Những chấn thương khi chơi cầu lông phổ biến và cách xử lý

Cầu lông là bộ môn thể thao được rất nhiều người yêu thích vì vừa có thể giải trí lại còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, cầu lông cũng có thể đem lại chấn thương cho người tập. Cùng tìm hiểu những chấn thương khi chơi cầu lông phổ biến sau.

Bạn đang đọc: Những chấn thương khi chơi cầu lông phổ biến và cách xử lý

Khi tham gia chơi cầu lông, bạn phải liên tục di chuyển, thực hiện các động tác lặp đi lặp lại. Chưa kể các tình huống bất ngờ xảy ra khiến bạn phải xử lý nhanh để bắt bóng. Những điều này khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy tìm hiểu những chấn thương khi chơi cầu lông qua bài viết sau nhé:

Những chấn thương khi chơi cầu lông ở thân trên

Chấn thương khớp vai

Một trong những chấn thương khi chơi cầu lông thường gặp nhất đó là chấn thương khớp vai. Vai bị chấn thương đến từ các nguyên nhân như cường độ tập luyện quá mức; không khởi động trước khi chơi; vấp ngã; chơi sai kỹ thuật và có thể do bệnh lý của người tập. Các chấn thương khớp vai khi chơi cầu lông thông thường bao gồm các vấn đề sau:

  • Giãn, rách dây chằng bao khớp: Là tình trạng dây chằng quanh khớp vai bị căng giãn một cách quá mức. Từ đó dẫn đến tổn thương, bị rách 1 phần hoặc đứt hoàn toàn. Chấn thương này không những gây đau đớn mà còn làm giảm sự linh hoạt và chức năng hoạt động của các khớp xung quanh dây chằng.
  • Viêm gân cơ xoay: Đây là tình trạng bị thoái hoá ảnh hưởng đến một hay nhiều gân của cơ xoay ở vai. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất chức năng vận động của vùng vai và cánh tay.
  • Đau chóp xoay khớp vai: Bất kỳ nhóm cơ nào trong số bốn nhóm cơ chóp xoay bị căng hoặc rách do vận động quá mức.

Những chấn thương khi chơi cầu lông phổ biến và cách xử lý 1 Chấn thương khớp vai khi chơi cầu lông

Tùy vào tình trạng chấn thương của khớp vai mà sẽ có những cách xử lý khác nhau. Những bước điều trị cơ bản bạn nên áp dụng khi bị chấn thương đó là hãy chườm nóng/chườm lạnh, giảm cường độ tập luyện hay nghỉ ngơi một thời gian để cơ được thư giãn và giảm sưng đau. Nếu bị thương nghiêm trọng, hãy hỏi thăm ý kiến của bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau hoặc điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu hay phẫu thuật.

Chấn thương cổ tay

Khi chơi cầu lông, cổ tay liên tục phải hoạt động và chịu lực tác động. Phần cổ tay của người tập rất dễ bị chấn thương nếu như bạn sử dụng vợt quá nặng, không khởi động tay trước khi tập, chơi cầu lông liên tục trong vài giờ… Các biểu hiện của việc chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông bao gồm bị sưng tấy hay bầm tím cổ tay, khó cử động khớp cổ tay, cổ tay bị biến dạng. Lúc này bạn có thể đang gặp phải một trong các tình trạng sau:

  • Căng cơ cổ tay: Là hiện tượng các sợi cơ ở phần cổ tay bị căng quá mức hoặc bị rách.
  • Bong gân cổ tay: Một dạng chấn thương dây chằng cổ tay, bạn sẽ bị giãn hoặc rách một phần dây chằng. Bong gân xảy ra khi bị ảnh hưởng từ một lực đột ngột hoặc vận động quá mức.
  • Gãy xương cổ tay: Đây là tình trạng một hoặc nhiều xương ở cổ tay bị gãy hoặc nứt. Đây là một chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cơ thể bạn.

Để giải quyết cho vấn đề chấn thương cổ tay này, bạn nên chườm lạnh vùng bị thương để giảm sưng tấy, thực hiện các bài tập cổ tay nhẹ nhàng, nghỉ ngơi trong vài ngày và có thể sử dụng thuốc giảm đau. Còn đối với tình trạng cổ tay bị biến dạng, gãy xương thì hãy mau đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp câu hỏi: Chi phí mổ bướu cổ basedow là bao nhiêu?

Những chấn thương khi chơi cầu lông phổ biến và cách xử lý 2 Cổ tay dễ bị chấn thương khi chơi cầu lông do phải hoạt động liên tục

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay (hay còn gọi là hội chứng khuỷu tay quần vợt) là chấn thương liên quan đến những ai chơi các môn thể thao phải sử dụng nhiều đến tay như tennis, cầu lông, chèo thuyền, đánh golf,… Chấn thương này xảy ra khi người chơi thực hiện những cú đánh cầu sai kỹ thuật, đánh đột ngột hay quá sức. Bên cạnh đó, khuỷu tay bị cong hoặc yếu khi tập luyện với tần suất cao cũng có nguy cơ bị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay.

Khi gặp phải chấn thương này, bạn sẽ cảm thấy đau ở vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay, lan rộng xuống cẳng tay và cổ tay. Cảm giác đau đớn sẽ luôn kéo dài kể cả khi để yên và càng đau hơn khi bạn thực hiện các động tác co duỗi tay và nâng vác đồ vật. Ngoài ra, vùng khuỷu tay lúc này sẽ bị ngứa, tê rần, nóng ran và lan đến cánh tay hay xuống tận các ngón tay của bạn.

Nếu bạn cảm thấy mình đã có thể mắc phải chấn thương này khi chơi cầu lông, hãy mau chóng đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra cụ thể và chỉ định thuốc cũng như các phương pháp điều trị tốt nhất.

Viêm lồi cầu trong xương cánh tay

Tương tự như viêm lồi cầu trong xương cánh tay, đây là tình trạng đau ở phần khuỷu tay nhưng xảy ra ở mặt trong. Viêm lồi cầu trong xương cánh tay hay được biết với cái tên “viêm mỏm lồi cầu trong” – hiện tượng chồi xương thuộc mặt trong khuỷu tay bị sưng ở một trong các gân nối cơ cẳng tay với khuỷu tay.

Viêm lồi cầu trong xương cánh tay có thể xảy ra với người chơi cầu lông vì phải thực hiện các cử động lặp đi lặp lại với cánh tay để đánh bóng. Triệu chứng chính của chấn thương này là nhạy cảm đau và thấy đau ở mặt trong khuỷu tay. Người tập sẽ cảm nhận cơn đau lan xuống cánh tay, càng đau hơn khi cử động gập cổ tay, vặn cẳng tay hướng xuống hay lúc cầm nắm đồ vật.

Những chấn thương khi chơi cầu lông ở thân dưới

Chấn thương đầu gối

Không chỉ tay mà phần chân cũng có thể bị chấn thương khi chơi cầu lông. Trong đó đầu gối là bộ phận phải chịu nhiều áp lực nâng đỡ cơ thể nên rất dễ bị thương. Nguyên nhân chấn thương đầu gối thường do người chơi thực hiện các chuyển động lao tới hay đáp xuống một cách đột ngột; lặp đi lặp lại động tác với cường độ cao trong quá trình chơi khiến khớp gối không đủ thời gian phục hồi; sử dụng giày quá chật hay quá rộng…

Dấu hiệu để nhận biết việc bạn bị chấn thương đầu gối là cảm thấy đau đầu gối, sưng khớp gối, không thể cử động và duỗi thẳng đầu gối dễ dàng như bình thường. Lúc này bạn nên chườm lạnh, nghỉ ngơi, băng bó và nâng cao vùng chấn thương. Nếu nghiêm trọng hơn thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia.

Để phòng tránh việc chấn thương đầu gối khi chơi cầu lông, bạn nên khởi động kỹ trước khi tham gia, hạn chế tiếp đất bằng đầu gối, mang giày thể thao phù hợp và bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi để xương gối thêm chắc khỏe.

Những chấn thương khi chơi cầu lông phổ biến và cách xử lý 3

>>>>>Xem thêm: Những thông tin quan trọng bạn cần biết về thuốc kháng vitamin K trong rung nhĩ

Hãy lưu ý bảo vệ đầu gối để hạn chế chấn thương

Bong gân cổ chân

Bong gân cổ chân là loại chấn thương khi chơi cầu lông rất phổ biến vì người tập phải di chuyển liên tục. Đây là tình trạng cổ chân bị lật vào trong, khiến dây chằng bên ngoài mắt cá chân bị giãn quá mức hoặc rách, từ đó dẫn đến chấn thương. Lúc này bạn sẽ cảm thấy rất đau một phần mắt cá hoặc toàn bộ vùng cổ chân. Vùng bị thương cũng sẽ dần dần sưng và bầm tím thấy rõ.

Hãy thực hiện phương pháp RICE để điều trị tình trạng bong gân cổ chân của bạn. Phương pháp bao gồm những bước như sau:

  • R – Rest: Nghỉ ngơi.
  • I – Ice: Chườm đá.
  • C – Compress: Băng ép chỗ bị thương.
  • E – Elevate: Nâng cao chỗ bị thương.

Trên đây là một số những chấn thương khi chơi cầu lông phổ biến mà nhiều người mắc phải. Hãy chú ý cách chơi cầu lông đúng đắn và an toàn để bảo vệ bản thân khỏi những tình huống xấu bạn nhé.

Tuyết Nhi

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *