình dễ nhận biết của bệnh nhọt ống tai như:
- Đau tai, đau tăng cường độ khi nhai, ngáp, đau nhiều về đêm. Người bệnh thường đến khám với lý do đau rất nhiều ở tai, thậm chí lan ra các vùng lân cận như thái dương, cổ, gáy… khiến người bệnh mất ăn, mất ngủ. Vị trí nhọt càng sâu bên trong thì cảm giác đau càng tăng lên do da dính chặt vào sụn, kéo theo việc điều trị nhọt ống tai ngoài cũng khó khăn hơn.
- Khả năng nghe kém, thường kèm theo ù tai.
- Sưng tấy, sốt khi viêm tấy lan tỏa.
- Ống tai sưng đỏ ở giai đoạn đầu, đau khi chạm vào và sưng to dần lên khiến ống tai bị che lấp một phần, đầu nhọt có thể có mủ trắng khi sắp vỡ.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai phải làm sao?
Đau nhức tai là dấu hiệu đầu tiên khi bị nhọt ống taiNhọt ống tai có thể tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên,người bệnh không nên chủ quan với các nhọt to, đau nhiều bởi đây là tình trạng cần đến khám bác sĩ. Nếu không điều trị nhọt ống tai ngoài đúng cách, bệnh có thể diễn biến nặng hơn gây ra các biến chứng như viêm hạch sau tai và viêm hạch xung quanh tai.
Điều trị nhọt ống tai ngoài như thế nào?
Nhọt ống tai ở cả người lớn và trẻ em thường trải qua 3 giai đoạn của bệnh gồm giai đoạn sưng nề, giai đoạn chín và giai đoạn nhọt vỡ ra. Tùy thuộc triệu chứng và tình trạng bệnh thực tế để tìm ra cách điều trị nhọt ống tai phù hợp nhất.
Giai đoạn sưng nề
Trong giai đoạn này, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp vật lý như chườm nước nóng hoặc bôi cồn i-ốt. Cách này cũng giúp ích trong việc giúp tan nhọt.
Giai đoạn chín và vỡ
Trường hợp nhọt không thể tiêu đi sẽ dần xuất hiện đầu mủ trắng báo hiệu nhọt sắp vỡ. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định gây tê ở tai để chích rạch mủ. Đồng thời, tiếp tục sử dụng kháng sinh kèm thuốc nhỏ tai dùng tại chỗ theo đơn điều trị nhọt ống tai ngoài.
>>>>>Xem thêm: Đang uống kháng sinh có uống thuốc tẩy giun được không?
Điều trị nhọt ống tai ngoài bằng nhiều biện pháp khác nhau ở từng giai đoạn bệnhTrên thực tế có rất nhiều trường hợp nhọt tự vỡ ở nhà mà không cần làm thủ thuật chích rạch mủ ở cơ sở y tế. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị chảy nhiều dịch mủ ra ống tai và cần đến khám để được xử lý hút mủ, rửa tai, đồng thời xác định chính xác mủ do nhọt vỡ hay do bệnh lý khác.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh không nên tự nặn, chích nhọt tại nhà, bởi dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn, chích không đúng cách có thể khiến bệnh trầm trong hơn. Tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Các biện pháp phòng ngừa nhọt ống tai
Nhọt ở ống tai có thể lành và khỏi hẳn sau khi vỡ. Nhưng nó cũng có thể tái phát lại nhiều lần, và mọc lên bên cạnh vị trí cũ nếu người bệnh không chăm sóc tai cẩn thận. Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi điều trị nhọt ống tai ngoài, để phòng ngừa nhọt ống tai ngoài “quay trở lại”, người bệnh cần chú ý:
- Tái khám sau khi hết thuốc để kiểm tra tình trạng tai.
- Không tự ý ngoáy tai bằng tay hoặc vật cứng không vô trùng.
- Nên vệ sinh tai sạch sẽ mỗi ngày, thấm khô tai sau khi tắm hoặc đi bơi.
- Hạn chế lấy ráy tai ở quán cắt tóc, nơi không có chuyên môn y tế.
- Đi khám ngay nếu thấy xuất hiện triệu chứng bất thường, không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà theo đơn cũ.
- Tăng cường thực phẩm bổ dưỡng giúp tăng cường đề kháng, chống viêm, hỗ trợ quá trình điều trị.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn dễ gây dị ứng hoặc khiến tai thêm sưng tấy.
Nhọt ống tai ngoài tuy không nguy hiểm và việc điều trị nhọt ống tai ngoài cũng khá đơn giản tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách và kịp thời có thể để lại hậu quả khó lường. Chính vì thế, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của nhọt ống tai, người bệnh nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.
An An
Nguồn Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể