Hướng dẫn điều trị theo phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành

Theo Bộ Y tế, giun lươn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người và cần được điều trị kịp thời. Người bệnh có thể thực hiện điều trị theo phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn điều trị theo phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành

Giun lươn (tên khoa học Strongyloides stercoralis) là một loại giun ký sinh ở ruột non người và có thể sống ở môi trường bên ngoài, đặc biệt khi ở điều kiện nóng ẩm. Bệnh nhân mắc phải bệnh này có thể điều trị dựa trên phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về phác đồ điều trị dưới đây nhé.

Bệnh giun lươn là gì? Mức độ nguy hiểm của bệnh

Theo Bộ Y tế, bệnh giun lươn đường ruột thường xuất hiện ở các nước thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại giun này có hình dáng tròn, dài và thường ký sinh ở ruột non người. Ấu trùng của giun lươn sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua da, khi da tiếp xúc với đất bị ô nhiễm.

Mặt khác, người bệnh có thể bị nhiễm bệnh thông qua cơ chế tự nhiễm, do giun lươn cái đẻ trứng, phát triển thành ấu trùng và giun trưởng thành ngay trong ruột non. Chỉ giun cái mới có thể ký sinh ở người, một con giun cái có kích thước từ 1,5 – 2,5cm.

Triệu chứng khi mắc bệnh giun lươn

Theo một vài nghiên cứu, giun lươn thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch. Một số triệu chứng thường gặp khi mắc thể bệnh thông thường như: Rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn ngứa, mệt mỏi, chán ăn, hô hấp kém, thiếu máu…

Tuy nhiên, trên những người suy giảm miễn dịch, có sử dụng corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch kéo dài sẽ xuất hiện các triệu chứng ở nhiều cơ quan khác. Giun lươn sẽ lan tỏa và xâm nhập vào các cơ quan như tim, gan, thận, phổi, não… Bệnh nhân sẽ có thể một vài triệu chứng khác như nhiễm khuẩn nặng, gây ảnh hưởng đến tính mạng và dẫn đến tử vong cao.

Nguy cơ tử vong với những người thể bệnh nặng

Bệnh giun lươn sẽ có nguy cơ tử vong cao với những người xuất hiện các triệu chứng của thể bệnh nặng. Người bệnh có thể gặp các biến chứng nặng nề hoặc có nguy cơ dẫn đến tử vong như:

  • Ấu trùng của giun lươn có thể gây viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là làm thủng ruột, dẫn đến viêm phúc mạc.
  • Thần kinh bệnh nhân dễ bị kích thích, dẫn đến suy nhược thần kinh. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm não, viêm màng não, áp xe não, động kinh và thậm chí là rối loạn tri giác.
  • Bên cạnh đó, giun lươn còn gây ra những triệu chứng về đường hô hấp như: Viêm phổi, áp xe phổi, hen phế quản…
  • Ngoài ra, ấu trùng giun lươn còn gây phì đại hạch, viêm nội tâm mạc, suy gan, suy thận, phù toàn thân…

Hướng dẫn điều trị theo phác đồ điều trị giun lươn bộ y tế ban hành 1

Bệnh giun lươn thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch

Phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành

Giun lươn là bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh làm ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Khi phát hiện bệnh, bệnh nhân có thể được điều trị dựa trên phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành.

Tổ chức khám cận lâm sàng

Theo quy trình của Bộ Y tế, trước khi chẩn đoán bệnh thì bệnh nhân cần được khám cận lâm sàng. Bác sĩ có thể thực hiện khám cận lâm sàng dựa trên phương pháp xét nghiệm:

  • Xét nghiệm phân bằng phương pháp soi tươi (Bearmann).
  • Xét nghiệm dịch tá tràng, dịch rửa phế quản hoặc đờm của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm ELISA để phát hiện các kháng thể giun lươn trong huyết thanh.
  • Xét nghiệm IgE toàn phần khi bệnh nhân bị dị ứng giúp phát hiện sớm bệnh.
  • Xét nghiệm công thức máu hoặc sinh hóa máu.
  • Thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử để xác định bệnh giun lươn.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ngực hoặc chụp CT, MRI để chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh.

Chẩn đoán bệnh theo từng cấp độ

Sau khi thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả để chẩn đoán về bệnh. Các cấp độ chẩn đoán bệnh như sau:

  • Trường hợp bệnh nghi ngờ: Yếu tố dịch tế bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc sống trong vùng có dịch. Các dấu hiệu lâm sàng hướng tới bệnh giun lươn.
  • Trường hợp bệnh xác định: Khi bệnh nhân thuộc trường hợp bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm phân, dịch tá tràng, dịch rửa phế quản hoặc đờm tìm thấy ấu trùng; bệnh nhân dương tính với kháng thể giun lươn khi xét nghiệm ELISA.
  • Chẩn đoán phân biệt: Dựa vào kết quả nội soi dạ dày để chẩn đoán xác định với bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày; chẩn đoán phân biệt với ấu trùng giun móc bằng hình thái học; xét nghiệm ELISA kháng thể giun đầu gai dương tính.

Hướng dẫn điều trị theo phác đồ điều trị giun lươn bộ y tế ban hành 2

Có 3 trường hợp chẩn đoán trong phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành

Điều trị bệnh theo phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành

Dựa theo phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành, bệnh giun lươn được điều trị bằng thuốc đặc hiệu như: Ivermectin, albendazole, thiabendazole… Các triệu chứng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng histamin, chống rối loạn tiêu hóa, giảm đau…

Trong quá trình điều trị sẽ ngừng hoặc giảm liệu pháp điều trị ức chế miễn dịch (nếu có). Đồng thời, nâng cao thể trạng và điều trị các bệnh kèm theo. Hãy sử dụng 1 trong các phác đồ sau để điều trị bệnh.

Phác đồ 1: Sử dụng thuốc Ivermectin dạng viên nén 3mg, 6mg

Liều dùng thuốc Ivermectin:

  • Đối với thể bệnh thông thường: Trẻ em trên 15kg và người lớn sử dụng 0,2mg/kg cân nặng, uống trong 1 – 2 ngày, sau bữa ăn 2 giờ.
  • Đối với thể bệnh nặng: Dùng 0,2mg/kg/ngày, có thể điều trị trong vòng 2 tuần hoặc uống cho đến khi xét nghiệm phân hoặc đờm không còn thấy ấu trùng giun lươn.

Ivermectin chống chỉ định với:

  • Bệnh nhân mẫn cảm thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh kèm theo như: Rối loạn hàng rào máu não, viêm màng não.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi hoặc trong lượng cơ thể dưới 15kg.
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú.

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ

Hướng dẫn điều trị theo phác đồ điều trị giun lươn bộ y tế ban hành 3
Sử dụng thuốc Ivermectin dạng viên nén trị giun lươn

Phác đồ 2: Sử dụng thuốc Albendazol dạng viên nén 400mg, 200mg

Liều dùng với thuốc Albendazol:

  • Đối với thể bệnh thông thường: Người lớn uống 400mg/lần, 2 lần/ngày trong 7 ngày liên tiếp. Trẻ em trên 2 tuổi uống 400mg/lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp. Trẻ em dưới 2 tuổi uống 200mg/lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp (có thể uống nhắc lại sau 3 tuần).
  • Đối với thể nặng: Uống 400mg/lần x 2 lần/ngày trong 7 ngày. Theo dõi và xét nghiệm ấu trùng giun lươn trong 2 – 4 tuần, nếu còn ấu trùng sẽ điều trị thêm 1 đợt với liều dùng như trước.

Albendazol chống chỉ định với:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc hợp chất loại benzimidazol.
  • Người có tiền sử nhiễm độc tủy xương.
  • Phụ nữ đang mang thai trong khoảng 3 tháng đầu, đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn điều trị theo phác đồ điều trị giun lươn bộ y tế ban hành 4

>>>>>Xem thêm: Trị run tay bằng Vương Lão Kiện: Hy vọng cho người bị bệnh run tay chân

Điều trị giun lươn bằng thuốc Albendazol dạng viên nén

Phác đồ 3: Sử dụng thuốc Thiabendazol dạng viên nén 500mg

Liều dùng với thuốc Thiabendazol:

Uống 25mg/kg/lần x 2 lần/ngày, uống sau khi ăn no (tối đa 3g/ngày).

  • Đối với thể bệnh thông thường: Sử dụng thuốc trong 2 ngày.
  • Đối với thể bệnh nặng: Thời gian điều trị kéo dài từ 5 – 7 ngày hoặc cho đến khi tiêu diệt hết ấu trùng.

Thiabendazol chống chỉ định với:

  • Với bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Thiabendazol.
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc trẻ em có trọng lượng cân nặng dưới 13,6kg.

Bệnh nhân sau khi điều trị sẽ được theo dõi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tiêu chuẩn khỏi bệnh là khi bệnh nhân hết triệu chứng lâm sàng; các xét nghiệm phân, dịch tá tràng, dịch rửa phế quản hoặc đờm không tìm thấy ấu trùng giun lươn.

Bài viết trên là những thông tin về phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành mà Kenshin muốn chia sẻ đến bạn. Hãy thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị bệnh giun lươn kịp thời nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *