Ngôi thai là yếu tố quan trọng góp phần quyết định lựa chọn phương pháp sinh cho các mẹ bầu khi vượt cạn. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ về ngôi thai. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Kenshin sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ ngôi thai là gì.
Bạn đang đọc: Ngôi thai là gì? Tầm quan trọng của việc xác định ngôi thai trong chuyển dạ
Ngôi thai là gì? Việc xác định chính xác ngôi thai có ý nghĩa như thế nào trong chuyển dạ? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của Kenshin. Do vậy, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé.
Contents
Ngôi thai là gì?
Ngôi thai là gì? Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước khung chậu của mẹ đến ống dẫn sinh. Đây là phần đầu tiên đi ra khỏi cơ thể của mẹ trong cuộc sinh. Vị trí của ngôi thai sẽ khác nhau tùy vào sự chuyển động của thai nhi.
Thai nhi dưới 24 tuần thường là ngôi di động do trong thời gian này thai nhi vẫn xoay trở thường xuyên trong buồng tử cung. Ngôi của thai nhi sẽ dần ổn định khi đến những tháng cuối thai kỳ.
Các kiểu ngôi thai thường gặp
Ngôi thai là gì? Câu trả lời vừa được bật mí ở phần trên. Vậy ngôi thai bao gồm những kiểu nào và đặc điểm của các kiểu ngôi thai ra sao?
Thông thường, ngôi thai sẽ có 2 dạng chính đó là ngôi dọc và ngôi ngang. Trong đó:
Ngôi dọc
Ngôi dọc bao gồm ngôi đầu và ngôi mông. Khi thai ở ngôi này, thai nhi sẽ nằm dọc.
Ngôi đầu
Ngôi thai đầu hay còn gọi là ngôi thuận. Lúc này, đầu của thai nhi sẽ hướng về phía dưới âm hộ, gáy thai nhi quay về phía bụng và mông của thai nhi sẽ hướng về phía ngực của mẹ.
Khi chuyển dạ, đầu của thai nhi sẽ ra khỏi âm độ đầu tiên, tay chân xuôi về phía sau sẽ gọn hơn và điều này giúp cho việc sinh nở của mẹ trở nên thuận lợi hơn.
Ngôi thai đầu bao gồm 4 dạng là ngôi thóp trước, ngôi chỏm, ngôi trán và ngôi mặt, được phân loại dựa trên mức độ cúi ngửa đầu của thai nhi.
Ngôi mông
Cũng là ngôi dọc như ngôi đầu song vị trí đầu của thai nhi ở ngôi mông lại hướng lên phía trên ngực, mông bé thì hướng về đáy khung chậu của mẹ.
Khi chuyển dạ, phần mông và chân của thai nhi sẽ đi ra ngoài âm hộ trước sau đó phần thân và sau cùng là phần đầu. Theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa thì nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ và bé khi thai ngôi mông rất cao, thai nhi có thể tử vong và sản phụ có thể phải đối mặt nguy cơ tai biến.
Ngôi mông được chia thành 2 loại chính bao gồm ngôi mông hoàn toàn và ngôi mông không hoàn toàn. Ở ngôi mông không hoàn toàn có 3 kiểu là kiểu mông, kiểu đầu gối và kiểu bàn chân.
Ngôi ngang
Ngôi ngang hay còn được biết đến với tên gọi khác là ngôi vai hoặc ngôi xiên. Thay vì nằm theo trục dọc, ở ngôi này, thai nhi lại nằm ngang tử cung. Tuy vậy, đầu, vai và mông của thai nhi không phải lúc nào cũng đều ngang nhau mà một cực sẽ nằm ở hố chậu còn cực còn lại sẽ ở phía hạ sườn.
Khi mẹ bắt đầu có cơn chuyển dạ, vai của thai nhi sẽ trình diện trước eo mẹ. Mỏm vai chính là mốc của ngôi ngang.
Ngôi ngang là tình trạng bất thường ngôi thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Khi được chẩn đoán ngôi ngang, mẹ bầu cần được theo dõi tích cực trong 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh trường hợp ối vỡ non gây đe doạ tính mạng của con.
Trong trường hợp này, khi thai đủ tháng, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để dự phòng các biến chứng nguy hiểm như vỡ ối, sa tay, sa dây rau.
Tầm quan trọng của việc xác định ngôi thai trong chuyển dạ
Việc xác định chính xác ngôi thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc, tiên lượng cuộc sinh đồng thời ngôi thai cũng là yếu tố quyết định mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ.
Quyết định phương pháp sinh thường hay sinh mổ
Khi xác định được ngôi thai, bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu phương pháp sinh phù hợp. Việc mẹ bầu sinh thường hay sinh mổ phải dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả ngôi của thai nhi.
- Nếu ngôi thai là ngôi chỏm và các yếu tố khác đều thuận lợi thì bác sĩ sẽ tư vấn mẹ bầu nên chọn đẻ thường.
- Đối với ngôi mông, các bác sĩ thường rất ít khi ra chỉ định sinh thường. Nếu có thì mẹ bầu phải có đầy đủ các yếu tố thuận lợi khác.
- Với các ngôi bất thường như ngôi mặt, ngôi ngang, ngôi trán bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ.
Tiên lượng cuộc sinh
Thông qua ngôi thai cùng một số yếu tố khác từ phía mẹ bầu và thai nhi, bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng cho cuộc sinh từ đó giúp dự phòng xác yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi.
Ngôi thai bất thường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thai. Ngôi thai bất thường khiến cho quá trình chuyển dạ kéo dài, thai nhi không được cung cấp đủ oxy dẫn đến ngạt. Suy thai vô cùng nguy hiểm, thai nhi có thể gây ra những biến chứng về não, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Theo dõi trong quá trình chuyển dạ
Mặc dù đã xác định được ngôi thai trước đó nhưng trong quá trình chuyển dạ nếu nhận thấy ngôi thai không có sự tiến triển, ngôi thai không lọt, không tiến triển khi đã xoá mở hết cổ tử cung thì bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai.
Tìm hiểu thêm: Điều trị ung thư gan nguyên phát
Cách nhận biết ngôi thai
Để xác định được chính xác ngôi thai, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ, đặc biệt là từ tuần thai thứ 28 trở đi. Siêu âm thai là phương pháp xác định ngôi thai chính xác nhất.
Ngoài việc cho mẹ biết được ngôi thai là thuận hay ngược, là bình thường hay bất thường, phương pháp này còn giúp cung cấp cho bác sĩ và mẹ những thông tin quan trọng như cân nặng của thai nhi, tình trạng nước ối, bánh nhau, dây rốn, hình thái cũng như sự phát triển của các cơ quan của thai nhi…
Ngoài siêu âm thai, mẹ bầu có thể nhận biết ngôi thai bằng cách:
Thông qua cử động của thai nhi
Mẹ bầu có thể thông qua vị trí thai máy hoặc cử động chân tay của thai nhi trong bụng mẹ để dự đoán vị trí của ngôi thai đồng thời nhận biết ngôi thai có thuận hay không thuận.
Nếu thấy con đạp phía dưới bụng thì chứng tỏ thai nhi vẫn chưa xoay chuyển về đúng vị trí hoặc thai ngôi ngược và ngược lại nếu con đạp phía trên bụng thì thai đã ở ngôi thuận.
Phán đoán ngôi thai bằng tay
Phương pháp phán đoán ngôi thai bằng tay sẽ giúp mẹ bầu nhận biết dấu hiệu ngôi thai đã thuận hay chưa. Để thực hiện, mẹ chỉ cần nằm xuống sau đó hướng dẫn bố làm theo các bước sau:
- Bố đặt hai tay vào đáy tử cung sau đó đẩy nhẹ bụng mẹ. Nếu bố thấy cứng cứng thì đó rất có thể chính là đầu của thai nhi.
- Tiếp đó, bố đặt hai tay lần lượt vào hai bên vùng bụng trái và phải. Tay trái để nguyên, tay phải sờ nắn nhẹ nhàng sau đó làm ngược lại tay trái sờ nắn nhẹ nhàng và tay phải để nguyên. Bước này giúp xác định lưng của thai nhi nằm phía bên nào.
>>>>>Xem thêm: Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc ngôi thai là gì, tầm quan trọng của việc xác định ngôi thai trong chuyển dạ và cách nhận biết ngôi thai. Mong rằng bài viết sức khỏe hôm nay của Kenshin có thể giúp mẹ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể