Tiêm phòng HPV là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vậy nữ giới bao nhiêu tuổi có thể tiêm và 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Độ tuổi nào nên tiêm HPV, 30 tuổi có nên tiêm HPV không?
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh gây tử vong cao ở nước ta. Đáng buồn là số lượng nữ giới mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao ở mức độ đáng báo động và tiêm phòng HPV là giải pháp ngăn ngừa bệnh lý này hữu hiệu nhất. Vậy độ tuổi nào có thể tiêm vắc xin HPV? 30 tuổi tiêm HPV được không? Mời quý độc giả cùng Kenshin tìm hiểu nhé!
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV có thực sự cần thiết?
Ung thư cổ tử cung là 1 trong 3 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ Việt Nam từ 15 – 45 tuổi. Có tới 80% số lượng nữ giới sẽ ít nhất nhiễm virus HPV 1 lần trong đời và trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 7 – 10 người chết vì căn bệnh này. Đáng buồn là không phải chị em nào cũng biết mình mắc bệnh và được can thiệp kịp thời bởi sự tấn công của virus này khá âm thầm, khó phát hiện.
Tiêm vắc xin ngừa virus HPV có thực sự cần thiết?
Sự tấn công của virus HPV không chỉ khiến các chị em đau đớn, khó chịu, gây ra các gánh nặng về kinh tế mà căn bệnh này còn dễ lây nhiễm khi quan hệ tình dục và có thể di truyền từ mẹ sang con. Chính vì vậy, việc tiêm phòng ngừa virus HPV là điều vô cùng cần thiết. Vậy độ tuổi nào nên tiêm vắc xin HPV?
Độ tuổi nào nên tiêm vắc xin HPV? 30 tuổi có nên tiêm HPV không?
Theo các chuyên gia, độ tuổi thích hợp nhất để tiêm vắc xin ngừa HPV chính là từ 9 – 26 tuổi, và khoảng thời gian lý tưởng nhất là từ 11 – 12 tuổi.
Nhiều quan điểm cho rằng, tiêm phòng HPV khi bé gái mới 9 tuổi là quá sớm. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học điều này là hoàn toàn cần thiết. Bởi việc tiêm phòng trước khi có quan hệ tình dục sẽ mang đến hiệu quả tối ưu nhất và 9 tuổi thì các con nên được tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân xuất huyết não, triệu chứng và cách phòng ngừa
Độ tuổi nào nên tiêm HPV, 30 tuổi có nên tiêm HPV không?Vậy ngoài 30 tuổi có nên tiêm vắc xin ngừa HPV không? Như đã đề cập, chỉ cần bé gái trên 9 tuổi thì có thể thực hiện mũi tiêm này và tiêm càng sớm thì hiệu quả đạt được càng cao. Với chị em ngoài 30 tuổi có mong muốn tiêm HPV thì hoàn toàn có thể tiêm được, hiệu quả đạt được sẽ không tối ưu nhưng vẫn có hiệu quả phòng ngừa, bảo vệ cho sức khỏe tốt hơn so với việc không tiêm ngừa.
Chính vì vậy, nếu bạn đã 30 tuổi thậm chí ngoài 30 tuổi thì vẫn có thể tiêm phòng HPV được nhưng hiệu quả sẽ không cao được như độ tuổi khuyến cáo.
Quy trình tiêm vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?
Vắc xin HPV ngừa ung thư tử cung gồm 2 loại với những tác dụng khác nhau. Cụ thể:
- Vắc xin Gardasil: có tác dụng với 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18. Liệu trình tiêm sẽ gồm 3 mũi, trong đó mũi thứ 2 sẽ được tiêm cách 2 tháng sau mũi 1 và mũi 3 sẽ tiêm cách 4 tháng sau khi hoàn thành mũi thứ 2.
>>>>>Xem thêm: Dùng oxy già rửa vết thương được không?
Vắc xin Gardasil có tác dụng với 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18.- Vắc xin Cervarix: Phát huy hiệu quả với virus HPV chủng 16 và 18. Liệu trình tiêm cũng gồm 3 mũi: mũi 2 được tiêm cách 1 tháng sau mũi 1. Mũi 3 được tiêm cách 5 tháng sau mũi 2.
Để vắc xin HPV đạt hiệu quả cao nhất, người đi tiêm cần có sức khỏe tốt và không tiêm bất kỳ loại vắc xin nào trong vòng 4 tuần trước khi tiêm.
Bên cạnh đó, một số đối tượng không nên tiêm HPV bao gồm những người đang mắc bệnh lý cấp tính, nữ giới đang mang thai hoặc cho con bú, nữ giới có kế hoạch mang thai trong 6 tháng tới.
Sau khi tiêm ngừa HPV, chị em có thể gặp phải một số phản ứng phụ thông thường như: đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, cảm giác ngứa ngáy vùng tim, sốt nhẹ, khó thở,… Cần theo dõi tại viện 30 phút sau tiêm và liên hệ với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
30 tuổi có nên tiêm HPV không thì câu trả lời là có. Bạn vẫn nên đi tiêm ngừa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh việc tiêm ngừa, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh nên có đời sống tình dục chung thủy, an toàn để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh (nếu có). Việc làm này còn giúp chị em phòng ngừa các bệnh phụ khoa hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ về độ tuổi nên tiến hành tiêm vắc xin ngừa virus HPV, mong rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích. Bệnh lý này dễ dàng lây nhiễm khi quan hệ tình dục, do vậy chị em cũng cần tìm hiểu kỹ về “người kia” để bảo vệ sức khỏe sinh lý sinh sản của mình một cách tốt nhất. Cuối cùng, chúc chị em thật nhiều sức khỏe và ngập tràn hạnh phúc.
Lại Thảo
Nguồn: Tham Khảo
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể