Khi bị sởi có kiêng gió quạt không? Cách chăm sóc đúng khi bị sởi

Chăm sóc người bị sởi là yếu tố quyết định đến thời gian hồi phục của người bệnh. Ngoài một số việc cần làm, người bệnh cũng cần tuân thủ những điều không nên làm để nhanh hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng. Trong đó vấn đề bị sởi có kiêng gió quạt không được nhiều người đặc biệt quan tâm.

Bạn đang đọc: Khi bị sởi có kiêng gió quạt không? Cách chăm sóc đúng khi bị sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến, đặc biệt thường gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch còn non nớt. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với virus sởi nhưng hầu hết người bệnh sẽ khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày. Vì vậy, việc chăm sóc chính là yếu tố quyết định giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng, nhanh hồi phục và ngăn ngừa biến chứng. Nên làm gì, kiêng gì là điều hầu hết người bệnh nào cũng quan tâm khi bị sởi, đặc biệt là việc bị sởi có kiêng gió quạt không.

Tìm hiểu chung về bệnh sởi

Sởi là bệnh gì? Dấu hiệu của bệnh sởi

Sởi là một bệnh lý cấp tính khá quen thuộc ở Việt Nam do virus sởi gây ra .Bệnh lý này có thể gặp ở bất kỳ ai không có miễn dịch phòng bệnh nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi do không được tiêm vắc xin sởi, hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng chưa hoàn thiện.

Khi bị sởi có kiêng gió quạt không? Cách chăm sóc đúng khi bị sởi 1

Bệnh sởi rất dễ mắc nếu cơ thể chưa có miễn dịch

Chúng ta có thể nhận biết người bị bệnh sởi với các triệu chứng điển hình như sốt, phát ban toàn thân, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ,… Sởi thường lây qua đường hô hấp khi người lành tiếp xúc với virus bắn ra khi người mang bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện. Bệnh có khả năng lây lan mạnh mẽ với tỷ lệ lây nhiễm tới 90% nếu người tiếp xúc với mầm bệnh chưa có miễn dịch. Do đó, sởi rất dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Mức độ nguy hiểm của sởi

Ngoài vấn đề bị sởi có kiêng gió quạt không thì mức độ nguy hiểm của bệnh này cũng là điều nhiều người quan tâm. Bệnh sởi không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh mà còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến một số tổn thương đa cơ quan nghiêm trọng do bệnh sởi gây ra như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, đặc biệt ở những trẻ bị suy dinh dưỡng,… Mặc dù ít gây tử vong nhưng trong một số trường hợp bệnh diễn biến xấu, tình trạng này vẫn có thể xảy ra.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc bị bệnh sởi, chính vì thế phác đồ sẽ tập trung chủ yếu vào điều trị các triệu chứng của bệnh, đồng thời chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng. Đầu tiên, cần điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện với mục tiêu giảm triệu chứng ở giai đoạn toàn phát. Điều này cũng góp phần rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng sởi. Một số triệu chứng cần điều trị ở giai đoạn đầu phát bệnh như sốt, ho, viêm đường hô hấp, viêm loét niêm mạc miệng,… Song song với đó, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách, tuân thủ những điều nên và không nên làm trong suốt thời gian điều trị.

Người bị sởi nên kiêng gì? Bị sởi có kiêng gió quạt không?

Chế độ sinh hoạt khi bị sởi đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hồi phục. Vậy bị sởi có kiêng gió quạt không? Mọi người thường mách nhau khi bị sởi nên kiêng tắm, kiêng gió nhưng theo các chuyên gia thì không cần thiết phải như vậy. Ngược lại, nếu kiêng quá kỹ có thể khiến người bệnh khó chịu, thậm chí khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.

Tìm hiểu thêm: Fexofenadine có dùng được cho bà bầu không? Những điều bà bầu cần lưu ý khi dùng thuốc

Khi bị sởi có kiêng gió quạt không? Cách chăm sóc đúng khi bị sởi 2
Bị sởi kiêng gió quạt là quan niệm sai lầm của nhiều người

Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh vẫn có thể tắm bình thường với nước ấm và đặc biệt không cần kiêng gió quạt vì nếu cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi do nóng không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày sẽ khiến các nốt phát ban dễ nhiễm trùng gây lở loét da. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với gió trời hay tắm nước quá lạnh bởi lúc này thể trạng người bệnh rất yếu dễ khiến bệnh trở nặng.

Ngoài ra, người bệnh nên kiêng đồ cay, nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ uống có cồn và chất kích thích. Đồng thời thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý.

Hướng dẫn cách chăm sóc người bị sởi đúng cách ngay tại nhà

Để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, người thân không nên quan tâm vấn đề bị sởi có kiêng gió quạt không mà hãy thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn chăm sóc khoa học dưới đây.

Cách ly người bệnh

Bệnh sởi rất dễ lây lan vì thế cần cách ly người mắc bệnh khỏi những người thân trong gia đình, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài để tránh bùng phát dịch.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược, chán ăn,… Vì thế, chế độ ăn lúc này cần cung cấp đủ dưỡng chất để cơ thể nhanh phục hồi, tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin A để duy trì sức khỏe ổn định cho giác mạc và kết mạc.

Khi bị sởi có kiêng gió quạt không? Cách chăm sóc đúng khi bị sởi 3

>>>>>Xem thêm: Top 5 thực phẩm vàng tốt cho trí não bạn không nên bỏ lỡ

Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng người bệnh nên bổ sung

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ

Phát ban ngoài da là triệu chứng điển hình của bệnh sởi, những nốt này rất dễ viêm nhiễm nếu không chăm sóc đúng cách. Người bệnh không nên tin lời truyền miệng kiêng kị quá mức mà cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da. Đặc biệt, vệ sinh tai mũi họng thật kỹ để giảm triệu chứng ho, sổ mũi.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh sởi và một số hướng dẫn khi chăm sóc người bệnh. Hy vọng những nội dung trong bài viết này đã giúp bạn có câu trả lời về vấn đề bị sởi có kiêng gió quạt không. Từ đó có cách chăm sóc hợp lý để sớm đẩy lùi tình trạng bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *