Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng và an toàn

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là biện pháp có khả năng giúp trẻ phòng tránh các bệnh lý về răng miệng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách rơ lưỡi sạch cho trẻ sơ sinh an toàn, tham khảo ngay nhé!

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng và an toàn

Việc rơ lưỡi vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp bé ăn ngon miệng hơn mà còn giúp tránh các bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách để bé vui vẻ hợp tác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách rơ lưỡi sạch cho trẻ sơ sinh an toàn mà mẹ có thể dễ dàng áp dụng tại nhà.

Tại sao cần phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Việc thường xuyên bú sữa dễ khiến trẻ gặp tình trạng sữa dư bám trên bề mặt lưỡi của trẻ. Do đó, hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ phải gặp tình trạng trắng lưỡi và tưa lưỡi. Lúc này, các mẹ nên áp dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh để giúp vệ sinh cho bé. Điều này không chỉ giúp loại bỏ hết các chất cặn bã tích tụ lâu dẫn đến các vấn đề về khoang miệng thậm chí còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn 3

Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh để giúp vệ sinh sữa dư bám trên bề mặt lưỡi của trẻ

Có thể nói, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng giống như việc đánh răng hàng ngày. Mẹ cần phải chú ý đến vấn đề này để giúp vệ sinh răng miệng cho trẻ. Bởi nếu không được chăm sóc kỹ ngay từ đầu sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc duy trì sức khỏe răng miệng cho đến khi bé lớn. Theo đó, nếu không được làm sạch mỗi ngày có thể sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh do vi trùng tăng lên, các vấn đề về nướu cũng như nha khoa sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khiến trẻ khó chịu.

Khi nào trẻ sơ sinh cần phải rơ lưỡi?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc rơ lưỡi hàng ngày sẽ giúp loại bỏ các cặn sữa bám trên lưỡi do việc bú sữa đọng lại. Đồng thời, giúp bảo vệ được răng miệng của trẻ khỏi các tác nhân có hại xâm nhập. Các trường hợp cần sử dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh như:

  • Đối với trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ: Trường hợp này không cần thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ, bởi trong quá trình bú sữa lưỡi của bé sẽ thường xuyên bị cọ xát với ti của mẹ. Điều này giúp loại bỏ các đám tưa dưới lưỡi. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh răng miệng, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 5 – 6 lần mỗi tuần.
  • Đối với trẻ bú mẹ kết hợp với bú bình: Với trường hợp này, mẹ cần sử dụng cách rơ lưỡi sạch cho trẻ sơ sinh mỗi ngày 1 lần và thực hiện sau khi tắm. Đồng thời, khi trẻ bú bình xong, mẹ nên cho trẻ uống 1 – 2 thìa nước ấm để giúp trẻ tráng miệng sạch sẽ.
  • Đối với trẻ bú bình hoàn toàn: Sữa bột sẽ rất dễ bị đóng cặn và khiến bé bị tưa lưỡi, do đó mẹ cần phải rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên hơn. Trẻ bú sữa ngoài nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể sẽ dẫn đế tình trạng viêm lưỡi, viêm họng hoặc gây cảm giác chán dùng sữa.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cách đánh rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cần phải được đảm bảo đúng quy trình mới đảm bảo mang lại hiệu quả và an toàn cho trẻ. Theo đó, mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây:

1. Cách đánh rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót

Ngoài tác dụng lợi tiểu, giúp làm mát và thanh lọc cơ thể thì còn có tác dụng giúp làm sạch, tái tạo tế bào và điều trị chứng tưa lưỡi, lưỡi trắng. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót cũng khá đơn giản:

  • Rau ngót đem đi rửa sạch với nước muối loãng và ngâm trong vào 15 phút để đảm bảo rau không còn bám bụi hay các loại thuốc bảo vệ thực vật có hại.
  • Thêm vài giọt muối vào và dùng cối sạch giã nhuyễn cho muối hòa quyện vào rau ngót.
  • Chắt lấy nước ra chén sạch và cho thêm một ít nước đun sôi để nguội nếu thấy hỗn hợp đặc quá.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng chuyên dụng để tránh làm nhiễm khuẩn miệng bé.
  • Dùng gạc lưỡi hoặc khăn sạch, khô quấn quanh ngón tay. Thấm hỗn hợp trên vào gạc rồi rơ lưỡi cho trẻ đến khi sạch hết vết trắng thì rơ lại bằng nước sạch. Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên áp dụng theo cách này cho những trẻ trên 5 tháng tuổi bởi rau ngót có thể gây kích ứng đường ruột, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần và thậm chí là gây ngộ độc cho trẻ.

Tìm hiểu thêm: Thông tin về phác đồ điều trị tiêu chảy cấp Bộ Y tế

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn 2

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn bằng rau ngót

2. Cách rơ lưỡi sạch cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Cách rơ lưỡi sạch cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý là cách được nhiều mẹ lựa chọn bởi vừa an toàn mà lại rất hiệu quả. Theo đó, mẹ có thể tự pha nước muối sạch tại nhà hoặc mua nước muối sinh lý ở tiệm thuốc tây. Cách này có thể được áp dụng cho những trẻ sơ sinh từ 0 – 4 tháng tuổi.

  • Chuẩn bị nước muối sinh lý và một miếng gạc sạch để rơ lưỡi. Rửa tay sạch sẽ sau đó lấy miếng gạc quấn vào ngón trỏ.
  • Thấm dung dịch và rơ lưỡi cho bé. Nên chú ý rơ nhẹ nhàng, tránh tác động sâu sẽ khiến bé bị nôn ói.
  • Nên rơ trước mỗi bữa ăn 30 phút, tốt nhất là vào buổi sáng.

3. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ được áp dụng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ. Theo các báo cáo y khoa, lé hẹ có tính kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng có khả năng giúp phòng tránh các bệnh viêm lợi và tình trạng trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh rất tốt. Cách thực hiện khá đơn giản:

  • Lá hẹ rửa sạch và ngâm với nước muối trong 15 phút.
  • Mang lá hẹ đun sôi với một ít nước sau đó vớt lấy lá hẹ ra và để cho ráo nước sau đó giã nhuyễn.
  • Cho ít nước lá hẹ đã luộc vào, vắt lấy nước dùng rồi đem rơ lưỡi cho trẻ.
  • Quấn gạc quanh ngón tay trỏ đã được rửa sạch sẽ.
  • Nhúng vào nước lá hẹ và tiến hành rơ lưỡi từ 2 bên má, các vị trí quanh vòm miệng và cuối cùng là lưỡi.
  • Thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần mỗi tuần.

4. Sử dụng gạc rơ Lưỡi Đông Pha

Gạc rơ lưỡi Đông Pha được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến giúp vệ sinh, làm sạch lưỡi, răng miệng cho bé, bảo vệ sức khỏe cho bé yêu nhà bạn.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng.
  • Cho nhẹ tay vào miếng gạc.
  • Nhúng gạc vào nước ấm.
  • Rơ nhẹ nhàng quanh lưỡi bé.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn 1

>>>>>Xem thêm: Sinh non 30 tuần có nuôi được không? Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn bằng gạc rơ lưỡi Đông Pha

Những điều cần lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Khi sử dụng các cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề như:

  • Nên rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng, không nên rơ lưỡi lúc trẻ mới bú xong vì sẽ dễ bị ọc sữa.
  • Hạn chế rơ lưỡi quá nhiều lần trong ngày bởi điều này sẽ khiến lưỡi trẻ bị xước gây ảnh hưởng đến vị giác của trẻ khi bú mẹ.
  • Sau khi thực hiện các phương pháp rơ lưỡi nên chú ý vệ sinh lại khoang miệng của trẻ bằng nước sạch để đảm bảo vệ sinh.
  • Trong quá trình áp dụng các phương pháp trên, nếu thấy trẻ xảy ra bất kỳ dấu hiệu lạ nào, nên báo ngay với bác sĩ để được cứu chữa kịp thời.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ vì trong mật ong có chứa clostridium botulinum có thể gây nguy hiểm đến hệ thần kinh của trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc trẻ tốt hơn, đặc biệt là giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *