Nhổ răng khôn xong nên làm gì để giảm đau nhức?

Răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng khiến rất nhiều người cảm thấy phiền toái. Không chỉ gây đau nhức dữ dội, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thường dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Để chấm dứt tình trạng này, nhổ răng khôn là biện pháp thích hợp nhất.

Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn xong nên làm gì để giảm đau nhức?

Nhổ răng khôn thực ra là một thủ thuật đơn giản, diễn ra nhanh chóng, tuy nhiên, sau khi nhổ răng, người bệnh thường gặp phải hiện tượng chảy máu, răng đau nhức và hàm sưng to. Vậy nên làm gì sau khi nhổ răng khôn để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Những lưu ý cần biết trước khi nhổ răng khôn

Không phải ai cũng cần phải nhổ răng khôn, chỉ những trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm mới cần tiến hành loại bỏ để tránh các tình trạng nguy hiểm về sau như viêm lợi trùm răng khôn, viêm nha chu, răng mọc chen chúc, sâu răng, viêm mô tế bào, u nguyên bào men,…

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết được răng khôn của mình có nên nhổ bỏ hay không:

  • Răng mọc lệch gây sưng viêm, đau nhức.
  • Xuất hiện u nang, nhiễm trùng quanh răng khôn.
  • Răng mọc dài tới hàm đối diện gây nhồi nhét thức ăn, lở loét, viêm nướu.
  • Răng có hình dạng bất thường, xô lệch cả hàm.

Nếu răng khôn không có hiện tượng kể trên hoặc là đối tượng mắc các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, rối loạn đông máu, thần kinh, phụ nữ có thai, đang cho con bú thì không nên tiến hành nhổ răng.

Nhổ răng khôn là thủ thuật y khoa rất phổ biến và ít khi xảy ra tình huống nghiêm trọng cho sức khỏe. Thế nhưng nếu bạn chọn nhổ răng ở những địa điểm không đảm bảo chất lượng và quy trình chăm sóc sau khi nhổ răng không hợp lý, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, viêm xương ổ răng,…

Nhổ răng khôn xong nên làm gì để giảm đau nhức? 1

Chỉ những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm mới cần tiến hành loại bỏ

Biện pháp giúp giảm đau nhức sau khi nhổ răng khôn

Sau khi thuốc tê được tiêm trong quá trình nhổ răng hết tác dụng, người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Nếu gặp phải trường hợp này, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

Ngậm bông y tế

Sau khi nhổ răng xong, vết thương vẫn còn hở, chưa lành nên các triệu chứng như chảy máu, đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Bạn nên cắn bông y tế ở vị trí răng mới nhổ khoảng 20-30 phút cho đến khi máu ngừng rỉ hẳn.

Lưu ý khi chọn bông y tế để áp vào vị trí đau, bạn nên lựa các loại bông đã được tiệt trùng, thấm hút tốt để ngăn ngừa máu chảy tràn ra ngoài. Bông y tế Quick Nurse được làm từ 100% cotton đạt chuẩn an toàn cho người dùng, mịn màng, mềm mại và thấm hút rất nhanh. Bông được quấn theo từng lớp nên rất thuận tiện khi tháo ra để cắt. Không chỉ dùng cho mục đích chăm sóc tại nhà, bông y tế Quick Nurse còn được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế uy tín.

Nhổ răng khôn xong nên làm gì để giảm đau nhức? 2

Bông y tế Quick Nurse được làm từ 100% cotton đạt chuẩn an toàn cho người dùng

Dùng thuốc kê đơn

Nha sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cho bệnh nhân sau khi nhổ răng để cải thiện tình trạng đau nhức cũng như phòng chống viêm nhiễm. Hai loại thuốc được sử dụng nhiều là Rodogyl và Prednisolon, có công dụng giảm đau, giảm sưng, chống nhiễm trùng rất tốt. Bạn chỉ nên sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng theo đơn kê của bác sĩ, không nên tự ý mua ngoài để điều trị.

Súc miệng nước muối sinh lý

Súc miệng bằng nước muối là biện pháp được nhiều người sử dụng sau khi nhổ răng, tuy đem lại hiệu quả tốt nhưng bạn cũng cần lưu ý về thời điểm súc miệng.

Trong 2-3 ngày sau khi nhổ răng, bạn không nên súc miệng bằng nước muối bởi vết thương khi nhổ có thể vẫn còn hở, việc làm này sẽ làm vết thương lâu lành hơn. Những ngày tiếp theo, bạn có thể dùng nước muối sinh lý pha loãng để súc miệng diệt khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm sau khi nhổ răng.

Tìm hiểu thêm: Các bước skincare ban ngày và ban đêm “chuẩn chỉnh”

Nhổ răng khôn xong nên làm gì để giảm đau nhức? 3

Súc miệng bằng nước muối sau khi nhổ răng khôn

Chườm đá

Dùng đá lạnh để chườm lên vị trí đau là biện pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Bạn chỉ cần bọc vài viên đá lại bằng vải mỏng sau đó chườm nhẹ lên vị trí răng khôn vừa nhổ. Giữ khoảng 20 phút, thực hiện trong 2 đến 3 ngày rồi thay chườm đá bằng chườm nước ấm để cải thiện tình trạng sưng đau.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Hàm răng sau khi nhổ răng khôn vẫn tương đối nhạy cảm nên bạn cần phải hết sức chú ý đến chế độ ăn uống của mình để tránh gây tổn thương cho răng miệng. Nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt và bổ sung thêm vào thực đơn những nguyên liệu giàu vitamin và khoáng chất để vết nhổ mau lành, nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Hạn chế uống đồ uống có cồn, nước đá, nước lạnh hay hút thuốc lá trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng.

nho rang khon

>>>>>Xem thêm: Phải làm gì khi viêm lộ tuyến cổ tử cung bị ra máu?

Nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt

Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà nha sĩ sẽ có những yêu cầu, chỉ định khác nhau trong quá trình chăm sóc để giảm các cơn đau và giúp vết thương mau lành hơn. Nhìn chung, sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân không nên dùng lực mạnh ở cơ miệng, chạm tay hoặc lưỡi vào vị trí răng mới nhổ để tránh gây chảy máu hay nhiễm trùng. Nếu xuất hiện tình trạng đau nhức kéo dài kèm theo hiện tượng chảy máu nhiều, sốt cao thì cần tới ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Nhổ răng khôn thường gây đau nhức cho người bệnh, nếu chăm sóc không cẩn thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trên đây là những biện pháp đơn giản nhưng hữu hiệu giúp giảm sưng đau, chảy máu và ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Chúc bạn thực hiện thành công!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *