Ngộ độc metformin khi điều trị tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm toan axit lactic và ngộ độc metformin trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường là một biến chứng hiếm gặp nhưng khi xảy ra có thể rất nghiêm trọng và dẫn đến tử vong, Vì vậy người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị.

Bạn đang đọc: Ngộ độc metformin khi điều trị tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Metformin là một loại thuốc trị tiểu đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm các biến chứng. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn, những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc vì có thể gây ra ngộ độc metformin hoặc nhiễm toan axit lactic.

Tác dụng của metformin

Metformin chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường loại 2, đặc biệt là ở những bệnh nhân béo phì. Metformin đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng tiểu đường tới 30%.

Chức năng chính của metformin là ngăn gan giải phóng quá nhiều glucose (đường) vào máu. Bên cạnh đó cũng giúp tăng phản ứng của cơ thể với insulin, hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp cơ thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Metformin làm tăng độ nhạy cảm với insulin, cho phép glucose đi từ tế bào vào máu.Thuốc không gây hạ đường huyết nên metformin được coi là thuốc chống đái tháo đường hiệu quả.

Metformin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc trị đái tháo đường khác và người bệnh phải ăn kiêng và tập thể dục để kiểm soát tình trạng của mình.

Ngộ độc metformin và nhiễm toan axit lactic khi điều trị tiểu đường nguy hiểm như thế nào? 1 Metformin được sử dụng để điều trị tiểu đường loại 2

Nguy cơ nhiễm toan axit lactic khi điều trị tiểu đường loại 2

Trong khi điều trị đái tháo đường loại 2, metformin là thuốc được ưu tiên lựa chọn để điều trị. Metformin có thể được kết hợp với tất cả các nhóm thuốc hạ đường huyết khác và có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, metformin chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận nặng vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic và có thể gây tử vong. Sự tích tụ metformin và nhiễm axit lactic tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của suy thận vì metformin được đào thải chủ yếu qua thận.

Biểu hiện khi ngộ độc metformin

Khi sử dụng nhiều metformin sẽ xuất hiện một số triệu chứng nhẹ như khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi. Các tác dụng phụ này có thể được giảm bớt nếu giảm liều lượng sử dụng và tăng dần khi đã quen thuốc.

Metformin cũng có thể liên quan đến một tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng được gọi là nhiễm axit lactic. Trong đó cơ thể tích tụ quá nhiều axit lactic do bệnh nhân mắc các bệnh về tim, gan hoặc thận. Vì phần lớn metformin được đào thải khỏi cơ thể qua thận.

Những người tiểu đường loại 2 và bị suy thận cần dùng metformin với liều lượng thấp hơn để duy trì mức an toàn và tránh tác dụng phụ.

Tìm hiểu thêm: Hạch ở vú do nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không?

Ngộ độc metformin và nhiễm toan axit lactic khi điều trị tiểu đường nguy hiểm như thế nào? 2 Ngộ độc metformin hay nhiễm axit lactic khi đang điều trị tiểu đường rất là nguy hiểm

Những đối tượng nên lưu ý khi sử dụng metformin

Bệnh thận hoặc suy thận: Không nên dùng metformin cho bệnh nhân suy thận nặng vì nguy cơ nhiễm toan lactic. Nguy cơ này tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của bệnh thận.

Bệnh gan: Metformin có thể làm giảm sự hấp thu lactate ở gan và làm tăng nồng độ lactate trong máu. Không sử dụng nếu bạn bị suy gan do tăng nguy cơ nhiễm axit lactic.

Nhồi máu cơ tim hoặc bệnh nhiễm trùng nặng: Tất cả đều làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic.

Dị ứng hoặc quá mẫn: Không sử dụng nếu đã biết dị ứng với metformin.

Nhiễm toan chuyển hóa cấp hoặc mãn tính: Không dùng metformin trong trường hợp nhiễm toan chuyển hóa, kể cả nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Thời kỳ mang thai: Metformin đã được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đang dùng metformin và dự định có thai, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Thời kỳ cho con bú: Metformin có thể đi vào sữa mẹ và tiềm ẩn nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ.

Bệnh nhân tiểu đường sử dụng metformin điều trị cần tránh nhiễm toan lactic như thế nào?

Một số lưu ý khi sử dụng metformin cho bệnh nhân tiểu đường:

  • Chống chỉ định sử dụng metformin ở bệnh nhân suy thận dẫn đến nguy cơ nhiễm toan lactic cao.
  • Không được dùng cho bệnh nhân nhiễm các thể toan chuyển hóa cấp tính vì có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Trước khi điều trị bằng metformin cần xác định mức độ lọc cầu thận (eGFR) và theo dõi hàng năm khi sử dụng metformin. Cần kiểm tra chức năng thận ít nhất 1 lần/năm đối với bệnh nhân có chức năng thận bình thường và 3 – 6 tháng/lần đối với bệnh nhân có nguy cơ suy thận, bệnh nhân cao tuổi.
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng metformin nên được đánh giá về các yếu tố nguy cơ liên quan như sốc tim, suy tim, hôn mê sâu và nhiễm trùng huyết.
  • Điều chỉnh liều và theo dõi chức năng thận bị suy giảm ở bệnh nhân suy thận mức độ trung bình.
  • Tạm ngừng điều trị bằng metformin nếu bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc cản quang iod, gây mê phẫu thuật.
  • Khi có các triệu chứng nhược cơ, yếu cơ, nôn mửa, đau bụng, khó thở, hạ thân nhiệt, giảm nhịp tim,… Cần ngừng ngay việc điều trị và thông báo cho bác sĩ để xác định mức độ lactate trong máu.

Ngộ độc metformin và nhiễm toan axit lactic khi điều trị tiểu đường nguy hiểm như thế nào? 3

>>>>>Xem thêm: Trong thành phần của thuốc nhỏ mắt gồm có những gì?

Đối với bệnh nhân suy thận được khuyến cáo không sử metformin để điều trị tiểu đường

Nhiễm axit lactic là một trong những biến chứng nghiêm trọng khi điều trị bệnh tiểu đường loại 2 bằng metformin. Để tránh những biến chứng trên, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ.

Nếu có dấu hiệu cảnh báo nhiễm toan lactic hay ngộ độc metformin bệnh nhân cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt không được sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc vì gan lúc này phải hoạt động nhiều hơn, giảm sản xuất và lưu thông glucose dẫn đến lượng đường trong máu thấp làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *