Những điều cần biết về chứng ngộ độc ethylene glycol

Ngộ độc ethylene glycol có thể khiến cho sức khỏe và tính mạng của chúng ta trực tiếp bị đe dọa. Do đó, việc nắm vững những kiến thức liên quan đến vấn đề này sẽ giúp chúng ta tìm ra được hướng giải quyết phù hợp nếu không may phải đối mặc với nó.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về chứng ngộ độc ethylene glycol

Vậy ngộ độc ethylene glycol là gì và có triệu chứng ra sao, mức độ nguy hiểm thế nào? Bạn đọc hãy tìm hiểu về vấn đề này ở phần bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là ngộ độc ethylene glycol?

Chính là tình trạng người sử dụng bị ngộ độc do uống phải ethylene glycol.

Những điều cần biết về chứng ngộ độc ethylene glycol1 Công thức hóa học của ethylene glycol

Ethylene glycol vốn là một chất lỏng không mùi, không màu, có vị ngọt và thường được tìm thấy ở trong chất chống đông. Ngộ độc có thể xảy ra do cố ý tự tử hoặc vô tình uống phải hoạt chất này. Khi cơ thể phân giải ethylene glycol thì nó sẽ bị tách thành axit oxalic và axit glycolic gây ra phần lớn độc tính. Việc chẩn đoán có thể nghi ngờ khi nhận thấy có tinh thể canxi oxalat ở trong nước tiểu hoặc bị nhiễm toan hay tăng khoảng cách osmol ở trong máu.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc ethylene glycol

Triệu chứng đầu tiên mà bạn gặp phải khi không may nuốt phải ethylene glycol khá giống với cảm giác khi uống rượu. Trong vòng một vài tiếng đồng hồ, các triệu chứng nghiêm trọng sẽ càng trở nên rõ ràng. Điển hình có thể kể đến như nôn, buồn nôn, người bị co giật, giảm mức độ tỉnh táo, thậm chí là bị hôn mê.

Độc tính của chất hóa học này thường được nghi ngờ ở những người bị bệnh nặng sau khi sử dụng một chất không thể xác định. Đặc biệt nhất là khi bạn thấy đây là lần đầu mà họ say xỉn và không hề ngửi thấy mùi rượu ở trong hơi thở của họ.

Mức độ nguy hiểm khi bị ngộ độc ethylene glycol

Việc sử dụng quá liều ethylene glycol sẽ có thể gây hại cho gan, thận, phổi và não. Ngộ độc sẽ gây ra sự rối loạn hoạt động hóa học ở cơ thể, trong đó bao gồm nhiễm toan chuyển hóa (tăng lượng axit trong máu và mô). Những rối loạn này có thể đủ mức nghiêm trọng để khiến cho con người bị sốc sâu, suy nội tạng và cuối cùng là bị tử vong. Theo đó, chỉ cần tới 120 mililit (khoảng 4 ounce chất lỏng) thì ethylene glycol có thể giết một người đàn ông khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, ngộ độc này cũng có thể gây ra một số biến chứng khác như:

  • Tổn thương thần kinh và não, bao gồm thay đổi thị lực và co giật.
  • Nguy cơ bị suy thận.
  • Sốc (suy giảm chức năng tim và huyết áp thấp).
  • Tình trạng hôn mê sâu.

Tìm hiểu thêm: Vận động trong điều trị – Chiến sĩ mới trên mặt trận chống ung thư

Những điều cần biết về chứng ngộ độc ethylene glycol2 Ngộ độc ethylene glycol có thể dẫn đến hôn mê sâu

Phương pháp chẩn đoán ngộ độc ethylene glycol

Việc chẩn đoán ngộ độc ethylene glycol thường được thực hiện bằng việc kết hợp giữa nước tiểu, máu và một số xét nghiệm khác như:

  • Phân tích khí máu của động mạch.
  • Dựa trên bảng hóa học cũng như nghiên cứu chức năng gan.
  • Phương pháp chụp X – quang ngực.
  • Công thức máu toàn bộ (CBC).
  • Phương pháp chụp CT.
  • Phương pháp điện tâm đồ hoặc theo dõi tim (EKG).
  • Xét nghiệm máu ethylene glycol.
  • Phân tích nước tiểu.

Những xét nghiệm sẽ cho thấy lượng nồng độ ethylene glycol bị tăng cao, xuất hiện các rối loạn hóa học ở trong máu và các dấu hiệu của suy thận, tổn thương gan hoặc cơ.

Điều trị ngộ độc ethylene glycol

Đa số những người bị ngộ độc chất hóa học nguy hiểm này cần phải được đưa vào trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện để được theo dõi một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cần đến máy thở (mặt nạ).

Những người bị ngộ độc ethylene glycol trong 30 đến 60 phút sau khi tới khoa cấp cứu có thể sẽ phải bơm căng dạ dày (hút dịch). Điều này sẽ giúp cho họ loại bỏ được một số chất độc.

Những điều cần biết về chứng ngộ độc ethylene glycol3

>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho nướu răng? Thực phẩm cần hạn chế nhằm bảo vệ răng miệng

Cấp cứu ngộ độc ethylene glycol

Một số phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:

  • Sử dụng than hoạt tính.
  • Sử dụng dung dịch natri bicarbonat được truyền qua tĩnh mạch để đảo ngược tình trạng bị nhiễm toan nặng.
  • Dùng thuốc giải độc (fomepizole) để làm chậm sự hình thành của những sản phẩm phụ độc hại trong cơ thể.

Với các trường hợp bị ngộ độc ethylene glycol ở mức độ nặng, bệnh nhân cần phải được lọc máu để loại bỏ trực tiếp ethylene glycol và những chất độc khác ra khỏi máu. Lọc máu sẽ làm giảm thời gian cần thiết để giúp cơ thể loại bỏ chất độc. Các trường hợp bị suy thận nặng do ngộ độc cũng cần phải tiến hành lọc máu. Điều này sẽ cần thiết trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau này.

Ngộ độc ethylene glycol là vấn đề rất cấp bách và cần phải được xử lý càng sớm càng tốt nếu như không muốn gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bị ngộ độc. Hy vọng với những kiến thức này, mỗi người sẽ có được hướng khắc phục kịp thời khi không may phải đối mặt với vấn đề này trong cuộc sống nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *