Hẹp khớp háng ở giai đoạn đầu sẽ không gây ra đau đớn gì. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, hãy cùng Kenshin tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé.
Bạn đang đọc: Hẹp khớp háng là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Hẹp khe khớp thường xuất hiện cùng bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp. Nếu như không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử xương hoặc mất đi chức năng vận động. Chính vì vậy, bạn nên thăm khám để chẩn đoán tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Contents
Hẹp khớp háng là gì?
Hẹp khớp háng được biết đến là một rối loạn cơ học, chúng có thể xảy ra ở mọi đối tượng bao gồm trẻ em. Thông thường, xương khớp háng là nơi liên kết của xương đùi và xương chậu, chỏm xương đùi sẽ di chuyển trơn tru ngay trong ổ cối. Ở giữa có một lớp sụn mỏng đóng vai trò đệm để bảo vệ xương khỏi sự ma sát.
Tuy nhiên, một trong hai gặp vấn đề thì hoạt động của chúng cũng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chính xuất từ chấn thương do gập háng lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho ổ cối và phần sụn bị tổn thương, từ đó dẫn đến hiện tượng hẹp khớp háng. Ngoài ra, đây cũng được cho là yếu tố chính gây ra tình trạng thoái hóa khớp háng sụn ở những người dưới 40 tuổi.
Những triệu chứng của hẹp khớp háng
Ở giai đoạn đầu, hẹp khớp háng không có những triệu chứng rõ ràng mà khá mơ hồ khiến người bệnh khó nhận biết. Nếu như không quan tâm đến mà kéo dài trong nhiều năm liền sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Về giai đoạn sau sẽ có những triệu chứng điển hình như:
- Đùi, hông và háng bị căng cứng;
- Khi ngồi lâu hoặc leo dốc cao cảm thấy đau đớn;
- Không thực hiện được động tác gập hông quá 90 độ;
- Khu vực háng bị đau nhức sau khi chạy nhảy hay đang trong trạng thái bình thường.
Ngoài ra, cơn đau xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm hoặc khi đi bộ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sụn và ổ cối bắt đầu mài mòn nghiêm trọng dẫn đến viêm xương khớp.
Nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp khớp háng
- Chỏm xương đùi bị biến dạng: Nếu như phần chỏm xương đùi không được định hình theo cấu trúc bình thường, phần đầu rất dễ bị kẹt trong ổ cối khi gặp háng. Tình trạng này dễ xảy ra khi đạp xe hoặc buộc dây giày.
- Ổi cối bị biến dạng: Ổ cối nhô ra da, xương đùi có thể va chạm khi gập hông hoặc chuyển động bình thường.
- Bệnh Legg-Calve-Perthes (hoại tử chỏm xương đùi): Phần chỏm xương đùi của khớp háng không nhận đủ máu khiến xương bị hoại tử.
- Trượt chỏm xương đùi: Tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ em béo phì, nguyên nhân do xương trượt ra khỏi đầu gối gây cảm giác đau và mất ổn định.
- Bệnh cổ xương đùi xoay trong: Xương đùi và chỏm xương không phát triển cùng một tốc độ, dẫn đến biến dạng khớp háng.
Biến chứng của hẹp khớp háng
Hẹp khớp háng nếu không điều trị sớm về lâu dài phần sụn bị bào mòn nghiêm trọng. Một số trường hợp sụn còn bị tách khỏi xương gây thoái hóa. Ngoài ra, còn một số biến chứng nguy hiểm khác như:
- Hoại tử xương;
- Mất chức năng vận động.
Cách chẩn đoán
Đối với những người bị hẹp khớp háng giai đoạn đầu bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra những vị trí đau nhức và mức độ đau cùng tiền sử chấn thương của bạn. Từ đó, sẽ nắm bắt được tình trạng và chỉ định thực hiện, cụ thể như:
- Chụp X-quang: Giúp quan sát được cấu trúc bên trong khớp háng;
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là thủ thuật sử dụng từ trường, sóng vô tuyến để thu được hình ảnh từ các mô bên trong cơ thể;
- Chụp CT: Kỹ thuật kết hợp tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể.
Phương pháp điều trị
Điều trị bảo tồn
Người bị hẹp khớp háng được khuyên không nên hoạt động mạnh để tránh triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những phương pháp điều trị bảo tồn như:
- Điều trị vật liệu: Người bệnh có thể trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu để cải thiện các cơn đau nhức, tăng cường cơ xung quanh khớp.
- Điều trị bằng tế bào gốc: Nếu nghỉ ngơi và áp dụng vật lý trị liệu vẫn không mang đến tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tế bào gốc, tiểu cầu (PRP),…
Điều trị ngoại khoa
Nếu như đã thử qua những cách điều trị bảo tồn nhưng không mang đến hiệu quả cao thì các chuyên gia khuyên bạn nên phẫu thuật. Trong đó, nội soi được ưu tiên thực hiện vì ít xâm lấn mà thời gian hồi phục nhanh chóng, hiệu quả cao.
Khi điều trị bác sĩ sẽ chuẩn bị ống cùng các dụng cụ chuyên dụng khác. Sau đó tiến hành rạch trên hông vết nhỏ, đưa ống vào để dễ quan sát và sửa chữa tổn thương bên trong. Đối với những trường hợp hẹp khớp háng nặng thì phẫu thuật sẽ làm giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, gặp những dấu hiệu sau đây bạn cần cân nhắc:
- Người bệnh có dấu hiệu viêm khớp háng trước khi phẫu thuật;
- Xuất hiện tình trạng bóc tách sụn khớp trước khi thực hiện phẫu thuật;
- Người cao tuổi.
Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người giãn tĩnh mạch thực quản: Nên ăn gì, kiêng gì?
Biện pháp ngừa hẹp khớp háng
Trong nhiều trường hợp không thể chủ động phòng ngừa dấu hiệu viêm khớp. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích sau đây để cải thiện chức năng của khớp khỏe mạnh hơn.
- Quản lý cân nặng hợp lý, thực hiện kế hoạch giảm cân để tránh tình trạng lực dồn lên khớp.
- Tập thể dục đều đặn, duy trì vận động, bơi lội, đạp xe, đi bộ,… mỗi ngày để giảm nguy cơ cứng khớp.
- Luôn mang theo đồ bảo hộ khi thực hiện bất kỳ bài tập nào để tránh chấn thương.
- Chủ động liên hệ với bác sĩ khi có những dấu hiệu về khớp háng.
- Không nên thực hiện những động tác lặp đi lặp lại, mang vác vật nặng hoặc ngồi và đứng sai tư thế.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều canxi, omega3, protein, vitamin D để xương chắc khỏe.
>>>>>Xem thêm: Ăn gừng cả vỏ có tốt không? Ăn gừng như thế nào là đúng cách?
Hy vọng đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về việc điều trị tình trạng hẹp khớp háng. Nếu gặp phải vấn đề trên bạn nên thăm khám với bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể