Gãy đầu xa xương cánh tay xuất phát từ tư thế ngã chống đỡ hoặc duỗi khuỷu tay kèm theo tổn thương thần kinh, mạch máu. Để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị gãy xương thì hãy cùng Kenshin tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Gãy đầu xa xương cánh tay có triệu chứng gì? Làm thế nào để khắc phục?
Gãy đầu xa xương cánh tay thường gặp ở trẻ em từ 3 – 11 tuổi. Khi chấn thương có thể gây lệch ra sau hoặc gập góc nhiều, bên cạnh đó tổn thương thần kinh mạch máu đôi sẽ dẫn đến hội chứng khoang cẳng tay và hội chứng dị dạng tay.
Gãy đầu xương cánh tay phần lớn là do bị chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày hoặc tai nạn lao động. Nếu không có biện pháp xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó hãy cùng Kenshin tham khảo những cách khắc phục sau.
Contents
Nguyên nhân gây ra gãy đầu xa xương cánh tay
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gãy đầu xa xương cánh tay, tuy nhiên những lý do phổ biến nhất như là:
- Đầu xa xương cánh tay bị nhận một cú đánh trực tiếp hoặc có một nặng rơi trúng.
- Ngã ở tư thế cánh tay dang rộng, khuỷu tay giữ chặt để chống lại cú ngã.
- Gãy xương dễ xảy ra ở những người lớn tuổi vì lúc này xương yếu, sau một cú ngã nhẹ đã có thể khiến xương bị gãy.
Những dấu hiệu của gãy đầu xa xương cánh tay
Về triệu chứng của gãy đầu xa xương cánh tay đó là cảm thấy đau, sưng nề vùng khuỷu tay, mọi hoạt động mạnh đều bị hạn chế. Cùng với đó còn bị tụ máu hoặc chấn thương động mạch cánh tay. Ngoài ra, gãy đầu xương dưới cánh tay còn được chia thành 2 dạng:
Gãy ngoài khớp:
- Gãy trên lồi cầu: Hay gặp ở trẻ em;
- Gãy mỏm trên lồi cầu: Tình trạng này ít gặp;
- Gãy mỏm trên ròng rọc: Ít khi gặp nhưng hay đi kèm trật khuỷu tay.
Gãy thấu khớp:
- Gãy liên lồi cầu;
- Gãy lồi cầu ngoài;
- Gãy lồi cầu trong;
- Gãy chỏm con.
Trong một số trường hợp gãy xương khiến các mảnh vỡ xuyên qua da còn gọi là gãy hở. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng vì một khi da bị rách có thể gây nhiễm trùng vết thương. Do đó, bạn cần điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa biến chứng.
Chẩn đoán gãy đầu xa xương cánh tay
Để chẩn đoán tình trạng gãy xương đầu xa bạn nên thực hiện chụp X-quang thẳng và nghiêng. Bác sĩ sẽ thăm khám về tiền sử bệnh, sức khỏe tổng quát sau đó kiểm tra mức độ gãy xương. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Tấm mỡ phía sau cho thấy tràn dịch khớp;
- Tấm mỡ phía trước cũng có thể tràn dịch khớp nhưng độ đặc hiệu không cao;
- Bất thường thành trước xương của cánh tay;
- Dấu hiệu bất thường ở đường quay chỏm con.
Nếu như phát hiện tấm mỡ phía trước và sau có dấu hiệu bất thường thì đó có thể là gãy xương, lúc này cần được thăm khám để điều trị sớm. Bên cạnh đó, đường thành trước chính là đường dọc theo thành trước của xương cánh tay lệch ra sau. Khi đó, nên chỉ định chụp theo tư thế chéo hoặc dùng những phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác.
Đường quay chỏm con là đường vẽ từ giữa thân xương quan trên phim X-quang ở tư thế nghiêng. Nếu như có một vết nứt ẩn chứng tỏ xương cánh tay gặp vấn đề.
Đối với trẻ em nếu gặp phải tình trạng gãy đầu xương cánh tay các chuyên gia khuyên bạn nên chụp X-quang để xem có dấu hiệu gì khác thường hay không. Ngoài ra, cần thăm khám mạch máu thần kinh toàn diện nếu nghi ngờ gãy xương. Cùng với đó, hãy bắt mạch và so sánh với bên đối diện khi bị sưng nề hay tụ máu lớn.
Gãy đầu xương cánh tay có nguy hiểm không?
Một số biến chứng của gãy đầu xương cánh tay phải kể đến như sau:
Liệt thần kinh quay
Biến chứng này xảy ra ở 18% trong các trường hợp gãy xương cánh tay. Trong đó, 90% là liệt cơ năng (neurapraxia). Nhưng người bệnh có thể phục hồi tự nhiên sau 3 – 4 tháng.
Can xương liền tư thế xấu
Biến chứng xảy ra góc 20 – 30 độ hoặc ngắn chi 2 – 3 cm ít để lại di chứng lớn. Về biên độ rộng của vai hàm làm giảm đi ảnh hưởng của can xấu do xoay, ngay cả các biến dạng lớn hơn cũng được thích nghi với một hạn chế cơ năng không đáng kể.
Không liền xương
Biến chứng này xảy ra ở 2 – 5% người bệnh điều trị bảo tồn và 25% người bệnh điều trị phẫu thuật ngay kỳ đầu. Không liền xương xuất hiện phổ biến ở những trường hợp gãy hở, có mảnh rời hoặc nắn không tốt,… Ngoài ra, những yếu tố làm tăng nguy cơ không liền xương như: Người bệnh béo phì, ung thư di căn, nghiện rượu, loãng xương, đa chấn thương,…
Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách dưỡng sáng da vùng kín dịu nhẹ, an toàn
Nhiễm trùng không liền xương
Đối với những vết thương hở không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, trong thời gian đầu bạn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để tránh những biến chứng không mong muốn.
Không liền xương hay khuyết xương
Các trường hợp không liền xương kèm với khuyết xương trên 5cm cần can thiệp phẫu thuật lại. Với trường hợp này, bác sĩ thường khuyến nghị ghép xương xốp dày kèm theo vỏ xương hay ghép xương có cuống mạch.
Điều trị gãy đầu xa xương cánh tay thế nào?
Gãy xương cánh tay đầu xa là điều không mong muốn để cải thiện tình trạng này bạn có thể tham khảo những cách sau:
- Hội chẩn với chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
- Với những loại gãy xương không di lệch hoặc không rõ đường gãy thì có thể đặt nẹp.
- Gãy xương di lệch nhiều cần thực hiện phẫu thuật để nắn chỉnh.
- Nếu nghi ngờ gãy xương chuyên gia sẽ cho nẹp và theo dõi sát sao.
Đối với gãy xương lồi cầu nên nẹp ở vị trí hiện tại, không nên thực hiện nắn chỉnh vì có nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh giữa và động mạch liên quan. Đa phần, với loại gãy này nên phẫu thuật để chỉnh hình. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần theo dõi tình trạng thần kinh và mạch máu.
Gãy đầu xương cánh tay nếu bị di lệch hoặc gập góc bạn nên để các chuyên gia chấn thương chỉnh hình thực hiện điều chỉnh, tuy nhiên khả năng xảy ra tổn thương thần kinh, động mạch cũng rất cao. Về phương pháp nắn kín bột có thể thử nhưng không được các chuyên gia khuyến khích vì cần phải mổ mở nắn chỉnh xương bên trong lần nữa.
>>>>>Xem thêm: Các tư thế nằm để sản dịch ra nhanh và những lưu ý cần biết cho sản phụ
Cách phòng tránh chấn thương cẳng tay
Dù không thể ngăn chặn tình trạng gãy xương nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng những phương pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống chứa canxi, vitamin D, protein, sắt có trong sữa, cá ngừ, cá trích, pho mát, sữa chua, hoa quả, thịt,…
- Để tránh bị té ngã, bạn nên mang những loại giày phù hợp với từng hoạt động. Ngoài ra, có thể lắp tay vịn trong phòng tắm và cầu thang (nếu cần).
- Sử dụng đồ bảo hộ, dụng cụ bảo vệ tay cho các hoạt động đá bóng, trượt ván, bóng chuyền, bóng rổ,…
- Hút thuốc có thể làm tăng giảm mật độ xương, ngoài ra thói quen xấu này còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên tập thể dục thường xuyên để cơ thể dẻo dai, xương chắc khỏe. Bạn có thể tham khảo những môn bơi lội, đi bộ, đạp xe sao cho phù hợp với tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết được cách khắc phục tình trạng gãy đầu xa xương cánh tay. Tuy nhiên, để biết được tình trạng gãy xương của mình ở mức độ nào thì bạn nên thăm khám với bác sĩ để chỉ ra được phương pháp chữa trị phù hợp nhé.
Xem thêm: Gãy mỏm khuỷu đơn độc có triệu chứng gì? Cách điều trị ra sao?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể