Sẹo lồi là một tình trạng thường gặp, một số ít trường hợp có thể chuyển thành sẹo lồi bị thâm. Sẹo thâm là một vấn đề rất khiến người bệnh đau đầu bởi sự “cứng đầu” khó điều trị của nó. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục sẹo lồi bị thâm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Sẹo lồi bị thâm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Sẹo lồi xuất hiện không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh rất khó chịu. Và sẽ tệ hơn nữa nếu vết sẹo của bạn trở thành sẹo lồi bị thâm. Phải chăng bạn đang tìm kiếm cho mình những biện pháp trị sẹo lồi bị thâm nhưng không biết rằng liệu nó có phù hợp với bản thân mình không? Hãy để Kenshin giúp bạn trả lời câu hỏi ở bài viết dưới đây.
Contents
Sẹo lồi bị thâm là gì?
Sẹo lồi được hình thành nguyên nhân do sự tăng sinh quá mức các sợi collagen ở tổ chức da sau tổn thương. Các mô sẹo phát triển một cách dư thừa quá mức khiến chúng nổi gồ lên trên bề mặt da. Vết sẹo căng phồng, cứng chắc, gần như không gây đau đớn gì cho người bệnh. Tuy nhiên, vết sẹo thường có xu hướng lan rộng ra ngoài khỏi ranh giới vết thương gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Sẹo lồi bị thâm gây ảnh hưởng thẩm mỹ
Vết sẹo thường có màu hồng, đỏ hoặc tím sẫm. Vài trường hợp vết sẹo hình thành mang màu thâm đen. Trên thực tế, nếu chẳng may bạn xuất hiện sẹo lồi bị thâm thì việc điều trị là tương đối khó khăn so với các các loại sẹo khác. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, vì với công nghệ hiện đại ngày nay, nếu bạn lựa chọn đúng phương pháp điều trị thì có thể chữa khỏi tới 70 – 80% sẹo lồi bị thâm.
Nguyên nhân sẹo lồi bị thâm
Sẹo lồi xuất hiện là kết quả của một quá trình thay thế mô da bị tổn thương của cơ thể. Tuy nhiên, sẹo lồi bị thâm do cấu trúc collagen cũ gần như đã bị tổn thương hoàn toàn nên quá trình lành vết thương khiến vết sẹo trở nên đậm màu hơn, vùng sẹo thâm còn có khả năng mất cảm giác nếu như trong quá trình chăm sóc bạn thực hiện không đúng cách.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân có thể khiến sẹo lồi bị thâm:
- Cơ địa, di truyền: Yếu tố cơ địa và di truyền có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành sẹo lồi. Nếu bạn là người có cơ địa sẹo lồi, hãy cẩn thận bởi bất cứ một quá vết thương hay quá trình xâm lấn phẫu thuật nào cũng đều có thể khiến bạn xuất hiện sẹo lồi.
- Tia cực tím: Tia cực tím đóng vai trò quan trọng trong số những nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi bị thâm. Các tổ chức da non mới hình thành rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là các tia cực tím. Do đó, nếu trong quá trình lành vết thương bạn không chăm sóc cẩn thận đúng cách thì nguy cơ hình thành sẹo lồi thâm là rất cao.
- Do vết thương sâu: Tổn thương càng sâu thì đồng nghĩa với lượng collagen cũ ở mô da bị phá huỷ càng nhiều. Và do đó, cơ thể bạn càng phải tăng sinh quá trình tái tạo mô để hồi phục vùng da sau tổn thương. Chính điều này càng làm tăng khả năng hình thành sẹo lồi thâm.
- Màu da: Da vàng thường có xu hướng phát triển các vết sẹo sẫm màu hơn, hay còn gọi là tình trạng tăng sắc tố da.
Tia cực tím có thể làm xuất hiện sẹo lồi bị thâm
Cách khắc phục sẹo lồi bị thâm
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp có thể giúp khắc phục gần như hoàn toàn tình trạng sẹo lồi bị thâm. Dưới đây là một số phương pháp tham khảo:
Các phương pháp tự nhiên
Phương pháp tự nhiên chủ yếu dùng những nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, dùng những tinh chất có sẵn trong nguyên liệu để làm lành vết sẹo. Phương pháp này phù hợp sử dụng với những người có vết sẹo nhỏ hoặc mới hình thành, với những vết sẹo lâu năm thì phương pháp này cho tác dụng rất kém hoặc hầu như không cải thiện nhiều.
Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, cách thực hiện dễ dàng nên có thể tiến hành ngay tại nhà.
- Chanh: Chanh là một loại hoa quả có chứa rất nhiều vitamin C và acid citric, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cho da. Chanh có thể tác động vào sâu dưới da, kích thích tái tạo tế bào và làm mờ vết thâm sẹo hiệu quả.
- Nghệ: Nghệ là bài thuốc phổ biến trong dân gian từ xưa đến nay. Nghệ có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt, ngoài ra còn có thể kích thích da non, tái tạo tế bào mới giúp làm mờ vết sẹo lồi thâm.
- Mật ong: Trong mật ong chứa một lượng lớn chất chống oxy hoá có khả năng giúp chống viêm, kháng khuẩn cho da. Ngoài ra, trong mật ong cũng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho quá trình tái tạo và làm lành da tổn thương, và giúp làm mờ sẹo lồi thâm. Ngoài ra, mật ong còn là một nguyên liệu rất tốt giúp dưỡng và làm đẹp da.
Tìm hiểu thêm: Khẩu trang y tế 4D vì sao được nhiều người mua?
Sử dụng chanh điều trị sẹo lồi bị thâmSử dụng thuốc
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc bôi chuyên dụng dùng để trị sẹo lồi thâm. Bạn rất dễ dàng có thể tìm và mua được những tuýp thuốc bôi ngoài da dễ dàng ở hiệu thuốc như Dermatix Ultra, Scar Esthetique, Contractubex hoặc Strataderm… Đây là phương pháp điều trị sẹo bằng thuốc bôi nên rất dễ dàng sử dụng tại nhà mà không cần quá nhiều lưu ý đặc biệt.
>>>>>Xem thêm: Những lợi ích mà sữa Abbott Similac 2 mới mang lại cho trẻ 6 – 12 tháng
Sử dụng thuốc bôi trị sẹo lồi bị thâmNgoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những phương pháp khác như tiêm corticoid cho sẹo teo nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp có thể gây tác dụng phụ do corticoid (nếu dùng quá liều) như da bị giữ nước, mụn trứng cá, rậm lông… Phương pháp cũng yêu cầu kỹ thuật cao ở người bác sỹ thực hiện, vì nếu tiêm quá sâu sẽ có nguy cơ hình thành sẹo lõm, còn nếu tiêm quá nông thì không thể trị dứt điểm sẹo lồi và có nguy cơ sẹo phì to hơn.
Sử dụng công nghệ cao
- Phẫu thuật: Bạn có thể tham khảo phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi thâm. Tuy nhiên đây là một phương pháp xâm lấn, do đó vẫn có thể xảy ra rủi ro tái phát sẹo lồi thâm sau phẫu thuật, đặc biệt là với những người có cơ địa sẹo lồi. Bạn nên cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ và người có chuyên môn thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
- Chiếu laser: Đây là phương pháp chiếu ánh sáng laser công nghệ cao, tia laser sẽ phá huỷ các mạch máu nuôi dưỡng sẹo, làm ngưng phát triển và giảm kích thước, độ dày của sẹo. Phương pháp này nhanh, hiệu quả và đảm bảo thẩm mỹ, tuy nhiên chi phí khá cao.
Trên đây là bài viết về nguyên nhân và cách khắc phục sẹo lồi bị thâm của Kenshin. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và giúp bạn đọc có những hướng xử lý phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để có những nhận định và quyết định đúng nhất.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể