F32 là bệnh gì? F32 là mã bệnh được sử dụng trong hệ thống phân loại các rối loạn tâm lý và mức độ trầm cảm. Giai đoạn trầm cảm F32 có những biểu hiện nào và cách điều trị ra sao?
Bạn đang đọc: F32 là bệnh gì? Những điều cần biết về bệnh trầm cảm
F32 là mã bệnh được quy định bởi Tổ chức Y tế thế giới WHO, vậy F32 là bệnh gì? Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về mã bệnh này.
Contents
F32 là bệnh gì?
F32 là bệnh gì? Mã bệnh F32 hay còn gọi là mã ICD-10 F32 – một loại bệnh trầm cảm tâm thần. Đây là một trong những loại trầm cảm phổ biến nhất và được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ICD-10, phiên bản thứ 10 trong hệ thống phân loại bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới.
F32 bao gồm các triệu chứng trầm cảm như buồn bã, mất động lực, chán ăn, khó ngủ, mệt mỏi và luôn cảm thấy hối hận. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như tự trách móc bản thân, lòng tự trọng thấp, suy nghĩ tiêu cực về tương lai và thậm chí có ý định tự tử.
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần gây ra cảm giác buồn bã dai dẳng và mất hứng thú với mọi thứ và hoạt động mà người bệnh từng yêu thích. Nó cũng có thể gây khó khăn trong suy nghĩ, trí nhớ, ăn và ngủ của người bệnh.
Việc cảm thấy buồn bã hoặc đau buồn trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống, chẳng hạn như mất việc hoặc ly hôn là điều bình thường. Nhưng trầm cảm thì khác ở chỗ nó tồn tại hàng ngày, ít nhất là kéo dài trong hai tuần và liên quan đến các triệu chứng khác ngoài nỗi buồn đơn thuần.
F32 là bệnh gì? Mã bệnh trầm cảm này được chia thành nhiều cấp độ nhỏ hơn, cụ thể như sau:
- F32.0: Rối loạn trầm cảm nặng, giai đoạn đơn lẻ, nhẹ;
- F32.1: Rối loạn trầm cảm nặng, giai đoạn đơn lẻ, vừa phải;
- F32.2: Rối loạn trầm cảm nặng, giai đoạn đơn lẻ, nặng không có đặc điểm loạn thần;
- F32.3: Rối loạn trầm cảm nặng, giai đoạn đơn lẻ, nặng có biểu hiện loạn thần;
- F32.4: Rối loạn trầm cảm nặng, giai đoạn đơn lẻ, thuyên giảm một phần;
- F32.5: Rối loạn trầm cảm nặng, giai đoạn đơn lẻ, thuyên giảm hoàn toàn;
- F32.8: Các giai đoạn trầm cảm khác;
- F32.81: Rối loạn tâm trạng tiền mãn kinh;
- F32.89: Các giai đoạn trầm cảm được chỉ định khác;
- F32.9: Rối loạn trầm cảm nặng, giai đoạn đơn lẻ, không xác định;
- F32A: Trầm cảm, không xác định.
Ai dễ bị trầm cảm, nguyên nhân do đâu?
Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai – kể cả trẻ em và người lớn. Trong đó, nữ giới có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nam giới. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 18 – 45 tuổi. Bệnh rất dễ gặp ở những người sống cô độc, người cao tuổi sống một mình, những người gặp biến cố trong gia đình, trẻ em gặp áp lực trong học tập,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm như do những biến cố xảy ra trong quá khứ và hiện tại hoặc một nỗi ám ảnh nào đó. Đây là nguyên nhân chính của phần lớn các ca trầm cảm và gây khó khăn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, các yếu tố từ môi trường như ô nhiễm môi trường, áp lực trong cuộc sống, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ đều có thể gây ra stress và sau đó là trầm cảm.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân bệnh lý cũng có thể gây ra chứng trầm cảm như:
- Các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson;
- Đột quỵ;
- Bệnh đa xơ cứng;
- Rối loạn co giật;
- Bệnh ung thư;
- Thoái hóa điểm vàng;
- Đau mãn tính.
Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm F32
F32 là bệnh gì? F32 là một loại bệnh trầm cảm có thể điều trị được. Khoảng 80% đến 90% những người bị trầm cảm F32 có mong muốn điều trị bệnh đều đáp ứng tốt với các phương pháp hiện nay.
Để chẩn đoán trầm cảm và giai đoạn của bệnh, bạn nên tìm đến các chuyên gia tại bệnh viện phòng khám để được thực hiện các phương pháp thăm khám và đánh giá phù hợp.
Sau đó, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như tư vấn, dùng thuốc hoặc phương pháp tiếp cận toàn diện để giúp người bệnh vượt qua. Trong quá trình điều trị, điều quan trọng nhất là duy trì tinh thần tích cực, giữ liên lạc với bác sĩ và tuân thủ các phương pháp điều trị được khuyến nghị.
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu hay gọi là liệu pháp trò chuyện. Cách điều trị này liên quan đến việc người bệnh nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ sẽ giúp người bệnh xác định và thay đổi những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi không lành mạnh. Liệu pháp tâm lý có nhiều ưu điểm như không cần sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể người bệnh. Đây là liệu pháp được thế giới công nhận và ủng hộ phát triển mạnh mẽ.
Tìm hiểu thêm: Ăn mặn bị gì? Tác hại của ăn mặn mà bạn nên biết
Thuốc
Sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm rất phổ biến hiện nay. Tùy vào từng giai đoạn bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên, dùng thuốc trầm cảm thường kèm theo một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn gặp phải nhiều tác dụng phụ của thuốc, hãy thông báo với bác sĩ để được đổi thuốc hoặc kê lại liều lượng sử dụng.
Bên cạnh các loại thuốc điều trị trầm cảm chính, người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng các liệu pháp điều trị bổ sung kết hợp giữa Đông y và Tây y. Người bệnh có thể kết hợp giữa việc dùng thuốc và thực hiện các liệu pháp như châm cứu, massage, thôi miên hoặc liệu pháp phản hồi sinh học.
Liệu pháp kích thích não
Liệu pháp kích thích não thường được chỉ định cho người bệnh trầm cảm nặng hoặc người bệnh trầm cảm kèm theo rối loạn tâm thần. Các liệu pháp kích thích não được sử dụng trong điều trị hiện nay là sốc điện (ECT), kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) và kích thích dây thần kinh phế vị (VNS).
Bên cạnh các phương pháp điều trị trầm cảm, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh bằng cách tập thể dục thường xuyên, cố gắng có thật nhiều giấc ngủ chất lượng, có một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt không nên uống rượu và dành nhiều thời gian trò chuyện với người mà bạn quan tâm.
>>>>>Xem thêm: Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho ở trẻ em – Những yếu tố nguy cơ
Bài viết trên đã trả lời cho bạn F32 là bệnh gì. Đây là mã bệnh trầm cảm được quy định bởi Tổ chức Y tế Thế giới. Trầm cảm là tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến, một trong các gánh nặng bệnh lý được đánh giá là đứng thứ 2 của toàn thế giới. Do đó, hãy tìm đến sự trợ giúp y tế ngay khi bạn có những triệu chứng của căn bệnh này càng sớm càng tốt.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể