Hiện tượng đau mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là hiếm gặp. Sức đề kháng của trẻ còn kém, nếu không được chăm sóc tốt, nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt. Vậy trẻ sơ sinh bị đau mắt làm thế nào cho mau hết bệnh?
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị đau mắt làm thế nào cho mau khỏi?
Bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh thông thường rất mau khỏi và lành tính. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời không phải không có biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể dẫn tới viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc sâu, viêm mủ túi lệ,… Vậy trẻ sơ sinh bị đau mắt làm thế nào? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ? Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ phải làm sao? Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ như thế nào? Những câu hỏi như thế này được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Thông tin trong bài viết dưới đây chia sẻ về cách chăm sóc, điều trị bạn có thể tham khảo nhé!
Contents
Nguyên nhân gây đau mắt ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân có thể do trong quá trình sinh con, có thể bị ép trong âm đạo, do tiếp xúc với dịch ối vì vậy mắt trẻ có thể bị đau trong những ngày đầu. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì sẽ rất mau khỏi. Ngược lại, nếu không biết cách chăm sóc hoặc không chăm sóc có thể dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn, viêm kết mạc… Ngoài ra còn một một số nguyên nhân khác do bị nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng, nhiễm virus, vi khuẩn từ mẹ sang con, tắc tuyến lệ…
Nếu trẻ bị đau mắt do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra sẽ có triệu chứng như sưng mí, mắt đỏ và có chảy mủ. Thông thường các triệu chứng xuất hiện trong vòng 1 – 2 tuần đầu sau khi sinh. Vi khuẩn chlamydia có thể gây đau mắt đỏ và làm nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Nếu mẹ mắc bệnh này trong quá trình mang thai mà không được điều trị có thể là nguyên nhân lây truyền cho con trong khi sinh. Có khoảng 1 nửa trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do chlamydia cũng bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác trên cơ thể như phổi và vòm họng.
Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ làm thế nào cho mau khỏi?
Bệnh đau mắt đỏ do lậu mủ cũng là bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh giống như đau mắt đỏ do chlamydia. Thông thường trong tuần đầu sau sinh bệnh sẽ khởi phát. Bệnh sẽ có các triệu chứng như đỏ mắt, sưng mí và mủ dày ở mắt. Với bệnh đau mắt đỏ lậu mủ này có thể dẫn tới nhiễm trùng máu nghiêm trọng, nhiễm trùng tủy sống, niêm mạc não gây viêm màng não.
Đau mắt ở trẻ sơ sinh không chỉ do vi khuẩn mà còn có thể do một số loại thuốc nhỏ mắt dành cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây kích ứng cho mắt. Trường hợp kích ứng này khiến mắt trẻ có thể hơi sưng và đỏ nhẹ. Bên cạnh đó còn có một số vi khuẩn, virus khác trong cơ thể người mẹ có thể truyền sang con gây nên tình trạng đau mắt đỏ như những vi khuẩn sống trong âm đạo, virus gây mụn rộp sinh dục…
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt ở trẻ nhỏ
Thông thường trẻ sinh ra với đôi mắt khỏe mạnh và có thể nhìn thấy ánh sáng ở gần mình. Khi mới sinh ra bé chỉ nhìn được ở phạm vi gần tầm 25cm nhưng tầm nhìn sẽ tăng lên nhanh chóng theo thời gian. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt ở trẻ nhỏ cũng không khó như mắt có dấu hiệu đỏ hay đóng ghèn ở mắt. Tình trạng như vậy là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng mắt. Nếu mắt chảy nhiều nước mắt thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh tắc tuyến lệ.
Nếu tình trạng viêm mí mắt do đau mắt đỏ trở nặng, kéo theo sưng ở vùng mắt. Vì mắt sưng nên trẻ sẽ khó mở mắt.
Khi mắt đỏ cũng là lúc có chất nhầy hay còn gọi là ghèn có màu vàng, trắng hoặc xanh. Ghèn đóng dày lên ở khóe mắt đuôi mắt và bao phủ toàn bộ mắt. Vì ghèn dính nên khi sáng thức dậy rất khó mở mắt.
Hoặc hai mắt không phối hợp cùng nhau đó là sự rối loạn vận động cơ mắt. Nguy hiểm hơn nếu con ngươi mắt có điểm trắng thì có thể đó là dấu hiệu của mắt đục thủy tinh thể hoặc cảnh báo ung thư.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt làm thế nào? Cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ là câu hỏi được nhiều ông bố bà quan tâm. Điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới đó là đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám. Nếu trẻ bị đau mắt đỏ do nhiễm trùng bởi vi khuẩn gây ra, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ xử trí.
Tìm hiểu thêm: Xẹp nhĩ có nguy hiểm không? Phòng ngừa và điều trị như thế nào?
Nên vệ sinh mắt trẻ bằng nước muối sinh lý hằng ngày để giảm tình trạng đau mắt đỏDân gian cũng có nhiều cách để trị bệnh đau mắt. Tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan dùng các phương pháp dân gian có thể không tốt cho trẻ. Nếu ở tình trạng nhẹ thuốc kháng sinh được dùng như thuốc mỡ tra mắt hoặc thuốc nhỏ mắt. Có thể sẽ được dùng kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống.
Phương pháp điều trị viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nếu nặng có thể kết hợp cả tiêm tĩnh mạch, kháng sinh uống và nhỏ tại chỗ. Mắt bị nhiễm trùng cần rửa bằng nước muối sẽ loại bỏ mủ tích tụ, ghèn và loại bỏ bớt tác nhân gây bệnh. Nếu tình trạng viêm kết mạc do bị viêm tắc tuyến lệ có thể được điều trị bằng cách massage giữa vùng mũi và mắt. Nếu sau 1 tuổi trẻ vẫn còn tình trạng này thì cần được can thiệp bằng thủ thuật thông lệ đạo.
Nếu đau mắt viêm kết mạc do lậu cầu cần kết hợp tra thuốc tích cực và nhỏ thuốc, nếu tình trạng nặng hơn bác sĩ sẽ cân nhắc tiêm kháng sinh tĩnh mạch. Đây là trường hợp cần điều trị triệt để vì không điều trị có thể dẫn tới tình trạng phát triển vết loét giác mạc đó là nguyên nhân dẫn tới mù lòa.
Nếu bị bệnh viêm kết mạc do Chlamydia cần dùng kháng sinh dạng uống để điều trị. Điều trị tại chỗ là không hiệu quả và không loại bỏ được các vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ sơ sinh. Vi khuẩn thâm nhập phổi gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.
Nếu bệnh viêm kết mạc do dị ứng thuốc thì nên ngưng thuốc hoặc đổi thuốc. Cần chăm sóc mắt bằng thuốc dưỡng để bảo vệ nhãn cầu trẻ sơ sinh sẽ ổn lại.
Nếu bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn, virus khác nên dùng kháng sinh phù hợp dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ để điều trị. Viêm kết mạc do virus điều trị chủ yếu là hỗ trợ giảm kích ứng bằng thuốc chống viêm, đồng thời dùng các thuốc bôi trơn bảo vệ nhãn cầu, giảm bớt kích thích mắt.
Cách chăm sóc và phòng ngừa mắt tránh nhiễm khuẩn
Cách chăm sóc và phòng ngừa mắt để tránh nhiễm khuẩn cho trẻ khá quan trọng. Nếu được chăm sóc tốt thì mắt trẻ sẽ không gặp phải những tình trạng bệnh như vừa nêu trên. Chăm sóc bằng cách nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cho trẻ. Thông thường một ngày nên vệ sinh mắt cho trẻ 2 – 3 lần hoặc khi có ghèn.
>>>>>Xem thêm: Mách bạn những loại kem trị dị ứng mỹ phẩm giúp da nhanh hồi phục
Việc massage mắt để giảm ghèn cũng là một giải pháp tốt.Việc massage mắt để giảm ghèn cũng là một giải pháp tốt. Dùng đầu ngón tay út massage nhẹ vùng dưới đầu mắt, chỉ cần làm 3 lần/ngày và mỗi lần khoảng 1 – 2 phút tình trạng sẽ cải thiện.
Để phòng ngừa những bệnh liên quan về mắt cho trẻ, nên kéo dài việc vệ sinh mắt cho tới khi trẻ 6 tháng tuổi. Khăn rửa mặt cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và được phơi ngoài trời nắng tránh tình trạng ẩm mốc. Đồng thời khăn rửa mặt không được dùng để vệ sinh vùng khác trên cơ thể.
Chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh, để bảo vệ cho đôi mắt trẻ luôn khỏe mạnh, cha mẹ cũng nên kiểm tra mắt thường xuyên cho con để phát hiện bất thường nếu có.
Nếu như thấy mắt trẻ có dấu hiệu như thị lực kém hay mắt lác, đau mắt… nên đưa trẻ đi khám bệnh để có cách điều trị phù hợp. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn rất quan trọng nên không thể xem nhẹ được. Hy vọng những kiến thức trên phần nào giúp cho mẹ hiểu thêm những bệnh liên quan về mắt của trẻ nhỏ.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể