Có thể vì nhiều lý do khác nhau mà trong quá trình sinh hoạt đời sống bạn có thể bị thương, từ những vết cắt nhỏ do đứt tay đến các vết thương lớn trong phẫu thuật. Tất nhiên mối quan tâm lớn nhất là làm thế nào để vết thương nhanh lành hơn.
Bạn đang đọc: Làm gì để liền vết thương nhanh?
Để có câu trả lời cho câu hỏi trên, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé.
Contents
Quá trình liền vết thương trải qua mấy giai đoạn?
Quá trình làm lành vết thương thường sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn chống sự xâm nhập của vi khuẩn vào sâu bên trong vết thương.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này sẽ hình thành các mô hạt để làm đầy vết thương.
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này cơ thể sẽ tái tạo biểu bì, giúp vết thương lành lại hoàn toàn.
Quá trình liền vết thương thường trải qua 3 giai đoạn
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương
Bản chất của vết thương
Khả năng làm lành vết thương sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của vết thương. Trên thực tế, đối với những vết thương nhỏ, nông, tổn thương nhẹ sẽ dễ lành và ít để lại sẹo hơn so với vết thương lớn và sâu.
Mức độ tổn thương
Đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ làm lành vết thương. Đối với vết thương bị bầm dập nhiều chỗ, chảy máu nhiều sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với những vết thương ít bị tổn thương. Những trường hợp vết thương nặng sẽ có thể gây ra mưng mủ, sưng to, đọng máu, kéo dài thời gian hồi phục và có khả năng cao sẽ để lại sẹo trên cơ thể.
Phương pháp xử lý vết thương
Yếu tố về phương pháp xử lý vết thương cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm lành và để lại sẹo. Cách xử lý ban đầu đúng cách và kịp thời góp phần giúp vết thương lành nhanh, tránh để lại sẹo và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Đối với cách sơ cứu ban đầu, bạn cần chú trọng ở bước vệ sinh và sát trùng vết thương. Ở bước này bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các bụi bẩn, dị vật, rửa sạch máu, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Bạn không nên đổ trực tiếp dung dịch vào vết thương mà nên thấm qua một miếng bông y tế để tránh gây đau cho nạn nhân. Bông y tế bạn nên chọn trong trường hợp này là bông y tế Quick Nurse. Sản phẩm này được làm từ 100% sợi cotton, mịn màng, mềm mại, không sợi xơ nên không gây kích ứng và không gây tổn thương da, rất thích hợp cho việc lau chùi vết thương hở.
Bông Y Tế Quick Nurse khả năng thấm hút cao
Làm gì để liền vết thương nhanh?
Giảm stress
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng stress có thể làm chậm quá trình lành vết thương ở bệnh nhân sau phẫu thuật, làm cho bệnh nhân phải nhập viện lâu hơn. Do đó, bạn nên thử thư giãn, thả lỏng cơ thể kết hợp với tập luyện để kiểm soát stress, giúp vết thương nhanh lành hơn.
Tăng cường vitamin C
Bổ sung vitamin C cho cơ thể sẽ giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Một số loại thực phẩm có chứa vitamin C như bắp cải, súp lơ xanh, nước cam, chanh,… nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của người đang có vết thương cần chữa lành. Tuyệt đối không ăn các thức ăn có thể để lại sẹo như rau muống, thịt bò, xôi,…
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu BBB là gì? Cấu tạo, vai trò và biện pháp vượt qua BBB như thế nào?
Tăng cường vitamin C giúp vết thương nhanh chóng hồi phục
Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để làm lành
Nếu nạn nhân chỉ bị bỏng nhẹ khi bị bỏng lửa hoặc nước sôi, sử dụng nha đam có thể làm xoa dịu vết thương, giảm đau nhanh chóng và làm lành các vết bỏng nông trên bề mặt da.
Hoặc bạn có thể sử dụng mật ong trong trường hợp này vẫn được. Mật ong là một bài thuốc từ xa xưa dùng để điều trị tổn thương do bỏng và loét da, có thể sử dụng khi bị bỏng trên bề mặt, trị chắp hay lẹo mắt.
Bổ sung kẽm
Một nguyên tố vi lượng quan trọng đối với cơ thể con người là kẽm. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ làm vết thương lâu lành, thay vì bổ sung kẽm thông qua đường uống, các bác sĩ cho rằng việc bôi oxit kẽm tại chỗ vết thương sẽ giúp khả năng lành nhanh hơn.
Chế độ ăn giàu protein
Sau phẫu thuật, cơ thể sẽ đang trong quá trình dần hồi phục. Để đẩy nhanh tốc độ lành vết thương, người bệnh cần cung cấp một chế độ ăn có đầy đủ protein. Lượng axit amin sẽ tác động tích cực đến việc phục hồi vết thương và hoạt động miễn dịch, nên bổ sung vào mỗi bữa ăn chính khoảng 20-30g protein và từ 10-15g protein vào bữa ăn nhẹ.
Nên bổ sung vào mỗi bữa ăn chính khoảng 20-30g protein
Bổ sung vitamin K thông qua chế độ ăn uống
Đông máu là giai đoạn đầu tiên trong việc làm lành vết thương. Trong đó, thrombin là một yếu tố thúc đẩy quá trình đông máu, trong đó vitamin K, canxi là 2 hoạt chất giúp sản sinh ra thrombin. Vì vậy, chúng ta có thể thấy vitamin K đóng vai trò rất quan trọng trong để quá trình đông máu làm lành vết thương diễn ra bình thường, bạn có thể bổ sung vitamin K thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày như bông cải trắng, rau lá có màu xanh đậm, nho, cải bắp, kiwi,…
Bổ sung vitamin A
Vitamin A sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp collagen và đa dạng hóa các nguyên bào sợi, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Nguồn cung cấp vitamin A có thể đến từ bữa ăn hàng ngày như rau lá có màu xanh đậm, màu vàng, màu cam, trái cây, gan động vật và các sản phẩm từ sữa.
Tăng hấp thu chất sắt
Giống như vitamin A, sắt cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen. Những người thiếu sắt sẽ hạn chế tình trạng lưu thông máu, tăng sự oxy hóa và khiến quá trình làm lành vết thương chậm lại. Do đó, việc bổ sung sắt cũng là cách giúp vết thương nhanh lành. Sắt thường có trong một số thực phẩm như: Củ nghệ, thịt thăn bò, đậu lăng, đậu hũ, húng tây, nấm, rau bina, bông cải xanh,…
>>>>>Xem thêm: Cẩn trọng với hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Sắt cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen
Hy vọng với bài viết trên bạn đã nắm được các thông tin giúp vết thương nhanh lành hơn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên tốt nhất hãy cố gắng cẩn thận tối đa để tránh những va chạm làm tổn thương cơ thể bạn nhé.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể