Mê sảng người cao tuổi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều sẽ mang đến không ít rắc rối cho cuộc sống và làm suy giảm sức khỏe của họ. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cho những người cao tuổi bị mê sảng là gì?
Bạn đang đọc: Mê sảng người cao tuổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Người cao tuổi là nhóm người dễ bị rối loạn tâm thần nhất. Và một trong những rối loạn đó chính là mê sảng. Vậy mê sảng người cao tuổi liệu có chữa được không và chữa thế nào? Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần này là gì? Trong bài viết này, mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu chi tiết.
Contents
Mê sảng người cao tuổi là bệnh gì?
Mê sảng là sự suy giảm cấp tính về khả năng nhận thức, khả năng chú ý và được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần. Đây là một rối loạn tâm thần khá phổ biến ở người cao tuổi, có thể ảnh hưởng đến khoảng 42% số bệnh nhân cao tuổi nhập viện. Tình trạng mê sảng này xảy ra khi quá trình gửi và nhận tín hiệu trong não người cao tuổi bị suy giảm do sự kết hợp của các yếu tố làm tổn thương và gây sai lệch các hoạt động trong não.
Mê sảng người cao tuổi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bệnh nhân cao tuổi. Mê sảng khiến thời gian nằm viện điều trị của họ kéo dài hơn, chi phí điều trị tốn kém hơn, khả năng phục hồi nhận thức giảm, tỷ lệ sống phụ thuộc và tỷ lệ tử vong tăng lên.
Nguyên nhân gây mê sảng người cao tuổi
Hiện nay, những nguyên nhân chính xác, đầy đủ và rõ ràng khiến người già bị mê sảng chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ và tác nhân “kích hoạt” tình trạng này như:
Yếu tố nguy cơ
Theo các bác sĩ, người cao tuổi bị mê sảng chủ yếu do các yếu tố nguy cơ như:
- Tuổi cao khiến não bộ, hệ thần kinh dễ bị ảnh hưởng nhưng lại khó phục hồi hơn.
- Người già mắc các bệnh như parkinson, hen, dị ứng, thiếu ngủ, trầm cảm nặng, thậm chí là đa bệnh sẽ khiến họ dễ rơi vào trạng thái mê sảng.
- Ở người cao tuổi, tình trạng thiếu hụt nhận thức thần kinh, mất trí nhớ do lão hóa không phải chuyện hiếm gặp. Và đây có thể là nguyên nhân khiến họ mê sảng.
- Người cao tuổi từng có tiền sử mê sảng trước đây, như mê sảng do gây mê, mê sảng do sốt, sảng rượu… cũng khiến họ dễ bị mê sảng khi về già.
- Người già có xu hướng bị rối loạn cảm giác, suy dinh dưỡng, thiếu máu. Và đây cũng được cho là yếu tố có thể dẫn đến chứng mê sảng người cao tuổi.
- Những người cao tuổi không ít người phải cách ly xã hội vì điều kiện sức khỏe, một số người giá bị trầm cảm. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm thần của họ và dẫn đến các rối loạn như mê sảng.
- Nếu trước đây có tiền sử lạm dụng các chất gây nghiện, hiện tại họ uống thuốc giảm đau nhiều, lạm dụng thuốc ngủ để giải quyết vấn đề đau nhức và mất ngủ của tuổi già, họ sẽ tăng nguy cơ bị mê sảng.
Tác nhân kích hoạt
Ngoài ra, có một số tác nhân “kích hoạt” tình trạng mê sảng ở người cao tuổi là:
- Người cao tuổi được thực hiện can thiệp phẫu thuật hoặc tái phẫu thuật.
- Người cao tuổi dùng một số loại thuốc như: Thuốc kháng cholinergic, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm ở người cao tuổi, thuốc an thần.
- Người cao tuổi bị nhiễm trùng cấp tính và sốt dẫn đến mê sảng do sốt.
- Bị mất máu cấp tính, rối loạn cân bằng điện giải và nước.
- Người già bị thiếu ngủ, phải đặt ống thông tiểu, phải nằm bất động hạn chế tiếp xúc với môi trường xung quanh.
- Người cao tuổi sống ở môi trường nước ngoài.
Triệu chứng mê sảng người cao tuổi
Người cao tuổi bị mê sảng sẽ gặp một số triệu chứng như:
- Người cao tuổi không tập trung vào xung quanh hoặc chỉ tập trung vào một vấn đề duy nhất mà không quan tâm đến các vấn đề khác xung quanh.
- Người bệnh có xu hướng ít giao tiếp, không ra ngoài, không tham gia các hoạt động cộng đồng, tự cô lập bản thân và sống thu mình.
- Suy giảm trí nhớ một cách rõ ràng, họ không nhớ được các sự việc xảy ra gần đây.
- Một số trường hợp mê sảng người cao tuổi đi kèm triệu chứng người già quên hết mọi người, mọi thứ xung quanh, quên cả bản thân và không có khả năng tự định hướng.
- Người già quên từ, khó nói, nói vô nghĩa lan man. Họ không còn khả năng tự diễn đạt những gì bản thân muốn nói.
- Họ có sự thay đổi bất thường về hành vi.
- Các các triệu chứng của rối loạn tâm thần kinh bồn chồn, dễ bị kích động, hay tạo ra các âm thanh, bị rối loạn giấc ngủ, gặp ảo giác.
- Các xúc thay đổi thất thường, dễ hoang mang, sợ hãi, lo lắng về một vấn đề không rõ. Thậm chí có người già còn thay đổi nhân cách.
Tìm hiểu thêm: Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu và cách điều trị
Cách điều trị mê sảng người cao tuổi
Chỉ các chuyên gia y tế mới biết nên điều trị mê sảng người cao tuổi như thế nào trong từng trường hợp cụ thể. Khi người cao tuổi được đưa nhập viện, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách: Đánh giá khả năng nhận thức và suy nghĩ, kiểm tra các vấn đề về sức khỏe hay bệnh tiềm ẩn, thực hiện các xét nghiệm khác…
Điều trị mê sảng ở người cao tuổi gồm điều trị nguyên nhân, chăm sóc hỗ trợ, điều trị bằng thuốc và tạo ra một môi trường tốt cho họ. Cụ thể là:
Điều trị bằng thuốc
Khi tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng mê sảng ở người già, các bác sĩ sẽ thay đổi loại thuốc ảnh hưởng đến tâm thần của họ. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể được chỉ định để kiểm soát các cơn đau gây mê sảng, thuốc giảm hoang tưởng hay ảo giác. Các loại thuốc này thường được chỉ định khi người già không thể đi kiểm tra sức khỏe và nếu không dùng thuốc, họ có thể đe dọa đến sự an toàn của người khác. Khi mê sảng người cao tuổi được điều trị dứt điểm, các thuốc này sẽ được chỉ định giảm hoặc ngừng hẳn.
Chăm sóc hỗ trợ người cao tuổi bị mê sảng
Người cao tuổi bị mê sảng sẽ gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt. Thậm chí không ít người bị mất khả năng sống độc lập. Những người thân xung quanh họ nên thường xuyên trò chuyện, thăm hỏi, trao đổi để trấn an cảm xúc của họ. Không nên giao tiếp với họ bằng thái độ căng thẳng để tránh làm bệnh nhân kích động. Hãy hỗ trợ họ tối đa trong việc di chuyển, ăn uống, vệ sinh cá nhân.
>>>>>Xem thêm: Hiện tượng nổi hạch ở cổ bên phải và đau nhức có nguy hiểm không?
Tạo môi trường sinh hoạt có lợi cho bệnh nhân
Một môi trường có lợi cho người cao tuổi mê sảng sẽ gồm các yếu tố như:
- Môi trường yên tĩnh, êm dịu, ánh sáng trong phòng luôn đầy đủ như ban ngày.
- Không có những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh như âm thanh ồn ào, ánh sáng chói gắt.
- Tăng cường sự giao tiếp và hòa nhập của người bệnh với môi trường xung quanh. Khi giao tiếp nên nhẹ nhàng, tránh tranh cãi.
Ngoài ra, người già bị mê sảng cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh. Nếu có các tình trạng như rối loạn chuyển hóa hay nhiễm trùng, họ cần được điều trị sớm và triệt để.
Mê sảng người cao tuổi có thể diễn ra trong vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài tháng. Nếu được hỗ trợ và can thiệp điều trị tốt, thời gian phục hồi của người bệnh sẽ ngắn hơn. Khi thấy người cao tuổi có dấu hiệu mê sảng, tốt nhất người thân nên đưa họ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể