Hội chứng ruột kích thích là vấn đề rất hay gặp ở người trưởng thành với tỷ lệ mắc khoảng 30%. Đối với phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc bệnh. Vậy hội chứng ruột kích thích ở bà bầu như thế nào?
Bạn đang đọc: Hội chứng ruột kích thích ở bà bầu: Những điều cần biết
Đối với người bình thường mắc hội chứng ruột kích thích đã rất phiền toái còn với phụ nữ mang thai là nỗi ám ảnh. Bởi vì triệu chứng ốm nghén cũng đã làm cho bà bầu muốn… hụt hơi lại thêm hội chứng ruột kích thích khiến mất ăn mất ngủ… Hội chứng ruột kích thích ở bà bầu có nguy hiểm không? Làm cách nào để kiểm soát được triệu chứng và giúp thai nhi phát triển đều đặn?
Contents
Thế nào là hội chứng ruột kích thích?
Hội chứng ruột kích thích là sự rối loạn của chức năng ruột dẫn tới đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc cả táo bón cả tiêu chảy… Hội chứng ruột kích thích luôn tái phát, trung bình, ít nhất một ngày mỗi tuần trong ba tháng qua. Dù không gây ra thương tổn nhưng hội chứng ruột kích thích lại khiến cho người bệnh cảm thấy rất đau bụng, khó chịu và phiền toái.
Khi mắc hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, rối loạn chức năng đại tràng, táo bón, tiêu chảy… Điều đáng nói hiện tượng này sẽ tái đi tái lại ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh.
Hội chứng ruột kích thích ở bà bầu khiến chị em rất khổ sở
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn còn đang bỏ ngỏ vì chưa có giải thích nào được xác định rõ ràng. Có thể do nhiều tác nhân kết hợp gây ra sự rối loạn thần kinh ở đường tiêu hóa, sự co thắt bất thường ở khối cơ thành ruột, căng thẳng, nội tiết tố, thực phẩm…
Hội chứng ruột kích thích là sự rối loạn nhu động ruột, khi các cơ vòng co bóp mạnh nhu động ruột tăng dẫn tới thức ăn trong ống tiêu hóa vận chuyển nhanh dẫn đến đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy. Nếu khối cơ có bóp yếu nhu động ruột giảm dẫn tới táo bón do thức ăn đọng lại lâu khó tiêu.
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích ở bà bầu
Hội chứng ruột kích thích không phải ai mang thai cũng mắc phải. Tuy nhiên khi mang thai mắc phải hội chứng này khiến bà bầu rất khổ sở với những triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng và nôn ói…
Khi mang thai lượng hormone tăng lên, nhu động ruột kém đi làm cho dạ dày co thắt và phát ra những âm thanh lạ. Đồng thời thêm một số tác dụng phụ của những viên sắt bổ sung trong thai kỳ. Chế độ ăn trong thai kỳ có thay đổi, cũng như thời gian mang thai thiếu tập thể dục cũng là những nguyên nhân. Tác động vật lý của việc mang thai chèn ép hệ thống ruột cũng khiến cho hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề.
Theo nghiên cứu thì hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân có thể là do sự khác biệt trong hệ thống tiêu hóa cũng như ảnh hưởng của nội tiết tố nữ. Thời kỳ kinh nguyệt, triệu chứng đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy cũng tăng lên.
Khi mang bầu, các axit trong dạ dày làm nhiệm vụ kém hơn dẫn đến tình trạng khó tiêu, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ. Có nhiều bà bầu bị hội chứng ruột kích thích trong suốt thai kỳ.
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Hội chứng ruột kích thích ở bà bầu giai đoạn 3 tháng đầu khiến bà bầu bị rối loạn nghiêm trọng. Một ngày có thể đi vệ sinh rất nhiều lần. Khi đi bộ hoặc cúi người thai phụ sẽ cảm thấy rất khó chịu. Thai phụ luôn cảm thấy bị đầy hơi, xì hơi, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau quặn bụng cả ngày và đêm. Thai phụ cảm thấy mệt mỏi thiếu sức sống cùng các triệu chứng ói mửa buồn nôn và táo bón kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn?
Có nhiều bà bầu bị hội chứng ruột kích thích trong suốt thai kỳ.Nghiêm trọng hơn, một số nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ bị hội chứng ruột kích thích dễ có nguy cơ sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng sinh non cũng có thể xảy ra vì vậy thai phụ cũng cần cảnh giác và chú ý đến những dấu hiệu để sớm có biện pháp can thiệp.
Giải pháp cho hội chứng ruột kích thích khi mang thai
Hội chứng ruột kích thích ở bà bầu mang lại cho thai phụ nhiều phiền toái và đau đớn. Tuy nhiên, không phải không có cách để làm giảm triệu chứng. Điều đầu tiên dễ điều chỉnh để cải thiện triệu chứng là thay đổi lối sống hằng ngày.
Phụ nữ mang thai cần chú ý đến việc ăn đủ loại rau xanh, ngũ cốc và các loại rau quả tươi để bổ sung chất xơ. Một ngày nên sử dụng khoảng 20-30g chất xơ để giảm tình trạng táo bón.
Nước luôn tốt với người bình thường và đặc biệt là phụ nữ mang thai, một ngày nên uống khoảng 2 lít nước.
>>>>>Xem thêm: Đau hông phải là bệnh gì? Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Để giảm tình trạng buồn nôn, có thể uống nước gừng vừa ấm bụng và giúp tiêu hóa tốt.Để giảm tình trạng buồn nôn, có thể uống nước gừng vừa ấm bụng và giúp tiêu hóa tốt. Bạc hà thì tốt cho sức khỏe nhưng phụ nữ mang thai không nên dùng bạc hà vì có thể kích thích chứng ợ nóng. Khi thức dậy bà bầu nên uống một ly nước ấm vừa có tính chất tráng và kích thích ruột. Thời gian này hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn việc hút thuốc lá, bởi vì thuốc lá không chỉ hại đối với thai phụ mà còn hại cả cho thai nhi. Cà phê, rượu và thực phẩm béo cũng là chất có thể làm tăng hội chứng ruột kích thích vì vậy nên loại những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hằng ngày.
Để nâng cao sức khỏe thể trạng và cải thiện tình trạng hội chứng ruột kích thích nên tập thể dục đều đặn vì có tác động đến nhu động ruột. Việc bổ sung chất sắt thông qua thực phẩm tự nhiên tốt hơn những viên sắt vì viên sắt gây tác dụng phụ tăng nặng triệu chứng.
Một số loại thảo dược cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng, tuy nhiên ở giai đoạn mang thai dù dùng bất cứ thuốc kể cả dược liệu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nên sử dụng sữa chua hoặc men tiêu hóa để tốt cho đường tiêu hóa. Hạn chế sử dụng đường và tốt nhất nên sử dụng loại đường ăn kiêng. Nếu phải sử dụng thêm thuốc tiêu chảy chứa imodium nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những thông tin trong bài viết về hội chứng ruột kích thích khi mang thai có thể phần nào giúp cho thai phụ giảm bớt được triệu chứng. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp cho thai phụ lựa chọn cho mình những thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khỏe vừa để phòng ngừa hoặc điều trị hiệu quả chứng bệnh, có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể