Rau lang là món ăn quen thuộc, dân dã ở nhiều làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại mang đến những lợi ích cực bất ngờ cho sức khỏe của con người.
Bạn đang đọc: Rau lang: Món ăn dân dã nhưng lợi ích không ngờ!
Rau lang có giá thành rẻ, dễ tìm mua, dễ chế biến nên được nhiều bà nội trợ vô cùng yêu thích. Dù thân thuộc là thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về những lợi ích mà loại rau này mang lại. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích nhất liên quan đến chủ đề: “Rau lang có tác dụng gì?”, cũng như các món ăn ngon từ rau lang.
Contents
Các chất dinh dưỡng có trong rau lang
Rau lang hay còn được biết đến với cái tên là cam thử và phiên chử. Rau lang được lấy từ phần thân và lá của cây khoai lang. Mặc dù đây là loại cây thân thảo được trồng để lấy củ nhưng loại rau này có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau như: Luộc, nấu canh, xào,… vừa ngon miệng, vừa tốt cho sức khỏe.
Trong sách Đông y, rau lang là loại thảo mộc không độc, tính bình. Nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, lợi mật, chữa vàng da,… Rau lang là nguồn cung cấp dồi dào các chất vitamin B6, vitamin C, riboflavin,…
Theo đó, 100g rau lang chứa đến 22kcal năng lượng, 91.8g nước, 2.6g protein, 2.8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin B và các loại khoáng chất như: 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2.7mg sắt,…
Rau lang có tác dụng gì?
Rau lang có hàm lượng chất xơ rất cao cùng nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng phòng ngừa và điều trị được khá nhiều bệnh lý. Cụ thể:
Ngăn ngừa bệnh tim
Các cơn đau tim thường xuất phát từ tình trạng vôi hóa mạch máu, hình thành nên các mảng bám, gắn chặt vào thành mạch. Nếu mắc phải căn bệnh xơ vữa mạch máu, bạn nên nạp nhiều vitamin K có trong rau lang để ngăn chặn bệnh nhồi máu cơ tim.
Giảm nguy cơ loãng xương
Một công dụng khác của vitamin K có trong rau lang là cân bằng hàm lượng canxi có trong xương. Bằng việc kết hợp vitamin K với vitamin D, quá trình hình thành xương sẽ đạt hiệu quả cao hơn, vết gãy ở xương cũng nhanh chóng được hồi phục.
Thanh nhiệt, giải độc
Rau lang có khả năng làm mát và thanh nhiệt hiệu quả. Chất diệp lục có trong loại rau này không chỉ hỗ trợ làm sạch máu mà còn giúp loại bỏ bớt độc tố bên trong cơ thể.
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường
Để điều trị tiểu đường, bệnh nhân có thể sử dụng lá cây rau lang và đọt rau lang đỏ, chế biến thành món ăn hoặc nấu lấy nước uống. Các hợp chất trong rau lang gần giống với insulin trong máu, có tác dụng kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Chống oxy hóa
Protein trong rau lang chứa khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione. Đây là hợp chất vô cùng quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra chất chống oxy hóa, giúp chữa lành các vết thương và đẩy lùi lão hóa da.
Cải thiện tình trạng béo phì
Cây rau khoai lang chứa rất ít tinh bột và nhiều chất xơ nên rất phù hợp với những người bị thừa cân, béo phì. Bổ sung rau lang vào chế độ ăn kiêng vừa làm giảm cảm giác thèm ăn, vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Ngăn ngừa táo bón
Đặc trưng của rau lang là vị ngọt, tính mát cùng nhiều chất xơ sẽ làm tăng khả năng nhuận tràng của hệ tiêu hóa. Đặc biệt, lá rau lang chứa khoảng 1.95 – 1.97% chất nhựa tẩy, có tác dụng điều trị chứng táo bón chỉ trong thời gian ngắn.
Tìm hiểu thêm: Cách trị rụng tóc tại nhà cực kỳ đơn giản mà hiệu quả
Các món ăn ngon từ rau lang
Rau lang có thể được biến tấu thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Bạn có thể tham khảo một số cách chế biến rau khoai lang đơn giản mà vẫn giữ nguyên được dưỡng chất như sau:
Rau lang xào tỏi
Đây có thể là món ăn điển hình nhất cho loại rau này. Rau lang xào tỏi chứa đầy vị bùi thơm của tỏi phi vàng, kết hợp với kết cấu giòn nhẹ của rau lang. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần phi thơm tỏi trên chảo dầu nóng, rồi đổ rau vào xào chung trong 10 phút. Cuối cùng, bạn nêm gia vị vừa ăn là có thể thưởng thức.
Rau lang luộc
Nếu không có nhiều thời gian để chế biến, rau lang luộc chính là “vị cứu tinh” dành cho bạn. Với món ăn này, bạn chỉ cần lấy phần ngọn cùng với lá non đem rửa sạch, sau đó luộc chín là có ngay đĩa rau xanh mướt ngon lành. Rau lang luộc thường được chấm kèm chao hoặc nước mắm tỏi ớt.
Canh rau lang nấu tôm
Sau khi sơ chế tôm, bạn xào sơ cho tôm săn lại rồi đổ khoảng 2 – 3 bát nước lọc vào. Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa và cho rau lang đã được rửa sạch, thái nhỏ vào. Khi rau chín mềm, bạn nêm nếm lại sao cho vừa ăn và chờ cho đến khi nước sôi thì tắt bếp.
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau lang
Rau lang có tác dụng gì? Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, rau lang còn chính là một loại dược liệu vô cùng giá trị. Nó được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, nhưng lại vô cùng lành tính. Bao gồm:
- Chữa đau lưng, mỏi gối do thận âm hư: Bạn sắc 30g rau khoai lang cùng với mai rùa để lấy nước uống.
- Thanh nhiệt và giải độc: Bạn chế biến rau thành món luộc hoặc canh, dùng ăn hàng ngày.
- Chữa mụn nhọt: Giã nhuyễn rau khoai lang cùng với đậu xanh và một chút muối. Bọc hỗn hợp trong một tấm vải và đắp lên vết mụn.
- Chữa táo bón: 60 – 100g rau lang tươi đem sắc lấy nước uống.
- Chữa thiếu sữa ở bà bầu: Mẹ bỉm nên thường xuyên ăn món rau lang xào cùng với thịt.
- Chữa quáng gà: Bạn đem xào lá rau lang non cùng với gan lợn hoặc gan gà và ăn thường xuyên.
Cần lưu ý gì khi sử dụng rau lang?
Rau lang là loại thực phẩm lành tính, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lạm dụng rau lang có thể kéo theo một số tác dụng phụ đến với sức khỏe của con người. Vì vậy, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau trước khi chế biến và sử dụng loại rau này:
- Không ăn rau lang khi đói để tránh bị hạ đường huyết quá mức.
- Ăn rau lang sống có thể gây táo bón nặng, đặc biệt là ở những người có tiền sử mắc bệnh khó tiêu, táo bón.
- Nên ăn kèm rau lang với các loại thực phẩm giàu chất đạm để cân bằng dưỡng chất.
- Nếu dùng nước rau lang luộc để chữa bệnh thì bạn nên chắt nước thứ nhất đi rồi luộc lại để lấy nước thứ hai. Lần luộc thứ 2 này sẽ cho nước rau không bị hăng và chát.
>>>>>Xem thêm: Có nên mua xe đẩy cho bé không? Nên mua từ khi nào?
Trên đây là những thông tin bổ ích về công dụng của rau lang mà Kenshin muốn gửi gắm tới bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã “bỏ túi” được một vài món ăn ngon từ rau lang để đa dạng hóa bữa ăn cho cả gia đình nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể