Nấm khoang miệng là bệnh gì?

Nấm khoang miệng là bệnh gì? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Nấm khoang miệng là một tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi, họng và thực quản khi bị nấm candida xâm nhập. Nấm khoang miệng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nữ giới thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Bạn đang đọc: Nấm khoang miệng là bệnh gì?

Khi bị nấm khoang miệng, bạn sẽ thấy những mảng gợn trắng bám rất dai và chắc trên bề mặt miệng và lưỡi gây ra cảm giác đau rát rất khó chịu. Tuy nhiên bệnh này có thể dễ dàng kiểm soát nếu bạn hiểu và biết cách giảm thiểu các nguy cơ. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp nấm khoang miệng là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

Nấm khoang miệng là bệnh gì?

Nấm khoang miệng là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, chủ yếu do nấm candida gây ra. Candida là một loại nấm thường trú trong khoang miệng. Khi nấm candida phát triển quá mức kiểm soát ở niêm mạc miệng sẽ gây ra nấm.

Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, trong đó có cả trẻ sơ sinh. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng các loại thuốc kháng nấm. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm thì thời gian chữa trị sẽ lâu hơn vì khi những vi khuẩn nấm đã tích tụ nhiều.

Nấm khoang miệng là bệnh gì? 1 Rất nhiều người thắc mắc nấm khoang miệng là bệnh gì?

Triệu chứng nấm khoang miệng

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện và triệu chứng nào. Nhưng khi tình trạng nhiễm trùng đã trở nên tồi tệ hơn thì sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây xuất hiện.

  • Xuất hiện các mảng bám màu trắng kem hoặc vàng (gần giống như phô mai) ở bên trong má, lưỡi, cổ họng, amidan, nướu (lợi) hoặc môi.
  • Chảy máu nhẹ ở những vết sưng nếu bị các tác động như cọ sát hoặc cạo.
  • Đau nhức và nóng rát trong miệng, cảm giác khó khăn khi nuốt thức ăn.
  • Khô miệng.
  • Da khô hoặc nứt nẻ ở khóe miệng.
  • Cảm giác miệng có mùi vị khó chịu.
  • Mất vị giác.

Khi nấm khoang miệng xảy ra ở trẻ em sẽ gây ra khó khăn khi bú, khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc, có thể sốt nếu nhiễm trùng lan vào thực quản. Có nhiều khả năng bé sẽ truyền bệnh sang cho mẹ khi bú.

Sau đó, các vi khuẩn sẽ di chuyển và lây nhiễm qua lại giữa bầu ngực của mẹ và miệng của bé. Ngực của phụ nữ bị nhiễm nấm candida có thể gặp một số triệu chứng:

  • Núm vú có màu đỏ không bình thường, có thể nứt hoặc ngứa.
  • Bong tróc ở phần da sậm màu hơn của ngực như vùng quầng và núm vú.
  • Cảm giác đau núm vú khi cho con bú.

Tìm hiểu thêm: Suy giảm chức năng màn hầu: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Nấm khoang miệng là bệnh gì? 2 Nấm khoang miệng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra nấm khoang miệng

Thông thường thì hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm nhập có hại như các loại virus, vi khuẩn, nấm. Ngoài ra hệ miễn dịch còn giúp duy trì sự cân bằng của các vi khuẩn tốt và xấu trong cơ thể. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch bị suy yếu, các cơ chế bảo vệ đó không hiệu quả sẽ làm tăng số lượng nấm Candida gây ra nhiễm nấm khoang miệng.

Một số nguyên nhân khiến bạn dễ bị nhiễm nấm khoang miệng như:

  • Ung thư: Khi mắc bệnh ung thư, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sẽ bị suy giảm nghiêm trọng do chính căn bệnh này gây ra hoặc những phương pháp điều trị bệnh như hóa trị, xạ trị.
  • Tiểu đường: Nước bọt của bệnh nhân tiểu đường sẽ có một lượng đường lớn nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, điều đó làm tăng sự phát triển của nấm Candida.
  • HIV/AIDS: Virus HIV gây suy giảm và phá hủy hệ miễn dịch, từ đó làm cho người bệnh dễ mắc phải những bệnh nhiễm trùng cơ hội mà bình thường cơ thể có khả năng chống lại. Nấm khoang miệng là một trong những bệnh phổ biến ở những người nhiễm HIV.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh khiến số lượng lợi khuẩn trong cơ thể bị suy giảm, làm mất cân bằng giữa hai loại vi khuẩn “có lợi” và “có hại”.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Làm gia tăng các vi sinh vật gây hại trong miệng trong đó bao gồm cả nấm.
  • Khô miệng: Miệng khô do một số loại thuốc bạn đang sử dụng
  • Hút thuốc:Khói thuốc lá có thể làm giảm đề kháng của đường hô hấp làm tăng khả năng nhiễm nấm trong không miệng.

Nấm khoang miệng có lây không?

Loại nấm này cũng có thể gây nhiễm trùng nấm men ở các bộ phận khác trên cơ thể nên con đường lây lan cũng rất đa dạng. Tuy nhiên nấm Candida là một loại nấm phổ biến có trong môi trường nên việc bạn bị nấm không hẳn là do lây từ người khác.

  • Nấm khoang miệng có khả năng lây lan qua việc quan hệ tình dục như quan hệ bằng miệng, hôn…
  • Phụ nữ mang thai bị nấm khoang miệng có nguy cơ lây truyền nấm sang con sau khi sinh.
  • Phụ nữ đang cho con bú sẽ lây nấm sang con khi con tiếp xúc với núm vú.
  • Trẻ bị nấm khoang miệng cũng có thể lây sang cho mẹ khi bú.

Phương pháp điều trị nấm khoang miệng

Nấm khoang miệng rất dễ điều trị ở trẻ em và những người lớn khỏe mạnh, tuy nhiên ở những người có hệ miễn dịch yếu sẽ phức tạp hơn. Khi có những dấu hiệu bất thường ở miệng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Thường các bác sĩ sẽ xác định được chính xác các vùng bị ảnh hưởng và thực hiện một số phương pháp thí nghiệm để xác định đúng nguyên nhân. Điều trị nấm khoang miệng, bác sĩ thường sẽ kê một số loại thuốc sau:

  • Thuốc chống nấm fluconazole.
  • Viên ngậm chống nấm clotrimazole.
  • Nước súc miệng chống nấm nystatin.
  • Thuốc uống chống nấm itraconazole, thuốc này chỉ định cho những người không thể đáp ứng với những phương pháp điều trị khác hoặc những người nhiễm HIV.
  • Thuốc điều trị nấm khoang miệng nghiêm trọng amphotericin B.

>> Xem ngay: Xịt họng Betadine – Điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính niêm mạc miệng và họng bao gồm viêm miệng, viêm nướu, loét miệng aphter, viêm họng, viêm amiđan, nhiễm nấm Candida.

Ngăn ngừa nấm khoang miệng

Ngoài cách phương pháp điều trị đặc hiệu, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một số cách khắc phục tại nhà giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát nấm khoang miệng như:

  • Vệ sinh răng miệng tốt, sử dụng bàn chải mềm để đánh răng tránh làm tổn thương các vết sưng do nấm khoang miệng gây nên.
  • Sau khi điều trị nên thay bàn chải đánh răng mới.
  • Nếu bạn đang đeo răng giả, hay cố gắng vệ sinh và làm sạch chúng để làm giảm nguy cơ tái nhiễm.
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc xịt miệng hay nước súc miệng nếu không được sự cho phép của bác sĩ.
  • Có thể dùng một số loại nước từ thiên nhiên như nước muối, hỗn hợp nước và chanh, hỗn hợp nước và giấm táo để uống hoặc súc miệng hàng ngày.
  • Hạn chế lượng đường trong cơ thể từ các thức ăn như bánh mì, bia, rượu vang, nước có gas…
  • Không hút thuốc lá trong thời gian điều trị nấm khoang miệng, nếu có thể, hãy ngừng hẳn việc hút thuốc lá.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, các vitamin giúp làm tăng đề kháng và bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.

Nấm khoang miệng là bệnh gì? 3

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn điều trị theo phác đồ điều trị giun lươn Bộ Y tế ban hành

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể qua các loại thực phẩm giàu vitamin

Nấm khoang miệng gây rất nhiều khó chịu cho người mắc phải. Tuy nhiên bệnh có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc kháng nấm. Ngoài ra việc tự nâng cao sức đề kháng của bản thân cũng giúp ích rất nhiều cho việc điều trị và phòng ngừa nấm khoang miệng. Bài viết này mong rằng đã giải đáp được thắc mắc “Nấm khoang miệng là bệnh gì”. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *