Có nhiều ý kiến cho rằng nước dừa không tốt cho chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Nhưng bên cạnh đó cũng có những ý kiến trái chiều khác. Vậy đâu mới là câu trả lời chính xác. Hãy cùng tìm hiểu rong kinh uống nước dừa được không qua nội dung bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Rong kinh uống nước dừa được không?
Nước dừa là loại nước uống yêu thích của rất nhiều người, bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa sỏi thận,… Bên cạnh đó, loại nước này cũng được nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau sử dụng trong thời kỳ hành kinh nhằm cải thiện các triệu chứng đau bụng kinh, rong kinh,… Vậy rong kinh uống nước dừa được không? Cần lưu ý gì khi sử dụng loại nước này trong kỳ kinh? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu trong bài viết sau.
Nhận biết dấu hiệu rong kinh
Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ khỏe mạnh sẽ kéo dài từ 3-7 ngày, cơ thể phụ nữ sẽ mất khoảng 50-80ml máu. Tuy nhiên khi bị rong kinh, thời gian hành kinh sẽ kéo dài hơn 7 ngày và cơ thể mất hơn 80ml máu.
Khi bị rong kinh, thời gian hành kinh sẽ kéo dài hơn 7 ngày và cơ thể mất hơn 80ml máu
Chị em bị rong kinh kéo dài có thể bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi và đây cũng có thể là báo động của một vấn đề sức khỏe khác.
Rong kinh sẽ bao gồm các dấu hiệu thường gặp sau đây:
- Ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, liên tục trong hơn 7 ngày và phải thay nhiều băng vệ sinh mỗi giờ và tiếp diễn trong vài giờ liên tiếp.
- Sử dụng hai hoặc nhiều băng vệ sinh cùng lúc mới đủ thấm lượng máu thoát ra.
- Phải thay băng vệ sinh thường xuyên trong đêm do lượng máu kinh ra nhiều.
- Ra máu kinh kéo dài hơn một tuần.
- Xuất hiện cục máu đông màu đen trong máu kinh.
- Cảm thấy mệt mỏi và khó thở, xuất hiện các triệu chứng thiếu máu.
- Đau bụng dưới dữ dội.
Rong kinh uống nước dừa được không?
“Rong kinh uống nước dừa được không?” là thắc mắc của rất nhiều chị em khi gặp phải tình trạng này. Câu trả lời là uống nước dừa trong kỳ kinh nguyệt, hay khi bị rong kinh không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của phụ nữ.
Nước dừa là loại thức uống ít calo nhưng giàu vitamin và khoáng chất lành tính như acitd lauric, clorua, sắt, kali, magiê, canxi, natri, phốt pho. Do đó, loại nước này đặc biệt có lợi cho sức khỏe con người. Nước dừa không chỉ giúp giải khát, thanh nhiệt và bù nước, cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể, mà còn hỗ trợ cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt.
Tìm hiểu thêm: Các loại bệnh đường ruột mùa hè bạn cần chú ý
Uống nước dừa trong kỳ kinh nguyệt, hay khi bị rong kinh không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của phụ nữVì vậy, loại nước này mang lại nhiều lợi ích cho các chị em phụ nữ trong thời gian “đèn đỏ”, cụ thể:
Bù nước, hạn chế mệt mỏi
Trong thời gian hành kinh hay khi bị rong kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ bị mất máu, thiếu nước, do đó luôn cảm thấy mệt mỏi. Việc uống nước dừa sẽ giúp bù nước, bù điện giải cho cơ thể an toàn và hiệu quả. Đồng thời, nước dừa cũng cung cấp cho các chị em nhiều vitamin và khoáng chất, giúp các chị em được bổ sung dưỡng chất và không còn cảm thấy mệt mỏi.
Giảm đau bụng kinh
Không những giúp bù nước cho cơ thể, nước dừa còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng thường gặp ở những người bị rong kinh như đau bụng, buồn nôn,… rất hiệu quả. Ngoài ra, nước dừa còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp chị em khỏe mạnh hơn.
Giúp kinh nguyệt ra đều và dễ dàng hơn
Đặc biệt, với phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, uống nước dừa sẽ giúp máu kinh ra đều và không bị rong kinh. Với thành phần chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, nước dừa hỗ trợ quá trình tạo máu của cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó, chúng còn giúp đào thải máu độc từ tử cung ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
Một số lưu ý khi uống nước dừa trong kỳ kinh nguyệt
Có thể thấy rằng, nước dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho các chị em đặc biệt là đối với các chị em bị rong kinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước dừa trong kỳ hành kinh có thể gây ra một số vấn đề không tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, chị em cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng nước dừa trong kỳ kinh nguyệt:
>>>>>Xem thêm: Nên đắp mặt nạ bao nhiêu phút thì hiệu quả?
Lạm dụng nước dừa trong kỳ hành kinh có thể gây ra một số vấn đề không tốt cho sức khỏe- Những người thường xuyên bị cảm lạnh, cơ địa lạnh, người hay bị tiêu chảy nên hạn chế không nước dừa. Bởi vì bản thân loại nước này có tính hàn. Do đó, người thể trạng bị lạnh uống vào có thể gây đầy bụng, ớn lạnh,…
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối bởi vì sẽ dễ bị tiểu đêm nhiều lần, đầy bụng, khó tiêu và mất ngủ. Bạn nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Thời gian này cũng giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong nước dừa đạt mức hiệu quả nhất.
- Mỗi ngày các chị em phụ nữ chỉ nên uống 2 cốc nước dừa. Việc uống quá nhiều nước dừa có thể làm phản tác dụng, khiến cho cơ thể bị hạ đường huyết đột ngột, gây nguy hiểm tới sức khỏe.
- Không nên uống nước dừa vào những ngày nắng nóng, hoặc trước khi vận động mạnh bởi vì nước dừa sẽ khiến chân tay rã rời, cảm thấy buồn nôn.
- Một số đối tượng không nên uống nước dừa gồm người huyết áp thấp, người mắc bệnh về khớp, người bị trĩ,…
Đặc biệt, đối với phụ nữ bị rong kinh hay đang trong kỳ hành kinh, bên cạnh việc uống nước dừa thì cũng nên bổ sung sản phẩm sắt hữu cơ có chứa thành phần giúp hỗ trợ tạo máu như acid folic, vitamin B12, kẽm nano,… Các chất này giúp cơ thể có thể bổ sung sắt một cách chủ động. Từ đó, hạn chế tình trạng thiếu máu, tăng cường sức đề kháng trong thời kỳ kinh nguyệt.
Cùng với đó, các chị em cũng nên kết hợp sử dụng những sản phẩm thảo dược hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ. Các sản phẩm này sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt đồng thời làm giảm các triệu chứng như đau bụng kinh, rong kinh, mệt mỏi,…
Như vậy, “Rong kinh uống nước dừa được không?” thì chị em có thể yên tâm uống thức uống bổ dưỡng này nhé, tuy nhiên chỉ nên uống vừa phải. Bên cạnh đó, để cải thiện và chấm dứt tình trạng rong kinh hiệu quả bền vững và an toàn thì hãy bổ sung nội tiết tố nữa nhé.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể