Nghiệm pháp patrick: Cách thực hiện và ý nghĩa chẩn đoán bệnh

Nghiệm pháp patrick hay còn gọi là nghiệm pháp FABER (viết tắt của Flexion, Abduction and External Rotation) tức là gấp, dạng và xoay ngoài. Ba chuyển động này kết hợp tạo ra một nghiệm pháp kích thích đau trên lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý ở vùng hông, thắt lưng và vùng cùng chậu.

Bạn đang đọc: Nghiệm pháp patrick: Cách thực hiện và ý nghĩa chẩn đoán bệnh

Nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau vùng hông lưng hoặc khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày vì bất thường cử động ổ cối hay chi dưới tìm đến bác sĩ và được yêu cầu thực hiện nghiệm pháp patrick. Vậy nghiệm pháp này thực hiện như thế nào và khi có kết quả dương tính có thể mắc các bệnh gì?

Sơ lược về giải phẫu khớp hông

Khớp hông là một khớp gồm 1 lồi cầu và 1 ổ cối, là điểm khớp nối giữa đầu xương đùi và ổ cối của xương chậu. Khớp là khớp động với độ ổn định vốn có của nó chủ yếu được quyết định bởi các thành phần khớp nối xương. Chức năng chính của khớp hông là hỗ trợ, nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, đồng thời tạo điều kiện truyền lực đến các chi dưới, cho phép chúng ta di chuyển một cách linh hoạt.

Khớp hông nối các chi dưới với xương trục của cơ thể. Khớp hông cho phép chuyển động theo ba trục chính, tất cả đều vuông góc với nhau:

  • Trục ngang cho phép chuyển động gấp và duỗi.
  • Trục dọc, hoặc theo chiều dọc dọc theo đùi, cho phép xoay trong và ngoài.
  • Trục trước sau, hoặc tiến tới lùi, cho phép dạng và khép.

Nghiệm pháp patrick: Cách thực hiện và ý nghĩa chẩn đoán bệnh 1

Cấu trúc khớp hông

Ngoài việc vận động, khớp hông còn tạo điều kiện cho việc chịu trọng lượng cơ thể. Sự ổn định của khớp hông phát sinh từ một số yếu tố như: Hình dạng của ổ cối, độ sâu của ổ cối. Có thêm một vòng sụn xơ bao quanh ổ cối, cung cấp các chức năng sau:

  • Truyền tải lực.
  • Tăng cường sự ổn định của khớp hông.
  • Điều chỉnh tính chất của chất lỏng hoạt dịch.

Nghiệm pháp Patrick là gì?

Nghiệm pháp Patrick có thể được sử dụng để đánh giá khớp háng, khớp cùng chậu hoặc cột sống thắt lưng như một bài kiểm tra kích thích đau và đánh giá một cách khách quan. Patrick’s test được thực hiện nhanh chóng và có thể đưa ra thước đo về phạm vi chuyển động cũng như là một thử nghiệm kích thích cơn đau, mặc dù nó không thể giúp chẩn đoán xác định bệnh nhưng có thể hỗ trợ bác sĩ dùng suy luận lâm sàng về những xét nghiệm tiếp theo cần thực hiện.

Kỹ thuật thực hiện

Patrick’s test rất hữu ích trong việc phát hiện hạn chế cử động hông và phân biệt đau hông với bệnh cùng chậu. Bài kiểm tra đôi khi được gọi bằng từ viết tắt FABER, bắt nguồn từ các chữ cái đầu tiên của các chuyển động mà nó đánh giá (gấp, dạng, xoay ngoài). Nghiệm pháp Patrick được thực hiện trước tiên ở bên không có triệu chứng, sau đó là bên có triệu chứng theo thứ tự:

  • Bệnh nhân nằm ngửa, thoải mái thả lỏng và vị trí bệnh nhân nằm khám ngang với hông của bác sĩ.
  • Gấp gối và dạng chân ra ngoài, chân bắt chéo như số 4 sao cho bàn chân của chân khám nằm ở ngang đầu gối chân còn lại.
  • Bác sĩ đặt vị trí hai tay sao cho một tay ở đầu gối của chân đang dạng và gấp, tay còn lại ở gai chậu trước trên của khung chậu ở phía đối diện. Ổn định khung chậu với mục đích là giữ cho xương chậu của bệnh nhân ổn định, ít di động ở mức cao nhất có thể.
  • Hướng dẫn bệnh nhân thả lỏng chân và từ từ thả tay ra bên dưới đầu gối để nó rơi xuống. Nếu cách này không mô phỏng lại được cơn đau như các triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ di chuyển lòng bàn tay đặt lên trên bề mặt của đầu gối và tạo một áp lực hướng xuống để thực hiện động tác xoay ngoài của hông cho đến gặp một áp lực tự nhiên kháng cự mà không vượt quá điểm gây cho bệnh nhân đau nhói. Quan sát nét mặt của bệnh nhân và lưu ý điểm cảm thấy đau.
  • Đưa chân bệnh nhân về vị trí ban đầu, sau đó bác sĩ đi vòng sang phía đối diện của ghế khám và lặp lại nghiệm pháp ở bên có triệu chứng.
  • Ghi lại những phát hiện cho phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Ngứa khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Nghiệm pháp patrick: Cách thực hiện và ý nghĩa chẩn đoán bệnh 2
Cách thực hiện nghiệm pháp Patrick

Sự chính xác

Có nhiều nghiên cứu khác nhau đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của nghiệm pháp Patrick, kết quả như sau:

  • Độ nhạy: 69 – 77 %. Độ nhạy của một nghiệm pháp hay xét nghiệm là tỷ lệ những người thực sự có bệnh, được test cho kết quả dương với tổng số người mắc bệnh (bao gồm những người mắc bệnh có kết quả test dương và kết quả test âm, âm tính giả).
  • Độ đặc hiệu: 100 %. Độ đặc hiệu của một nghiệm pháp hay xét nghiệm là tỷ lệ những người không mắc bệnh, được test cho kết quả âm tính với tổng số người thật sự không mắc bệnh (bao gồm những người không có bệnh có kết quả test âm và test dương, dương tính giả).

Nghiệm pháp Patrick thường được sử dụng khi nào?

Khi thực hiện Patrick’s test, kết quả nghiệm pháp được xem là dương tính nếu bị đau ở khớp hông hoặc khớp xương cùng, hoặc nếu chân không thể hạ xuống đến mức song song với chân đối diện. Nghiệm pháp Patrick thường được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh lý:

  • Đau khớp cơ cùng chậu (chủ yếu thường ở phía sau) khi xoay hông ra ngoài: Viêm khớp cùng chậu, viêm túi mật.
  • Đau hông sau khi xoay hông ra ngoài: Tổn thương hoặc chấn thương hông sau.
  • Đau háng khi xoay hông ngoài: Bệnh lý tại khớp hông (tổn thương hay chấn thương tại hông (tác động vào ổ cối xương đùi), rách sụn viền ổ cối, tổn thương giả bướu, tổn thương sụn ở hông, thoái hóa khớp háng). Bệnh lý liên quan đến cơ thắt lưng chậu (nghiệm pháp Patrick cũng giúp đánh giá căng cơ thắt lưng, bệnh lý của cơ thắt lưng chậu, chẳng hạn như áp xe trong khung chậu kích thích bao cơ thắt lưng chậu, dẫn đến đau ở vị trí này).

Nghiệm pháp patrick: Cách thực hiện và ý nghĩa chẩn đoán bệnh 3

>>>>>Xem thêm: Chống xuất tinh sớm bằng kem đánh răng liệu có hiệu quả?

Nghiệm pháp patrick giúp xác định điểm đau

Nghiệm pháp patrick là một thủ thuật cần thiết giúp bác sĩ xác định các điểm đau ở vùng hông lưng hay vùng chậu của bạn và giúp định hướng chẩn đoán các bệnh lý nguyên nhân. Khi được đề nghị thăm khám, bạn chỉ cần thả lỏng cơ thể và làm theo yêu cầu của bác sĩ, không gồng khi thực hiện các động tác vì có thể gây nên sai lệch kết quả.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *