Tại sao mụn lại mọc ở trán là thắc mắc của nhiều người. Đầu tiên, trán là vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nên rất dễ nổi mụn. Tiếp theo, do có sự thay đổi về nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Bài viết cung cấp thông tin y khoa về nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn ở trán và cách điều trị.
Bạn đang đọc: Nổi mụn ở trán: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh
Mụn ở thể có nhiều hình thái và kích thước khác nhau trên da, có thể đau hoặc không đau, sưng tấy đỏ hoặc có mủ trắng. Nổi mụn ở trán không gây ra các nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ, làm giảm sự tự tin của người mắc phải.
Contents
Nổi mụn ở trán là bệnh gì?
Nổi mụn là bệnh lý da liễu thường gặp, có thể gặp ở bất kể giới tính và độ tuổi nào. Trong đó, tình trạng nổi mụn thường gặp nhất ở tuổi dậy thì, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó chủ yếu là do hoạt động của hệ nội tiết tố (hormone trong cơ thể) kết hợp với khói bụi từ môi trường, dầu nhờn dư thừa trên da khiến lỗ chân lông của bạn bị tắt nghẽn.
Nổi mụn ở trán là lời “cảnh báo” từ cơ thể, gây ra bởi sự tích tụ độc tố, chức năng gan suy giảm hoặc bạn có các vấn đề về đường ruột, chế độ sinh hoạt không lành mạnh như (thức khuya, thiếu ngủ, căng thẳng thường xuyên,…). Bên cạnh đó, việc sử dụng mỹ phẩm nhưng không tẩy trang kỹ cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng da.
Nguyên nhân gây nổi mụn ở trán
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn ở trán có thể kể đến như:
- Nếu bạn không ngủ đủ giấc, thức khuya thường xuyên, thì không chỉ gây ra nổi mụn ở trán, mà da mặt của bạn còn xấu đi và đặc biệt là làm suy giảm sức khỏe tổng thể. Việc cơ thể rối loạn nhịp sinh học ngày đêm có thể làm giảm sự trao đổi chất, giảm lượng máu đến da, từ đó có thể dẫn đến giảm tổng hợp collagen tự nhiên cho cơ thể.
- Dùng mỹ phẩm không đúng gây kích ứng da, khiến không chỉ ở trán mà các vùng da còn lại trên gương mặt bạn cũng bị nổi mụn. Ngoài ra, các vật dụng cá nhân tiếp xúc với da mặt bạn như mũ bảo hiểm, vỏ gối, chăn, khăn lau mặt,… nếu không được vệ sinh sạch sẽ để cho mồ hôi, bụi bẩn tích tụ lên da mặt, gây ra tình trạng nổi mụn ở trán.
- Căng thẳng hay stress kéo dài từ cuộc sống lo toan thường nhật quá lớn cũng có thể gây nổi mụn ở trán. Bạn có thể quan sát được mụn mọc nhiều tập trung ở giữa tâm trán và chân tóc.
- Một số người có cơ địa dễ bị nổi mụn, đặc biệt là người có loại da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu thì đây cũng là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện. Trường hợp này do da bạn tiết nhiều dầu, bã nhờn và bụi bẩn tích tụ khiến lỗ chân lông bị bít tắc và mụn xuất hiện.
- Một số bạn có thói quen nặn mụn bằng tay, đây là thói quen nặn mụn không an toàn. Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm trị mụn không chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng có thể làm tình trạng da mụn nặng nề hơn.
- Thường xuyên trang điểm bằng mỹ phẩm mà không tẩy trang kỹ sau đó, có thể để bụi bẩn và mỹ phẩm thừa còn sót lại trên da mặt bạn làm bít tắc lỗ chân lông, gây ra mụn. Bạn cần chú ý tẩy trang kỹ, đặc biệt là phần chân tóc còn dính mỹ phẩm có thể gây nổi mụn ở trán. Đặc biệt, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trang điểm như cọ, bông mút,… để tránh vi khuẩn từ các dụng cụ này tiếp xúc trực tiếp với da mặt.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể làm da bị mụn. Thói quen sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần, đồ ăn cay nóng, các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…), đồ ngọt, thức uống có ga,… khiến cho cơ thể tích tụ nhiều độc tố mà không thanh lọc được, gây ra tình trạng da mụn.
- Do cơ địa của bạn dị ứng với thức ăn, đồ uống hoặc môi trường xung quanh.
- Việc không thường xuyên giặt ga mền, chăn gối, khăn mặt,… cũng khiến cho bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ, lâu dài tiếp xúc với da gây nổi mụn ở trán.
- Thêm nữa, khi bạn gặp một số bệnh liên quan đến hoạt động hệ tiêu hóa (đầy hơi, khó tiêu, táo bón,…), nóng trong người, suy giảm chức năng gan, có thể gây ra nổi mụn ở trán do cơ thể tích tụ một lượng lớn độc tố.
Cách điều trị và phòng ngừa nổi mụn ở trán
Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Nên ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ giấc (ít nhất 7 – 8 tiếng/ngày). Hạn chế thức khuya giúp cho các cơ quan trong cơ thể đào thải độc tố và làm việc hiệu quả hơn.
- Lưu ý về vấn đề vệ sinh những vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da của bạn như mũ bảo hiểm, chăn ga, khăn mặt, gối,… việc này giúp hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn tiếp xúc trực tiếp với da.
- Giữ tinh thần thật thoải mái và vui vẻ, hạn chế căng thẳng giúp giảm thiểu nguy cơ rối loạn hormone trong cơ thể. Bạn có thể tìm hiểu một số cách giảm căng thẳng để cân bằng lại tâm trạng.
- Không nên đưa tay chạm vào mặt khi chưa rửa tay sạch sẽ, vì tay chúng ta có rất nhiều vi khuẩn.
- Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập làm bạn đổ nhiều mồ hôi giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Bị thủng dạ dày có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng
- Xây dựng cho bản thân chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên ăn các món luộc và hấp. Hạn chế sử dụng đường.
- Bổ sung vào bữa ăn hằng ngày nhiều rau xanh và trái cây, là những thực phẩm tốt cho làn da của bạn.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn vặt, nước uống có ga.
- Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít nước) giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Đặc biệt là vào mùa đông, cơ thể bạn thiếu nước, da hanh khô và dễ nổi mụn hơn. Da đủ nước sẽ luôn bóng khỏe, ẩm mượt, hạn chế được việc tiết dầu nhờn làm nổi mụn ở trán.
Vệ sinh da mặt vùng trán sạch sẽ
- Chú ý kỹ đến khâu vệ sinh da, bởi làn da chứa nhiều cặn bẩn sẽ khiến mụn nổi lên ồ ạt. Hằng ngày, bạn cần vệ sinh cá nhân thật sạch bằng sữa rửa mặt dành cho da mụn 2 lần, dùng nước hoa hồng và tẩy tế bào chết mỗi tuần 1 lần, giúp loại bỏ các thành phần bã nhờn, bụi bẩn, phòng ngừa bít tắc lỗ chân lông.
- Trong thời gian bị nổi mụn ở trán, tốt nhất là không nên sử dụng mỹ phẩm. Làn da đang nhảy cảm nếu tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể làm tình trạng của bạn nặng nề hơn.
- Đừng quên tẩy trang thật sạch và kỹ sau trang điểm để đi dự tiệc hoặc lễ, nhằm phòng tránh nổi mụn ở trán nhé.
>>>>>Xem thêm: Bướu cổ Basedow có lây không? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị đúng
Bài viết đã cung cấp cho bạn nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn ở trán, cách phòng ngừa và điều trị ngay tại nhà. Nếu xây dựng được các thói quen tốt, kiên trì trong thời gian dài thì chắc chắn nỗi lo bị nổi mụn ở trán sẽ không còn nữa. Thay vào đó, bạn sẽ có được làn da mịn màng, trắng đẹp và tự tin khi đối diện, giao tiếp với mọi người xung quanh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể