Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy khi mang thai và một số điều cần lưu ý

Mang thai có liên quan đến nhiều thay đổi sinh lý ở nhiều hệ cơ quan trên khắp cơ thể. Rối loạn vận động của đường tiêu hóa là tình trạng phổ biến trong thời kỳ mang thai và có thể dẫn đến nhiều phức hợp triệu chứng, bao gồm ợ chua, buồn nôn và nôn, khó chịu ở hạ sườn phải, táo bón và tiêu chảy khi mang thai.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy khi mang thai và một số điều cần lưu ý

Một số nghiên cứu đã đánh giá mức độ phổ biến của bệnh tiêu chảy trong thai kỳ rằng 34% phụ nữ mang thai đi tiêu thường xuyên hơn. Vì hội chứng ruột kích thích là phổ biến trong dân số nói chung nên có lẽ nó thường xảy ra trong thời kỳ mang thai. Prostaglandin có thể đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích gây tiêu chảy khi mang thai.

Lý do dẫn đến tiêu chảy khi mang thai là gì?

Nếu có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong ngày thì đây là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở có thể do virus, vi khuẩn đường ruột, ngộ độc thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hoặc một số bệnh lý. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu chảy cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân này, ngoài ra còn có thể xuất phát từ hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh celiac và viêm loét đại tràng. Bệnh cạnh đó, những yếu tố có thể gây tiêu chảy ở bà bầu còn có thể kể đến đó là:

  • Đột ngột thay đổi chế độ ăn uống, hệ tiêu hóa sẽ không kịp thích nghi, dẫn đến tiêu chảy trong thời kỳ đầu mang thai.
  • Nhạy cảm với những thực phẩm mới, lạ hoặc những thực phẩm bạn chưa từng ăn trước khi mang thai có thể gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy khi tiêu thụ trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu phải bổ sung đủ lượng vitamin cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Uống quá nhiều vitamin có thể gây đau bụng và tiêu chảy.
  • Sự thay đổi nội tiết tố có thể làm chậm hoặc tăng hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy khi mang thai.

Vì sao bà bầu hay gặp tiêu chảy khi mang thai?1

Đột ngột thay đổi chế độ ăn uống có thể dẫn đến tiêu chảy khi mang thai trong giai đoạn đầu

Tiêu chảy cũng có thể xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ, ngay trước ngày dự sinh của bé. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng bị tiêu chảy trong những tháng cuối của thai kỳ.

Trường hợp nào cần đi khám nếu tiêu chảy khi mang thai?

Tiêu chảy khi mang thai có các triệu chứng khác nhau tùy theo nguyên nhân và thường kéo dài từ 1 đến 10 ngày. Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy cần đi khám nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Có cơn đau bụng âm ỉ quanh rốn, đôi khi có thể nặng hơn và dẫn đến co giật. Đôi khi có thể bị đau bụng dữ dội vào mỗi lần đi tiêu. Đau bụng kích thích co bóp tử cung và ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nôn mửa: Thường gặp khi bị tiêu chảy do bệnh tả hoặc rotavirus. Người bệnh thường xuyên nôn mửa, đi ngoài phân lỏng khiến bà bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi, mất nước và điện giải, nhanh chóng mệt mỏi.
  • Đặc biệt là tiêu chảy do nhiễm khuẩn, có thể nghiêm trọng và nguy hiểm hơn ở phụ nữ mang thai vì hệ thống miễn dịch của họ kém hơn.

Tiêu chảy ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đặc biệt, người mẹ mệt mỏi, suy dinh dưỡng, mất nước khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, nguy hiểm nhất là thai chết lưu trong bụng mẹ.

Trên đây là một số triệu chứng cần được đi khám ngay. Nếu không được điều trị kịp thời, sốc mất nước có thể xảy ra và gây nguy hiểm cho sản phụ.

Tìm hiểu thêm: Tình trạng lệch cơ trong tập luyện thể hình

Vì sao bà bầu hay gặp tiêu chảy khi mang thai?2
Bà bầu cần đi khám nếu tiêu chảy kèm đau bụng dữ dội

Những điều cần lưu ý khi bị tiêu chảy khi mang thai

Nếu không may gặp phải tình trạng tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu cần liên hệ đến bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí. Bên cạnh đó cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước: Tiêu chảy có thể khiến cơ thể bị mất nước và các chất điện giải. Uống nhiều nước có thể giúp cơ thể bù lại lượng nước bị mất, giúp cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt hơn. Mẹ bầu cần lưu ý tránh các loại đồ uống có ga, nước ngọt gây hại cho sức khỏe và có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Khi bị tiêu chảy, cơ thể của mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì thế nên mẹ bầu cần cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Ăn uống an toàn, vệ sinh: Bà bầu nên ăn thực phẩm được nấu chín, không ăn rau sống, thực phẩm chưa được rửa sạch, hạn chế ăn salad, gỏi, thịt sống tái,… Nếu không chắc chắn một loại thực phẩm đã qua chế biến hay chưa, hãy hạn chế ăn ở những nơi không đảm bảo vệ sinh.
  • Thực phẩm cần tránh: Hãy tránh các nhóm thực phẩm chứa nhiều gia vị hoặc chứa các chất béo không tốt cho sức khỏe, hạn ăn cá biển, ốc, hoặc các thực phẩm đã ghi nhận dị ứng trước đó.
  • Thực phẩm nên bổ sung: Nên bổ sung những thực phẩm có lợi như chuối, bí ngô luộc, cháo thanh đạm, bột yến mạch, khi tình trạng tiêu chảy đã được đẩy lùi, mẹ bầu có thể bổ sung thêm sữa chua để tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Vì sao bà bầu hay gặp tiêu chảy khi mang thai?3

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đau mắt làm thế nào cho mau khỏi?

Cần nghỉ ngơi nhiều hơn nếu bị tiêu chảy khi mang thai

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng tiêu chảy khi mang thai. Đây là một trong những tình trạng thường gặp khi mang thai, tuy nhiên cũng có những trường hợp dẫn đến nguy hiểm cho sản phụ. Vì vậy khi có những triệu chứng bất thường thì cần đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

  • Bị tiêu chảy nên uống gì để bù nước, mau khỏe
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu bị tiêu chảy có sao không?
  • Bị tiêu chảy nên làm gì? Những cách trị tiêu chảy hiệu quả

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *