Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là 4 chiếc răng hàm mọc cuối cùng ở 2 bên nướu trên và dưới. Nhiều người thắc mắc nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.

Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là giai đoạn người phụ nữ phải hết sức giữ gìn, không chỉ đảm bảo sức khỏe tốt cho bản thân mình mà còn vì sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy, khi làm bất cứ thủ thuật hay dùng thuốc gì các sản phụ đều rất lo lắng. Việc nhổ răng khôn khi mang thai có an toàn hay không cũng là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Răng khôn là gì?

Răng khôn thường là những chiếc răng mọc sau cùng của hàm, nó có thể mọc bất cứ lúc nào từ khi con người đã lớn khôn. Không giống suy nghĩ của nhiều người cho rằng răng khôn vô dụng, răng khôn cũng có những tác dụng nhất định.

Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không? 1 Răng khôn là răng mọc sau cùng của hàm

Răng khôn là một răng hàm lớn tham gia vào quá trình nhai, nghiền thức ăn của cung hàm. Điều này giúp thức ăn được nghiền nát dễ dàng hơn và tốt cho tiêu hóa. Nhờ có răng khôn chống đỡ mà cung hàm khỏe mạnh, còn giúp lấp đầy cung hàm cho người niềng răng được dễ dàng hơn.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Răng khôn mọc cuối cùng nên cung hàm của con người thường không đủ chỗ cho răng mọc bình thường. Quá trình mọc răng khôn diễn ra khá lâu, bởi chân răng đủ lớn mới nhú ra khỏi nướu được. Khi mọc răng khôn mang lại khá nhiều phiền toái và đau nhức cho sản phụ, khiến không ít người phải nhổ răng khôn khi mang thai vì những lý do sau:

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch khỏi cung hàm, có thể ở quá sâu trong hàm hoặc lệch ra khỏi cung hàm do không còn chỗ. Việc này khiến sản phụ bị sưng đau trong quá trình mọc răng khôn. Đồng thời khiến khó chăm sóc vệ sinh răng hàng ngày, điều này khiến vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển gây sâu răng, viêm nướu răng.

Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không? 2 Nhổ răng khôn khi mang thai vì răng mọc lệch

Một số răng khôn mọc quá xa các răng hàm bên cạnh, tạo thành khe giắt thức ăn cũng khiến sản phụ khó chịu. Việc này trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi bữa ăn, và việc lấy những thức ăn tích đọng trong khe răng cũng khó khăn hơn. Nếu không vệ sinh kỹ thì làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sâu răng.

Răng khôn gây đau nhức

Quá trình mọc răng khôn có thể mất nhiều thời gian. Trong khi mọc răng khôn nếu gây đau nhức quá mức ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày thì việc nhổ răng khôn khi mang thai là cần thiết.

Răng khôn bị viêm nhiễm, sâu răng

Cũng giống như các răng khác trong cung hàm, răng khôn có thể bị sâu răng từ nhẹ đến nặng, nhiều trường hợp bị viêm tủy răng rất nguy hiểm. Tình trạng này nếu không điều trị sớm có thể gây ra biến chứng nguy hại.

Các lý do nhổ răng khôn khác

Một số răng khôn mọc đúng vị trí trong cung hàm, không bị lệch nhưng không có răng đối diện ăn khớp, sau 1 thời gian răng khôn sẽ phát triển dài ra gây viêm loét nướu đối diện hoặc tạo bậc thang với răng bên cạnh cũng tăng nguy cơ viêm nhiễm. Một số răng khôn có hình dạng bất thường hoặc có u nang xuất hiện cũng nên nhổ bỏ để tránh các biến chứng.

Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người. Theo các chuyên gia về nha khoa cho biết, việc nhổ răng khôn khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng như:

Nhổ răng khôn gây nhiễm trùng huyết

Đây là một biến chứng ít gặp nhưng hậu quả vô cùng nặng nề. Thường gặp ở các cơ sở chăm sóc răng miệng chất lượng kém, cơ sở tồi tàn không đảm bảo vệ sinh, tay nghề của y bác sĩ thực hiện thủ thuật không tốt. Nếu biến chứng này xảy ra sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Tác dụng phụ của thuốc tê trong khi nhổ răng khôn

Khi nhổ răng khôn phải sử dụng một lượng thuốc gây tê nhất định thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, nếu phải sử dụng liều cao hoặc dùng nhiều lần, đặc biệt trong 3 tháng đầu thì có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như chóng mặt, hoa mắt, cảm giác tê bì, rối loạn vị giác, buồn nôn, chán ăn…

Tác dụng phụ của tia X khi nhổ răng khôn

Để phục vụ việc nhổ răng khôn thì chụp phim Xquang cung hàm vô cùng quan trọng, giúp nha sĩ nhìn rõ vị trí, tư thế răng mọc để nhổ răng khôn dễ dàng hơn. Tuy lượng tia X không quá nhiều nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, nhất là khi tiếp xúc nhiều lần và thai nhi ở 3 tháng đầu thai kì.

Nhổ răng khôn gây sưng đau hoặc viêm nướu

Khi nhổ răng khôn có thể khiến vùng hàm và nướu sưng đau một khoảng thời gian từ 2 đến 5 ngày. Điều này khiến sản phụ bị căng thẳng, đau đớn rất khó chịu. Ngoài ra 1 số trường hợp còn gặp viêm nướu, rối loạn vị giác sau khi nhổ răng khôn khẩn cấp.

Tìm hiểu thêm: Sự tác động của u xơ tử cung trong quá trình thai nghén

Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không? 3 Nhổ răng khôn khi mang thai gây cảm giác đau nhức

Làm thế nào để không phải nhổ răng khôn khi mang thai?

Nhìn chung việc nhổ răng khôn khi mang thai thường rất hạn chế, vì nó có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn, ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe sản phụ và thai nhi. Một số biện pháp giúp sản phụ tránh phải nhổ răng khôn khi mang thai như:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Khi mang thai có sự điều chỉnh hormone trong cơ thể khiến tình trạng viêm nướu, sưng đau răng tăng hơn bình thường. Sản phụ cần đánh răng đúng cách thường xuyên ngày 2 lần sau bữa ăn sáng và tối, sử dụng bàn chải lông mềm mại và kem đánh răng chứa flour. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp sản phụ có 1 hàm răng khỏe mạnh.

Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không? 4

>>>>>Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em những điều nên biết?

Vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế đau răng khôn

Ngoài ra sản phụ nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, nước súc miệng thảo dược hàng ngày. Việc sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn cũng giúp làm sạch răng hiệu quả.

Lấy cao răng thường xuyên

Khoảng 6 tháng đến 1 năm tùy tình trạng mỗi người mà nên gặp nha sĩ để làm sạch răng, giúp loại bỏ những mảng bám tích tụ lâu ngày tạo thành cao răng. Việc lấy cao răng nên thực hiện trước khi mang thai là tốt nhất.

Chườm lạnh khi sưng đau răng khôn

Khi răng khôn sưng đau nhiều thì có thể dùng khăn bọc đá lạnh hoặc túi chườm nóng để chườm nhẹ nhàng vùng má bên ngoài răng. Biện pháp tưởng chừng đơn giản nhưng khá hiệu quả. Nếu tình trạng đau không thuyên giảm thì cần gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm.

Làm giảm đau răng khôn bằng các thảo dược, thuốc đông y

Dân gian lưu truyền một số bài thuốc giúp làm sạch răng miệng, giảm sưng đau, giảm tình trạng viêm nướu rất hiệu quả. Có thể kể đến như dùng nước lá ổi, nước lá mùi tàu, nước lá bạc hà, nước muối gừng…Các nước thảo dược này có thể sử dụng để ngậm, súc miệng hàng ngày giúp làm sạch khoang miệng, giảm sưng đau nướu hiệu quả.

Tóm lại việc nhổ răng khôn khi mang thai thường rất hạn chế do có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ. Nếu chẳng may răng khôn xuất hiện các vấn đề khó chịu trong lúc mang thai, thì thai phụ cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *