Hít đất bị đau cơ nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không?

Hít đất là bài tập được nhiều người ưa thích, đặc biệt là nam giới bởi khả năng kích thích cơ bắp phát triển. Tuy nhiên, hít đất bị đau cơ có nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không thì không phải ai cũng biết.

Bạn đang đọc: Hít đất bị đau cơ nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không?

Bài tập hít đất đòi hỏi người tập phải dồn toàn bộ trọng lượng của cơ thể lên phần cơ lưng, bụng và tay. Bởi vậy, không ít người bị đau cơ sau khi tập luyện. Điều này gây ra cảm giác lo lắng cho người tập luyện. Vậy tình trạng này bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao tập hít đất bị đau cơ?

Nếu mỗi lần hít đất đều bị đau cơ, rất có thể đây là dấu hiệu của chấn thương cảnh báo bạn cần điều chỉnh lại tư thế tập luyện của mình. Điều này thường bắt gặp ở những người mới tập luyện lần đầu. Nguyên nhân gây đau cơ thể là do vị trí đặt tay không chính xác, để hông quá thấp, quá cao hoặc không cố định phần cổ và vai. Nếu mắc phải trường hợp này, bạn chỉ cần sửa đổi lại cách tập luyện là đã có thể khắc phục được tình trạng này.

Ngoài ra, nếu đau cơ bụng, cơ lưng, cơ tay, rất có thể các nhóm cơ của bạn đang dần giãn nở, sẵn sàng cho việc phát triển. Tình trạng này thường xảy ra ở những người lâu không tập luyện, hoặc tập luyện thường xuyên nhưng bắt đầu tăng dần cường độ. Đây là điều hoàn toàn bình thường ở bất cứ người tập nào nên bạn đừng quá hoang mang nhé!

Hít đất bị đau cơ có nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? 1 Hít đất bị đau cơ là tình trạng thường gặp

Hít đất đau cơ có nguy hiểm không?

Không ai có thể phủ nhận được những lợi ích to lớn của bài tập hít đất. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vốn có, hít đất có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, dẫn đến hít đất bị đau cơ. Cụ thể như sau:

Đau lưng

Với những người có trọng lượng cơ thể quá lớn, việc dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào một vài nhóm cơ là không hề tốt chút nào. Hơn nữa, việc tập sai kỹ thuật sẽ góp phần làm hao mòn các đĩa đệm giữa các đốt sống, gây chèn ép các đốt sống lưng. Điều này dẫn việc người tập sau khi đứng lên cảm thấy đau và cứng vùng lưng dưới.

Đau cổ tay

Nếu tập sai kỹ thuật, cổ tay sẽ trở thành “nạn nhân” phải gánh vác toàn bộ sức mạnh của cơ thể. Bàn tay bị uốn ngược về phía sau quá mức gây đau phần cổ tay sau. Trong một số trường hợp, người tập dù cảm thấy đau nhưng vẫn cố duy trì trong thời gian dài dẫn đến bong gân cổ tay.

Giãn dây chằng khuỷu tay

Nhiều trường hợp đã chứng minh rằng: Hít đất nhanh có thể làm tăng nguy cơ chấn thương khớp khuỷu tay, dây chằng và các mô xung quanh. Các bác sĩ cũng đã khẳng định rằng, hít đất quá nhanh có thể gây giãn dây chằng cổ tay sau.

Hít đất bị đau cơ có nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? Hít đất nhanh có thể làm chấn thương khuỷu tay

Hướng dẫn hít đất đúng cách

Nếu còn đang băn khoăn động tác hít đất của mình sai kỹ thuật ở chỗ nào, hãy so sánh với phương pháp hít đất chuẩn dưới đây nhé!

Về vị trí đặt tay

Những người mới bắt đầu tập thường dang rộng tay thay vì đặt tay gần ngực. Họ cũng thường thả lỏng bàn tay và các ngón tay. Thậm chí, một số người còn thay đổi hướng bàn tay trong khi tập.

Để tránh chấn thương, bạn đặt tay rộng bằng vai, gần ngực và ngay dưới vai. Bàn tay luôn hướng về phía trước, tránh chỉnh hướng và phải tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Không nên chụm tay lại và cũng không nhấc ngón tay lên.

Về khuỷu tay

Quan sát một người mới tập và bạn sẽ nhận thấy rằng khuỷu tay của họ thường hướng ra ngoài quá nhiều. Đây là cách tập sai, bạn nên để khuỷu tay hướng ra một góc bốn mươi lăm độ, không hướng ra ngoài quá nhiều.

Về thân người

Đây là nhóm cơ dễ bị tập sai nhất khi hít đất. Việc thả lỏng cơ thể trong khi tập sẽ dẫn đến việc thân bị võng xuống gây đau lưng. Ngược lại, gồng cơ thể quá mức sẽ khiến vùng lùng bị cong lên, tạo với chân thành một góc. Nếu duy trì cách tập này lâu ngày, người tập sẽ bị cong vẹo cột sống. Hãy nhớ rằng luôn giữ thẳng người, không nhấc quá cao cũng không hạ quá thấp. Nếu thấy lưng cong hay vùng mông bị lún xuống, nghĩa là nhóm cơ trung tâm của bạn đang thiếu cân bằng.

Tìm hiểu thêm: Cần làm gì khi đá bóng bị đau háng

Hít đất bị đau cơ có nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? Cần hít đất đúng cách để tránh chấn thương

Hít đất bị đau cơ phải làm sao?

Nếu dáng tập của bạn đã đúng mà vẫn cảm thấy đau cơ, đây chính là một dấu hiệu tốt cho thấy các cơ đã được kích thích tốt trong quá trình tập luyện. Những mẹo sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cơn đau này đấy!

Khởi động trước khi tập

Điều này tưởng như rất quen thuộc nhưng nhiều người lại không chú trọng việc khởi động. Nếu bạn bắt đầu ngay vào các bài tập nặng, các cơ sẽ nhanh chóng bị căng cứng. Vì vậy, việc khởi động 20 phút trước khi tập sẽ giúp bạn ngăn ngừa các cơ đau và hạn chế chấn thương.

Ngâm lạnh

Sử dụng nước lạnh hỗ trợ quá trình tái tạo của các cơ rất tốt. Nhiều vận động viên cũng áp dụng phương pháp này để phục hồi cơ bắp. Bạn có thể tắm nước lạnh, hoặc chuẩn bị một chậu nước lạnh, bỏ thêm một vài viên đá và ngâm phần cơ bị đau vào chậu nước trong 5 – 10 phút.

Dùng con lăn

Xoa bóp là kỹ thuật giảm đau có từ lâu đời. Nhưng xoa bóp mạnh là một lựa chọn sai lầm cho những cơ bị đau nhức do nó khiến máu tuần hoàn mạnh hơn, vùng cơ bị tổn thương nhiều hơn và trở nên sưng, cứng. Tuy nhiên, việc tập luyện cơ nhẹ với con lăn có thể giảm bớt tình trạng đau nhức cơ. Con lăn giúp giảm căng thẳng ở các cơ ở các khu vực bị ảnh hưởng.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu không thể cử động được vì cơn đau, bạn có thể tìm mua những loại thuốc giảm đau liều nhẹ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thuốc giảm đau chỉ nên là biện pháp cuối cùng nếu bạn đã áp dụng toàn bộ các phương pháp trên mà cơn đau không thuyên giảm. Loại thuốc này thậm chí có thể làm chậm quá trình tái tạo của các cơ hoặc gây kích ứng với những người bị dị ứng các thành phần trong thuốc.

Hít đất bị đau cơ có nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Hành phi bao nhiêu calo? Ăn nhiều hành phi có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Chườm lạnh làm thuyên giảm cơn đau
Hít đất bị đau cơ mang hai ý nghĩa cả tiêu cực và tích cực. Nếu bạn cảm thấy cơn đau của mình quá sức chịu đựng, đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhé.
Xem thêm: Cách giảm đau cơ sau khi tập gym nhanh chóng

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *