Những lầm tưởng về bệnh tăng huyết áp

Đo huyết áp là giải pháp vừa đơn giản, vừa nhanh chóng để sớm xác định, kiểm soát bệnh tăng huyết áp, một kẻ giết người thầm lặng với biểu hiện khó nhận ra nhưng biến chứng của bệnh rất nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Những lầm tưởng về bệnh tăng huyết áp

Một số lầm tưởng về bệnh tăng huyết áp mà bạn nên lưu ý và cách đo huyết áp chính xác nhất sẽ được trình bày ở bài viết bên dưới. Cùng tìm hiểu nhé.

Những lầm tưởng về bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một căn bệnh rất nguy hiểm, do đó, việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng, giúp cho huyết áp ổn định, phòng ngừa các biến chứng về sau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lầm tưởng về căn bệnh này làm ảnh hưởng đến quá trình theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân cao huyết áp.

Tăng huyết áp không nghiêm trọng

Tăng huyết áp là một bệnh rất nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khỏe như: Đau tim, đột quỵ, bệnh thận, suy tim, đau thắt ngực, giảm thị lực, rối loạn chức năng tình dục và bệnh động mạch ngoại vi.

Tăng huyết áp sẽ gây ra thiệt hại theo nhiều cách khác nhau. Nếu không sớm điều trị, theo thời gian áp lực động mạch tăng lên có thể làm cho các mạch trở nên kém đàn hồi hơn. Điều này làm giảm lượng máu và oxy đến tim, do đó có thể ảnh hưởng nặng nề đến tim. Tăng huyết áp cũng có thể làm hỏng các mạch máu mỏng manh của não, làm tăng nguy cơ xuất huyết não…

Những lầm tưởng về bệnh tăng huyết áp 1

Tăng huyết áp là một bệnh rất nghiêm trọng có thể dẫn đến đột quỵ

Tăng huyết áp có tính di truyền nên không thể phòng tránh được

Tăng huyết áp đúng là có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, bệnh này không phải là không thể tránh khỏi, ngay cả đối với những người có thể dễ bị di truyền. Thông thường, tình trạng bệnh phát triển do các yếu tố lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống, mà gen không ảnh hưởng.

Việc tuân thủ lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế uống rượu, chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp và tăng hoạt động thể chất… có liên quan đến việc giảm huyết áp bất kể huyết áp cơ bản là bao nhiêu nguy cơ di truyền.

Tăng huyết áp chỉ xảy ra với người cao tuổi

Mặc dù tăng huyết áp phổ biến hơn ở người lớn tuổi, nhưng huyết áp cao cũng xảy ra ở người trung niên và thanh niên. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến khoảng 7,5% người từ 18–39 tuổi; 33,2% người từ 40–59 tuổi và 63,1% người trên 60 tuổi. Mặc dù tỷ lệ này ngày càng phổ biến theo độ tuổi, nhưng một số biện pháp can thiệp vào lối sống có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển huyết áp cao như giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, ngừng hút thuốc và ăn uống lành mạnh…

Những lầm tưởng về bệnh tăng huyết áp 2

Nhiều người cho rằng tăng huyết áp chỉ xảy ra với người cao tuổi

Khi huyết áp trở lại bình thường thì ngừng dùng thuốc

Những người dùng thuốc điều trị tăng huyết áp có thể thấy rằng huyết áp của họ trở lại bình thường. Tuy nhiên, đối với nhiều người, tăng huyết áp là tình trạng suốt đời. Điều quan trọng là tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ và chỉ giảm hoặc ngừng dùng thuốc khi bác sĩ yêu cầu.

Trong một số trường hợp, khi huyết áp đạt được bình thường bác sĩ sẽ giảm liều lượng thuốc và duy trì mặc dù hiếm khi ngừng điều trị hoàn toàn. Một số hình thức điều trị phải được tiếp tục trong suốt cuộc đời để có kết quả tốt.

Tăng huyết áp có thể chữa được

Hiện không có cách chữa trị bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, vẫn có những cách để kiểm soát tình trạng bệnh và giảm tác động của nó đến sức khỏe như giảm uống rượu, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, quản lý căng thẳng, bỏ hút thuốc, duy trì cân nặng vừa phải và dùng thuốc…

Tăng huyết áp sẽ rất dễ nhận biết

Tăng huyết áp thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng để dễ dàng nhận biết và điều trị. Đây cũng là lý do nhiều người gọi tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”. Cách duy nhất để phát hiện tăng huyết áp là đo huyết áp. Việc lựa chọn các thiết bị để theo dõi tình trạng huyết áp cũng rất quan trọng, bạn cần phải chọn các loại thiết bị chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và xuất xứ từ các thương hiệu uy tín.

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Microlife B3 Advanced Afib sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn để theo dõi sức khỏe huyết áp của mình. Máy đo huyết áp bắp tay Microlife B3 Advanced Afib tích hợp công nghệ AFIBsens cho kết quả cảnh báo rung nhĩ AF (rung nhĩ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ) chỉ cần 1 lần đo. Sản phẩm được dùng để đo huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim. Đồng thời, với sự tích hợp các công nghệ nổi bật khác, thiết bị giúp tầm soát, ngăn ngừa được đột quỵ.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách gội đầu bằng bồ kết không bị bết tóc

Những lầm tưởng về bệnh tăng huyết áp 3

Máy Đo Huyết Áp Bắp Tay Microlife B3 Advanced Afib được ưa chuộng sử dụng

Những lưu ý khi tiến hành đo huyết áp cho bệnh nhân

Nhắc nhở người bệnh trước khi chuẩn bị đo huyết áp

Thông thường, bạn nên nhắc người thân ngồi thư giãn trong vòng 3-5 phút trước khi đo và mặc trang phục rộng rãi, thoải mái. Tư thế ngồi chuẩn là ngồi thẳng lưng, bàn chân đặt thoải mái trên sàn, tay đặt trên bàn, ngang bằng với tim.

Đồng thời, không đo huyết áp ngay sau khi chạy nhanh, leo cầu thang, vừa mới ăn no, quá đói, quá mệt, khi vừa uống cafe… Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sẽ làm sai lệch kết quả

Chọn vòng bít phù hợp với người bệnh

Phần lớn mọi người có những sai sót khi đo huyết áp xuất phát từ việc sử dụng vòng bít quá chật hoặc quá rộng. Bạn có thể đo bắp tay của người thân trước khi chọn mua máy để chọn vòng bít phù hợp nhất.

Những lầm tưởng về bệnh tăng huyết áp 4

>>>>>Xem thêm: Chi phí làm cầu răng sứ là bao nhiêu?

Chọn vòng bít phù hợp với người bệnh để mang lại kết quả chính xác nhất

Quấn vòng bít và đặt ống nghe

Quấn vòng bít trực tiếp lên cánh tay. Vị trí quấn vòng bít sao cho mũi tên đánh dấu trỏ ngay động mạch cánh tay. Cách xác định động mạch cánh tay là đặt lòng bàn tay ngửa lên trời, sau đó dùng ngón trỏ và ngón giữa lần theo động mạch ở phần trong cánh tay, vừa qua khỏi cùi chỏ.

Đặt ống nghe lên tai, đầu còn lại đặt trên động mạch cánh tay để nghe mạch đập.

Tiến hành đo huyết áp

Bạn chỉ cần ấn nút Start ở thiết bị đo điện tử để bắt đầu quá trình đo huyết áp. Số hiển thị ở trên là huyết áp tâm thu, số hiển thị ở dưới là huyết áp tâm trương của người bệnh cao huyết áp.

Kiểm tra lại

Bạn có thể tiến hành đo huyết áp cho người thân ở tay trái hoặc tay phải. Nếu cảm thấy hoài nghi về kết quả, bạn có thể tiến hành đo lại cho người thân sau khoảng 10-15 phút.

Nên lưu ý rằng huyết áp của chúng ta luôn dao động trong ngày. Vì vậy, khi đo huyết áp cho người thân, bạn cần đo cố định theo một khung giờ để dễ so sánh.

Trên đây là những lầm tưởng mà nhiều thường hay mắc phải về bệnh cao huyết áp cũng như những lưu ý khi tiến hành đo mà bạn cần nắm rõ. Chúc bạn lựa chọn được thiết bị đo huyết áp phù hợp và chăm sóc sức khỏe gia đình toàn diện hơn.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *