Đối với các bệnh nhân mắc bệnh ung thư thì cần phải thực hiện xạ trị để có thể ngăn ngừa được các tế bào ung thư phát triển trong cơ thể. Các bệnh nhân này đang băn khoăn về vấn đề không biết chăm sóc da như thế nào cho đúng. Vậy thì hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ về mẹo chăm sóc da trước, trong và sau khi xạ trị.
Bạn đang đọc: Mẹo chăm sóc da trước, trong và sau khi xạ trị
Khi mắc phải một căn bệnh nào đó thì da của chúng ta cũng sẽ có những biểu hiện bên ngoài khác thường. Vì vậy chúng ta cần chăm sóc da tốt hơn so với bình thường bởi vì da của chúng ta không được rạng ngời so với bình thường. Đối với các bệnh nhân ung thư cần thực hiện xạ trị để có thể điều trị bệnh. Vì vậy Kenshin sẽ chia sẻ với bạn về các mẹo chăm sóc da trước trong và sau khi xạ trị qua bài viết bên dưới đây.
Contents
Những cách giúp ngăn ngừa sự kích ứng da trước, trong và sau khi xạ trị
Kích ứng da trong khi xạ trị
Người thực hiện xạ trị nên lưu ý một số điều sau đây để tránh bị kích ứng da trước, trong và sau xạ trị:
- Người bệnh tránh mặc những quần áo bó sát và nên mặc những quần áo rộng rãi thoải mái.
- Cố gắng không để những vùng xạ trị và vùng ngực bị dính nước trực tiếp.
- Đối với những bệnh nhân xạ trị thì cần nên sử dụng nước ấm tốt hơn là sử dụng nước nóng.
- Tránh sử dụng những loại xà phòng có chứa nhiều mùi hương.
- Đang sử dụng xà phòng có chứa nhiều chất dưỡng ẩm, tốt nhất là những loại xà phòng làm bằng nguyên liệu tự nhiên.
- Tránh để các phần da tiếp xúc với nhau như phần nách phần bẹn…
Tránh trường hợp để cho da tiếp xúc với da
Tìm hiểu thêm: Mắc bệnh Crohn nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Luôn giữ cho các phần trên cơ thể khô thoáng và sạch sẽ để tránh kích ứng daNgười bệnh có thể tránh trường hợp để da tiếp xúc với da bằng một số biện pháp sau:
- Tránh mặc áo ngực quá chật, hạn chế mặc áo ngực có gọng.
- Nên sử dụng áo nâng ngực lên để có thể tránh phần ngực tiếp xúc trực tiếp với phần da.
- Thường xuyên sử dụng bột bắp để hút ẩm cho các phần xạ trị.
- Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng phấn rôm của trẻ em để thay thế và có thể giúp các vùng xạ trị luôn được khô thoáng.
- Luôn giữ cho các phần trên cơ thể khô thoáng và sạch sẽ.
- Các bệnh nhân xạ trị thôi xảy ra những trường hợp viêm nhiễm nấm trên cả các vùng không xạ trị như: Nấm miệng, nấm mắt, nấm móng… Vì vậy cần giữ cho cơ thể luôn khô thoáng và tránh trường hợp da tiếp xúc với da.
- Nếu người bệnh mắc phải tình trạng nhiễm nấm thì hãy điều trị trước khi xạ trị để tình trạng nhiễm nấm không tệ hơn.
Những cách giúp bạn xử lý kích ứng da trong và sau khi xạ trị
Bạn nên sử dụng các biện pháp xử lý sớm nhất khi có bất kỳ hiện tượng kích ứng da nào xảy ra. Bạn cần phải giữ ẩm da của mình trong suốt quá trình xạ trị để có thể tránh được tình trạng kích ứng da xảy ra. Bạn cũng nên sử dụng kem dưỡng ẩm vào ban đêm để cung cấp độ ẩm cho da một cách tốt nhất. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ như: A&D, Aquaphor…
Khi da bạn xảy ra các hiện tượng đỏ ngứa và rát bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ lô hội để có thể giảm được hiện tượng sưng đỏ. Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây ra tình trạng nặng hơn.
Nếu da của bạn xảy ra tình trạng phồng rộp thì bạn nên giữ những bong bóng phồng rộp đó tránh không được chọc vỡ những bong bóng rợp đó. Bạn chỉ cần rửa những vùng rộp da đó bằng nước ấm và giữ cho vùng da đó luôn khô thoáng và sạch sẽ. Đối với các phần da bị rộp da thì bạn nên sử dụng những miếng gạc không dính như: Miếng lót xeroform hoặc những chất kích thích tạo da để giúp phần da của bạn giảm đi sự đau rát và khó chịu.
Bạn không nên sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm khi chưa được ý kiến của bác sĩ. Đối với các tình trạng da kích ứng nặng hơn thì bạn cần được sự hỗ trợ và thăm khám của bác sĩ.
Các bệnh nhân ung thư có nên tiếp xúc với ánh nắng trong và sau khi xạ trị hay không?
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng và an toàn
Sử dụng kem chống nắng để hạn chế việc da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trờiTheo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa thì các bệnh nhân trong và sau khi xạ trị nên hạn chế cho da của mình tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu như các bệnh nhân đang xạ trị đi bơi thì nên sử dụng những bộ đồ bơi kín cổ và có thể che được các vùng da xạ trị. Và nên mặc áo choàng khi bạn không ở dưới nước. Các bệnh nhân xạ trị nên dùng áo cotton có thể giúp che được các phần da bị xạ trị và có thể giúp các vùng da này dễ dàng khô thoáng hơn. Nhưng các bệnh nhân khi điều trị ung thư nên hạn chế tiếp xúc với nước hồ bơi vì nó chứa Clo sẽ làm vùng da bị xạ trị chuyển biến xấu hơn.
Các bệnh nhân ung thư khi xạ trị nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc có thể sử dụng chỉ số cao hơn. Và nên sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài 20 phút.
Bên trên là những chia sẻ về mẹo chăm sóc da trước trong và sau khi xạ trị của Kenshin. Chắc hẳn đã mang lại cho bạn một số kiến thức bổ ích về cách chăm sóc da cho bệnh nhân ung thư. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến những chia sẻ về sức khỏe của nhà thuốc chúng tôi.
Minh Thuý
Nguồn tham khảo: Y học cộng đồng
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể