Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không?

Có rất nhiều trường hợp sản phụ sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi. Điều này khiến cho nhiều mẹ lo lắng liệu rằng bị ra máu có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không? Tuy nhiên, cần phải dựa vào số lượng sản dịch cũng như màu sắc để kết luận có nguy hiểm hay không.

Bạn đang đọc: Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không?

Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi có nguy hiểm hay không? Đây là một vấn đề được nhiều chị em sản phụ quan tâm. Trong bài viết này, Kenshin sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên và hướng dẫn cách chăm sóc khi người phụ nữ bị ra máu sau sinh 1 tháng.

Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi nguy hiểm không?

Ra máu đỏ tươi sau sinh 1 tháng khi đã hết sản dịch còn được gọi là hiện tượng kinh non sau sinh. Thông thường, tùy theo cơ địa của mỗi người mà sau khi kết thúc kỳ sản dịch sau khoảng 4 – 6 tuần sau sinh. Đây được xem là kỳ kinh nguyệt đầu tiên của người mẹ sau khi sinh con nên có những đặc điểm khác so với kỳ kinh nguyệt thông thường như số lượng máu ra nhiều hơn, màu sẫm hơn, thời gian có thể kéo dài hơn…

Kinh non thường sẽ xuất hiện vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 sau khi sinh con và có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày. Lượng kinh thường có máu đỏ tươi, có kèm theo chất nhầy nhưng không kèm theo hiện tượng sốt hay đau bụng. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng nếu hiện tượng ra máu đỏ tươi kéo trên 8 ngày thì cần phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân. Bởi, nếu thời gian ra máu kéo dài có thể là một dấu hiệu bất thường.

Như vậy, đối với câu hỏi sau sinh 1 tháng ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không thì câu trả lời là tuỳ thuộc vào lượng máu cũng như thời gian ra máu. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sau sinh 1 tháng ra máu đỏ tươi thường là kinh non của người mẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo triệu chứng đau bụng dưới, sốt cao… thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị sớm.

Giải đáp thắc mắc: Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không? 1

Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi nguy hiểm không

Làm thế nào để nhận biết ra kinh non sau sinh?

Sau khi ra hết sản dịch sau sinh cũng là thời điểm niêm mạc tử cung hồi phục. Theo các chuyên gia, niêm mạc tử cung phục hồi có thể bong và gây ra hiện tượng chảy máu (kinh non) vào khoảng ngày thứ 21 sau sinh. Nhiều chị em có thể nhầm lẫn hiện tượng này với kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế thì kinh non gồm có máu, chất nhầy, lớp màng tử cung và tế bào bạch cầu.

Đối với sinh thường:

  • Sau sinh 3 ngày, máu của sản phụ sẽ có màu đỏ tươi hoặc đậm hơn một chút và có mùi như máu kinh nguyệt bình thường. Ngoài ra, có thể lẫn vài cục máu đông có kích thước tương đương với quả nho trong đó.
  • Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau sinh, máu sẽ chuyển dần sang màu hồng hoặc màu nâu và kích thước cục máu đông nhỏ hơn hoặc biến mất.
  • Những ngày tiếp theo, sẽ chỉ còn ra chất nhầy màu vàng nhạt hoặc màu trắng, không còn ra máu nữa. Hiện tượng này sẽ biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần sau sinh.

Đối với sinh mổ:

  • Các mẹ sinh mổ thường ít bị đau bụng dưới và âm đạo hơn so với sinh thường. Tuy nhiên, cũng xuất hiện hiện tượng kinh non sau sinh trong vài tuần sau đó.
  • Hiện tượng ra kinh non đối với sinh mổ cũng tương tự những dấu hiệu nhận biết của sinh thường, tuy nhiên nó sẽ kéo dài hơn một chút.

Giải đáp thắc mắc: Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không? 2

Ra kinh non sau sinh chỉ kéo dài từ 3 – 5 ngày

Dấu hiệu nào cho thấy kinh non sau sinh bất thường?

Thời gian mà kinh non quay trở lại sau sinh khi hết sản dịch cần phụ thuộc vào tình trạng cho con bú của người mẹ. Nếu cho con bú sữa mẹ thì hormone prolactin sẽ chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ nhằm ngăn chặn quá trình rụng trứng. Theo các chuyên gia, đối với những người phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ thì thời gian kinh nguyệt quay trở lại có thể mất vài tuần đến vài tháng. Ngược lại, đối với những phụ nữ không nuôi con bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt có thể sẽ trở lại vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 sau sinh.

Tuy nhiên, nếu như sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi (kinh non) với những dấu hiệu bất thường dưới đây thì mẹ hãy đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân, cụ thể như sau:

  • Lượng máu tiết ra nhiều, có kèm theo mùi hôi khó chịu, đau và ngứa ngáy vùng bụng dưới. Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng các phần phụ như ống dẫn trứng, buồng trứng hay âm đạo.
  • Sốt cao và cơ thế xuất hiện cảm giác ớn lạnh.
  • Cơ thể mệt mỏi, có cảm giác chóng mặt.
  • Nhịp tim đập bất thường.
  • Hiện tượng ra máu có kèm theo các cục máu đông có kích thước lớn và số lượng máu nhiều hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm. Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu cảnh báo băng huyết và cần được cấp cứu kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
  • Khi ấn tay lên vùng bụng dưới thấy bụng cứng và có cục ở trong bụng.

Nếu thấy những dấu hiệu bất thường như trên, các mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng không đáng có xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Đau bao tử nên ăn gì, kiêng gì để bệnh tình nhanh thuyên giảm?

Giải đáp thắc mắc: Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không? 3
Máu kinh có mùi hôi kèm theo sốt cao là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng

Hướng dẫn chăm sóc cơ thể khi xuất hiện kinh non sau sinh

Hiện tượng xuất hiện kinh non sau sinh sẽ đồng nghĩa với việc cơ thể của người mẹ đã coi như hết sản dịch hoàn toàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, cơ thể của người phụ nữ vẫn có nguy cơ cao bị viêm nhiễm phụ khoa. Chính vì thế, việc chăm sóc cơ thể đúng cách cho đến khi xuất hiện kỳ kinh non là điều vô cùng cần thiết. Các mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng sau đây, cụ thể là:

  • Trong khoảng thời gian nhạy cảm này, các mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh vùng kín thật cẩn thận bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh và cần liên tục thay băng vệ sinh ít nhất 4 giờ/lần để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng.
  • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là bổ sung những loại thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống để bù vào lượng sắt đã bị mất khi bị ra máu, đồng thời giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.
  • Các mẹ vẫn nên duy trì các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cho quá trình hồi phục sau sinh diễn ra nhanh chóng hơn. Việc vận động mạnh có thể khiến cho máu ra nhiều hơn và kéo dài thời gian hơn.
  • Có không ít cặp vợ chồng ngay sau thời điểm có kinh non đã thực hiện chuyên “chăn gối”. Tuy nhiên, các cặp đôi cần lưu ý đây là thời điểm có nguy cơ cao mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do vậy, các mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, đặc biệt là thời điểm trước và sau khi thực hiện quan hệ vợ chồng.
  • Nếu thực hiện chuyện “chăn gối” trong thời gian đang có kinh non thì khả năng người phụ nữ mang thai là tương đối thấp. Tuy nhiên, giai đoạn này buồng trứng cũng như niêm mạc tử cung đã hồi phục nên vẫn có thể thụ thai. Vì thế, để tránh mang thai ngoài ý muốn, tốt nhất mẹ nên sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và hiệu quả.

Giải đáp thắc mắc: Sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không? 4

>>>>>Xem thêm: Ngộ độc vitamin C gây ra triệu chứng gì? Bổ sung vitamin C bao nhiêu là đủ?

Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt sau sinh để cải thiện sức khỏe

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, Kenshin đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc sau sinh 1 tháng bị ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không. Mẹ cũng cần quan tâm đến vấn đề chăm sóc đến cơ thể cũng như vệ sinh sạch sẽ và đúng cách để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *