Mẹ bầu chán ăn ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu chán ăn ở tháng cuối thai kỳ là một hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên nếu chủ quan để tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng này không?

Bạn đang đọc: Mẹ bầu chán ăn ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?

Để mẹ bầu ăn uống ngon miệng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, cải thiện tình trạng chán ăn ở tháng cuối thai kỳ, hãy bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất trong bài viết sau đây.

Vì sao mẹ bầu chán ăn ở tháng cuối thai kỳ?

Mẹ bầu chán ăn ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không? 1 Mẹ bầu chán ăn ở tháng cuối thai kỳ có nguy cơ dọa sảy thai tăng cao

Vào tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cảm thấy chán ăn là do sự thay đổi hormone hCG trong cơ thể để chuẩn bị cho việc em bé sắp chào đời. Điều này khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm với mùi vị hơn bình thường. Ngoài ra, tình trạng mẹ bầu ăn ít thường là 3 tháng cuối hay tháng cuối còn có thể là do thai nhi ngày càng lớn và nặng chèn ép lên dạ dày của mẹ khiến mẹ mệt mỏi. Gần đến ngày sinh, dịch vị giảm đi nhanh chóng gây nên cơn ốm nghén nên mẹ bầu không thiết ăn gì.

Tình trạng chán ăn ở tháng cuối thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn con. Nguy cơ dọa sảy thai ở mẹ bầu tăng cao. Mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, buồn nôn, sợ đồ ăn. Vì không được bổ sung đủ chất nên cơ thể bị thiếu chất, suy nhược, sức khỏe yếu đi. Chán ăn còn có thể làm mất chất điện giải và muối gây chóng mặt, hoa mắt.

Về ảnh hưởng đến thai nhi, việc mẹ chán ăn có thể làm cho trẻ thiếu chất, suy dinh dưỡng, thiếu cân, trường hợp xấu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé.

Mẹ bầu nên lưu ý gì vào tháng cuối thai kỳ?

Uống đủ nước

Mẹ nên uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày trong những tháng cuối thai kỳ. Có thể uống từ nhiều nguồn như nước lọc, nước ép trái cây, sữa, nước canh… Nước làm cơ thể giảm mệt mỏi và nước trái cây còn giúp bạn giảm ốm nghén hiệu quả.

Ăn nhiều bữa

Dù chán ăn, mẹ bầu cũng không được bỏ bữa vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Để giảm bớt cảm giác ngán mỗi khi nhìn thấy thức ăn, mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày, ăn cùng các loại đồ ăn nhẹ như trái cây khô hay ngũ cốc dinh dưỡng.

Tránh xa đồ ăn nặng mùi

Mẹ nên tránh những mùi vị khiến mẹ khó chịu và bất cứ loại hương vị nào có thể kích thích cơn buồn nôn gây nôn và làm cơ thể mệt mỏi. Thay vào đó, mẹ làm quen với những mùi vị mới, những món ăn mới vừa kích thích vị giác vừa giảm cảm giác ốm nghén.

Ngoài ra, mẹ có thể thay đổi cách chế biến để giúp ngon miệng hơn. Nếu mẹ không muốn ăn những món kho, chiên, xào khiến mẹ cảm thấy buồn nôn thì hãy đổi sang các cách chế biến khác như luộc, hấp, hầm.

Chế độ ăn tinh bột và đạm

Khi mẹ bầu chán ăn ở tháng cuối thai kỳ nên chọn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm và carbohydrate để giải phóng nhiều calo. Thực phẩm này có tác dụng duy trì đường huyết ở mức ổn định, giúp mẹ cảm thấy no lâu, giảm cảm giác mệt mỏi. Nếu chán thịt mẹ có thể sử dụng protein có trong các loại hạt và đậu.

Ngoài ra, mẹ bầu nên uống sữa để bổ sung thêm dưỡng chất bù lại thời điểm mẹ chán ăn, ăn không đủ bữa nên cơ thể thiếu dưỡng chất để nuôi con. Việc bổ sung một loại sữa dễ uống, không ngán là rất cần thiết, chẳng hạn sữa công thức, sữa tươi, sữa chua.

Tăng cường rau xanh và hoa quả

Tìm hiểu thêm: Túi giãn tĩnh mạch bìu là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Mẹ bầu chán ăn ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không? 2 Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp chất xơ, vitamin

Bên cạnh bữa ăn nhiều thịt gây ngán, mẹ bầu nên ăn thêm rau xanh và các loại hoa quả. Lượng chất xơ và vitamin trong các thực phẩm này có tác dụng tạo cảm giác đói cho mẹ và phòng tránh chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai.

Các loại nước ép và sinh tố trái cây vừa ngon lại vừa cung cấp đủ chất cho cơ thể. Thỉnh thoảng, mẹ có thể thay đổi bằng cách ăn trái cây tươi hay trộn với sữa chua xen kẽ với uống nước trái cây để đỡ ngán.

Súc miệng và làm sạch lưỡi

Khi mang thai, nướu của mẹ bầu sẽ mềm và nhạy cảm hơn với mọi mùi vị. Vì thế mẹ bầu nên súc miệng với nước muối loãng (có thể dùng loại có hương trái cây) để trung hòa độ pH trong miệng. Bên cạnh đó, mẹ chú ý làm sạch lớp bợn trắng trong lưỡi cũng sẽ giúp mẹ cảm nhận được mùi vị rõ ràng hơn, không còn bị đắng miệng, làm tăng cảm giác ngon miệng trong bữa ăn.

Thực phẩm cho bà bầu tháng cuối không lo ngán

Để bữa ăn thêm phần phong phú, kích thích vị giác, tạo hứng thú trong việc ăn uống, mẹ bầu có thể nhâm nhi những món ăn vặt dưới đây vừa không thấy ngán vừa giàu dưỡng chất cho cơ thể.

Sữa chua

Đây là món ăn vặt phổ biến dành cho mẹ bầu vì những lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, mang lại cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng. Đồng thời, sữa chua còn có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai và tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Mẹ có thể ăn sữa chua trộn chung với các loại trái cây cắt nhỏ, ngũ cốc chẳng hạn.

Khoai tây nướng

Hàm lượng dinh dưỡng trong khoai tây rất cao gồm chất xơ, canxi, protein, kẽm, sắt, Vitamin B1, Vitamin B2… và Vitamin C. Đặc biệt, hàm lượng protein trong khoai tây tương tự với protein động vật và lượng Lysine, Tryptophan trong khoai tây nhiều hơn các loại rau củ khác.

Do đó, khi mẹ bầu chán ăn vào những tháng cuối có thể nghĩ đến món khoai tây nướng, mùi vị của món này cũng khá ngon và vẫn giữ được độ giòn như khoai tây chiên.

Trái cây

Mẹ bầu chán ăn ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không? 3

>>>>>Xem thêm: Các bệnh lý nào thường xảy ra ở đường hô hấp trên?

Trái cây có thể kích thích mẹ bầu thèm ăn, giảm nôn nghén

Vitamin và các loại khoáng chất cần thiết có trong các loại trái cây sẽ giúp mẹ bầu bổ sung đủ năng lượng và cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, mùi vị của một vài loại trái cây như cam, quýt, kiwi, đu đủ chín… có thể kích thích mẹ bầu giảm nôn nghén, khắc phục được tình trạng chán ăn và thèm ăn trở lại ngay lập tức. Mẹ có thể ăn trái cây tươi hoặc uống nước ép, sinh tố sau các bữa ăn là tốt nhất.

Sandwich

Hãy tự làm các loại bánh sandwich và dùng trong các bữa ăn phụ trong ngày. Món ăn này sẽ giúp mẹ bổ sung khá đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng vẫn không gây cảm giác ngán và no lâu.

Món ngọt bổ dưỡng

Món ngọt nhưng bổ dưỡng nghe có vẻ không hợp lý nhưng thật tế món này lại cực kỳ giàu dưỡng chất là do chúng không chứa quá nhiều đường và năng lượng. Do đó, mẹ bầu có thể ăn các món ngon sau đây một cách thoải mái mà vẫn không sợ thừa cân nếu ăn vừa đủ:

  • Socola đen. So với socola trắng thì socola đen lại có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa tiền sản giật, tăng cường hệ miễn dịch, duy trì huyết áp ổn định trong thai kỳ, giàu magie, sắt và các chất dinh dưỡng khác, giúp thai phụ giảm stress, trầm cảm khi mang thai…
  • Bánh xốp nướng (muffin): Thực phẩm này giàu protein, chất xơ, axit amin, khoáng chất, sắt, Canxi… Khi ăn món bánh này, mẹ không bị chán vì hương vị thơm ngon. Ngoài ra bánh thường được chế biến từ những nguyên liệu rất giàu dinh dưỡng như sữa chua, nho khô, yến mạch, chuối, hạnh nhân… Mẹ có thể mua bánh muffin trong các cửa hàng hoặc tự chế biến nhanh ngay tại nhà.
  • Bánh cookie: Bên cạnh bánh muffin, bánh cookie cũng được mẹ bầu ưa thích. Nếu được, mẹ có thể tự nướng bánh tại nhà, đây là cách tốt nhất để mẹ bầu an tâm thưởng thức món bánh cookie thơm ngon này mà không sợ tăng cân quá nhiều. Khi tự chế biến mẹ có thể chủ động dùng nguyên liệu tạo đường là mật mía, mật ong thay vì dùng đường tinh luyện vốn không bổ dưỡng mà lại có quá nhiều calorie. Trong đó, mật mía còn được đánh giá là loại nguyên liệu chứa nhiều chất xơ và sắt rất cần thiết trong thai kỳ.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *