Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm: Cha mẹ không thể bỏ qua!

Giai đoạn ăn dặm là thời kỳ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ. Cùng tìm hiểu những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mà cha mẹ cần chú ý và tuyệt đối không nên bỏ qua nhé!

Bạn đang đọc: Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm: Cha mẹ không thể bỏ qua!

Cho trẻ ăn dặm là nỗi lo lắng của rất nhiều cha mẹ. Trên thực tế, có không ít các bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm khiến bé bị thấp bé, suy dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu về vấn đề này, cũng như những giải pháp để chăm trẻ một cách dễ dàng hơn nhé!

Trẻ nên ăn dặm ở thời điểm nào?

Thông thường các bé từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé mà thời điểm ăn dặm có thể sớm hoặc muộn hơn. Để nhận biết thời điểm ăn dặm phù hợp, cha mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm:

  • Bé bắt đầu cứng cáp hơn, có thể kiểm soát tốt đầu, cổ và có thể ngồi vào bàn ăn nếu được cha mẹ hỗ trợ.
  • Bé có cảm giác đói đêm nhiều hơn, nhanh đói hơn, ngay cả khi vừa mới bú mẹ. Đặc biệt, trẻ thèm ăn những món lạ miệng, thích nhai, cắn đồ ăn.
  • Thời gian thức đêm của trẻ dài hơn do bé bị đói nên không thể ngủ sâu giấc.
  • Thường xuyên mút tay và hay nhai chóp chép. Khi đưa đồ ăn hoặc muỗng tới gần, bé có phản xạ há miệng và nuốt dễ dàng mà không đẩy ra xa hay quay đi chỗ khác như lúc còn nhỏ.
  • Có xu hướng cho các món đồ xung quanh vào miệng.

Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm - Cha mẹ không thể bỏ qua! 1

Trẻ nên ăn dặm khi đạt từ 6 tháng tuổi

Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm

Dưới đây là những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mà cha mẹ không thể bỏ qua:

Cho trẻ ăn dặm quá sớm/quá muộn

Một trong những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất là sai thời điểm ăn dặm phù hợp. Trẻ còn nhỏ nên hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và chức năng hoạt động còn kém. Do đó, nếu cho trẻ ăn sớm, bé sẽ khó xử lý thức ăn đủ mềm để tiêu hóa, tỷ lệ dị ứng thực phẩm cũng cao hơn. Ngoài ra, răng của trẻ còn yếu, khó cắn xé đồ ăn nên rất dễ bị sặc, nghẹn thức ăn.

Trong khi đó, ăn dặm quá muộn có thể khiến cho trẻ bị thiếu chất, làm chậm tốc độ tăng trưởng về trí tuệ và thể chất. Thông thường, những bé ăn dặm quá muộn rất dễ bị thiếu sắt và thiếu máu.

Cho trẻ ăn quá ít rau củ

Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ không đủ chất nên thường tập trung bổ sung nhiều thịt, cá mà quên mất rằng cơ thể con người cũng cần có rau củ quả để cân bằng dinh dưỡng. Do đó, thay vì cho con ăn phong phú các loại rau, cha mẹ chỉ chọn những loại hạt, củ quả như: Hạt đậu, cà rốt, bí đỏ, có mùi vị đơn điệu và nhàm chán.

Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại rau có lá màu xanh sẫm. Đồng thời, tránh ninh, hầm các loại rau củ quá lâu gây mất chất dinh dưỡng.

Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm - Cha mẹ không thể bỏ qua! 2

Cho trẻ ăn quá ít rau củ là một trong những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm

Trẻ ăn quá nhiều đạm

Chế độ ăn quá nhiều đạm không những khiến trẻ khó hấp thụ mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ. Trên thực tế, ăn quá nhiều thịt, cá, trứng… không giúp trẻ tăng trưởng nhanh và lành mạnh bằng một chế độ ăn khoa học. Thậm chí, thói quen này sẽ khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa, mà còn dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn.

Tốt nhất, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng, được làm từ nhiều nhóm thực phẩm, bao gồm:

  • Tinh bột;
  • Sữa và chế phẩm sữa;
  • Dầu mỡ;
  • Rau củ;
  • Thịt, cá;
  • Trứng;
  • Các loại hạt;
  • Nhóm rau củ màu vàng, xanh thẫm.

Xay nhuyễn thực phẩm

Nhiều phụ huynh cho rằng nước hầm, ninh từ thực phẩm thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn phần thịt. Đây cũng là một trong những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mà không ít người mắc phải, do lo sợ trẻ bị hóc, nôn, ói khi ăn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, cách chế biến này sẽ vô tình làm mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Thay vào đó, hãy nấu chín thực phẩm ở thời gian vừa phải, sau đó mang đi xay nhuyễn, hạn chế ninh hầm quá lâu khiến dinh dưỡng bị mất đi.

Không cho dầu, mỡ vào cháo bột

Nhiều người cho rằng: Dầu ăn là chất béo có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể của trẻ nhỏ lại rất cần chất béo để cung cấp năng lượng và hòa tan các chất dinh dưỡng để hệ tiêu hóa hấp thu dễ dàng. Do đó, nếu không được bổ sung lượng dầu ăn cần thiết, trẻ sẽ khó hấp thụ dưỡng chất hơn, nguồn năng lượng cho quá trình vận động cũng không được đảm bảo đầy đủ.

Tìm hiểu thêm: Omicron – Biến thể Covid siêu lây nhiễm mà cả thế giới lo sợ

Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm - Cha mẹ không thể bỏ qua! 3
Bạn nên cho thêm dầu ăn, chất béo vào đồ ăn dặm của trẻ

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm?

Để hạn chế tối đa những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm, mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau:

  • Nên lựa chọn những thực phẩm dạng loãng, mềm cho trẻ, tránh những thực phẩm khó tiêu như: Ngô, khoai, bột sắn,…
  • Không nên cho trẻ ăn dặm nhiều bữa/ngày khi bé mới bắt đầu tập ăn, tối đa 2 – 3 bữa/ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn đa dạng thực phẩm, thay đổi linh hoạt các món ăn trong ngày để thay đổi khẩu vị của trẻ.
  • Thường xuyên cho trẻ thử nghiệm các món ăn mới, tránh ép trẻ ăn khiến trẻ cảm thấy sợ và chán ăn.
  • Bổ sung đồng thời nhiều nguồn dinh dưỡng khác để nâng cao sức khỏe của trẻ như: Sữa mẹ, sữa công thức, thịt, cá, trứng,…
  • Lựa chọn những thực phẩm sạch sẽ, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm - Cha mẹ không thể bỏ qua! 4

>>>>>Xem thêm: Viên uống Cốt Thoái Vương giá bao nhiêu? Công dụng ra sao?

Xây dựng chế độ ăn đa dạng giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm. Hãy thay đổi nhanh chóng để bé ăn ngon miệng hơn, dễ hấp thụ dưỡng chất để phát triển toàn diện nhé! Đừng quên nhấn theo dõi Kenshin để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *