Sau khi hết chốc lở có để lại sẹo không?

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng trên da do vi khuẩn gây ra. Các vết loét gây mất thẩm mỹ nên thường làm mọi người lo lắng. Và một trong những lo lắng nhiều nhất là sau khi hết chốc lở có để lại sẹo không?

Bạn đang đọc: Sau khi hết chốc lở có để lại sẹo không?

Chốc lở là bệnh nhiễm khuẩn trên da, bệnh có thể gây ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là trẻ em. Bệnh thường xuất hiện những vết mụn mủ trên da rất dễ vỡ và gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Do đó, mọi người thường lo lắng về tình trạng sau này, nếu như được điều trị khỏi, liệu chốc lở có để lại sẹo không?

Chốc lở có để lại sẹo không?

Chốc lở là bệnh nhiễm khuẩn trên da, gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) hoặc liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes. Các loại vi khuẩn này xâm nhập vào lớp biểu bì da, dẫn đến nhiễm trùng. Trên da lúc này xuất hiện biểu hiện với các mụn nước, vết loét, nếu có sự tác động rất dễ bị vỡ và để lại các vệt vàng nâu trên da.

Chính vì thế, những tình trạng này gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, nhất là xuất hiện vết chốc lở trên mặt. Mọi người lo rằng chốc lở có thể để lại sẹo. Tuy nhiên, chốc lở là bệnh thường không nguy hiểm và các vết nhiễm trùng nhẹ sau khi lành không để lại seo.

chốc lở có để lại sẹo không? Chốc lở có để lại sẹo không?

Thế nhưng, việc có để lại sẹo hay không còn tùy vào cách mà người bệnh điều trị, chăm sóc vết thương cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thời điểm điều trị càng sớm sẽ càng có lợi cho người bệnh vì càng kéo dài sẽ càng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng: Viêm mô tế bào, thận, sẹo.

Điều trị chốc lở

Chốc lở có thể điều trị bằng phương pháp Tây y hoặc Đông y. Với Đông y, mọi người thường áp dụng các bài thuốc nam từ dân gian để làm thuyên giảm tình trạng, làm dịu vùng da tổn thương, chống viêm và diệt khuẩn. Chọn phương pháp Tây y để điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi tại chỗ hoặc uống kháng sinh.

Thuốc bôi tại chỗ: Sau khi vệ sinh sạch vùng da tổn thương, dùng thuốc bôi tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ thoa vào vùng da chốc lở. Một số thuốc bôi tại chỗ thường được dùng trong điều trị chốc lở: Thuốc màu Castellani, thuốc mỡ có kháng sinh, thuốc tím,…

Thuốc uống kháng sinh: Với tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Thông thường, thuốc uống thường được chỉ định với những tình trạng nhiễm trùng, vết loét nặng. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị: Oxacillin, Cloxacillin,…

Tìm hiểu thêm: Liệt kê một số cách dùng lá ngái chữa bệnh trĩ

Điều trị chốc lở Điều trị chốc lở

Việc điều trị sớm rất quan trọng, không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng mà còn điều trị sớm để không hình thành sẹo trên da.

Cách chăm sóc, xử lý vết chốc lở không để lại sẹo

Việc chăm sóc vùng da bị chốc lở đúng cách sẽ giúp nhanh chóng phục hồi, xoa dịu da và góp phần hạn chế để lại seo:

Loại bỏ dịch mủ, vảy tiết tại ổ tổn thương

Để thực hiện, người bị chốc lở nên dùng khăn ấm đặt lên vùng da chốc lở để các vảy mềm, dễ dàng bong ra. Sau đó, rửa lại bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn cũng như làm sạch vết thương một lần nữa.

Mục đích của loại bỏ dịch mủ, vảy tiết là để thuốc bôi có thể thấm vào da tốt hơn để phát huy công dụng tối đa.

Sát khuẩn hằng ngày

Thực hiện sát khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn, tụ cầu khuẩn nhanh chóng và ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn. Người bệnh có thể sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn mua tại nhà thuốc. Tuy nhiên, khi mua cần hỏi ý kiến của bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn loại phù hợp.

Dưỡng ẩm cho vùng da bị tổn thương

Khi bị chốc lở, vùng da thường bong vảy do khô và gây ngứa rất nhiều. Điều này nếu không được chăm sóc, làn da sẽ bị thiếu độ ẩm, ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Da khô, ngứa làm người bệnh khó chịu, gãi càng nhiều hơn càng làm tổn thương nghiêm trọng.

Kem dưỡng ẩm trong giai đoạn này giúp da mềm mịn, cung cấp ẩm, và hạn chế để lại sẹo. Việc sử dụng kem dưỡng cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ để tăng hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

Dưỡng ẩm cho da hạn chế sẹo khi bị chốc lở

>>>>>Xem thêm: Top 8 dầu gội trị chấy cho người lớn

Dưỡng ẩm cho da hạn chế sẹo khi bị chốc lở

Đề phòng vết chốc lở lây lan

Để vết chốc không lây lan cho các vùng da khác, người bệnh cũng nên lưu ý:

  • Luôn giữ vùng da tổn thương khô ráo, thông thoáng
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không ma sát vào vùng da chốc lở
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Người bệnh nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cân bằng dưỡng chất từ thịt trắng, rau quả, nha đam, trái cây, thực phẩm giàu omega 3, thực phẩm giàu kẽm,…
  • Đặc biệt, người bệnh nên chú ý các thực phẩm nên kiêng trong giai đoạn này vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng, kích ứng da nhiều hơn, vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo. Một số thực phẩm nên kiêng như đồ ăn cay nóng, thực phẩm quá mặn, quá chua, nhiều đường, chất béo xấu, đồ ăn nếp, rau muống, thực phẩm chế biến sẵn,…
  • Không nên gãi mạnh, không để móng tay dài để gãi vì tổn thương và làm lây lan cao.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Qua những thông tin trong bài viết, giúp mọi người nắm được chốc lở có để lại sẹo không cũng như cách phòng sẹo. Bệnh có thể điều trị khỏi, không gây nguy hiểm nếu can thiệp kịp thời. Do đó, mọi người nên chú ý cách chăm sóc và ăn uống hợp lý để nhanh khỏi bệnh và gây để lại dấu vết trên da gây mất thẩm mỹ.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *