Siêu âm 2D là một phương pháp được nhiều bác sĩ áp dụng trong chẩn đoán lâm sàng. Siêu âm 2D sử dụng sóng âm cường độ cao để quan sát các cấu trúc bên trong cơ thể nên được sử dụng khám thai định kỳ và chẩn đoán các bệnh khác.
Bạn đang đọc: Siêu âm 2D: Khi nào mẹ bầu cần áp dụng trong thai kỳ?
Mặc dù siêu âm được nhiều người biết là phương pháp phổ biến trong chẩn đoán lâm sàng. Tuy nhiên vẫn còn khá ít người hiểu rõ về loại hình siêu âm 2D là gì và nên sử dụng trong những trường hợp nào. Đặc biệt là các mẹ bầu cần trang bị cho mình kiến thức về siêu âm để có thể thăm khám thai định kỳ.
Contents
Siêu âm là gì?
Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn hiện được sử dụng rất phổ biến trong y học. Nguyên tắc là đầu dò của máy sẽ gửi sóng siêu âm tần số cao hơn tần số mà con người có thể nghe được vào cơ thể. Khi sóng âm chạm vào các mô bên trong cơ thể phản xạ sẽ được đầu dò này thu lại truyền đến máy phân tích và cho ra hình ảnh.
Các loại mô khác nhau sẽ có khả năng hấp thụ và phản xạ siêu âm khác nhau nên sóng âm thu về cũng ở các mức độ khác nhau. Điều này giúp máy tính dễ dàng phân tích tiếng vang phản hồi và tái tạo lại hình ảnh lên màn hình, tạo ra những hình ảnh khác nhau về cấu trúc cơ thể.
Phương pháp siêu âm 2D trong khám thai định kỳ
Siêu âm 2D là phương pháp được dùng nhiều nhất để khám thai định kỳ. Vì là phương pháp siêu âm được phát minh đầu tiên nên hình ảnh thu được là hình đen trắng và chỉ có thể quan sát được một ít cử động của thai nhi. Mặc dù vậy nhưng các bác sĩ và mẹ bầu vẫn có thể theo dõi sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ.
Siêu âm 2D thường được sử dụng trong những tháng đầu của thai kỳ để kiểm tra vị trí, tình trạng của thai nhi trong hay ngoài tử cung, các dấu hiệu bất thường như sứt môi, hở hàm ếch,… Siêu âm 2D được chia thành các loại sau:
- Siêu âm Dynamic: Loại siêu âm hai chiều này có tốc độ quét nhanh nên hình ảnh được tạo ra cùng lúc với thời gian thực.
- Siêu âm loại TM – Time Motion: Ở loại siêu âm này, nếu mặt phẳng hồi âm đứng yên thì hình ảnh tạo ra là đường thẳng. Còn mặt phẳng hồi âm đang di chuyển thì hình thu được sẽ có dạng đồ thị di chuyển nên thường được sử dụng trong siêu âm tim.
- Siêu âm Doppler: Phương pháp này sử dụng hiệu ứng Doppler của siêu âm để xác định hướng dòng máu, tốc độ và lưu lượng máu. Siêu âm Doppler thường được kết hợp với siêu âm Duplex dùng cho việc khám tim mạch và sản khoa.
Các mẹ bầu nên áp dụng siêu âm 2D khi nào?
Siêu âm 2D có thể được thực hiện ở mọi giai đoạn của thai kỳ. Tuy nhiên các mẹ bầu nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ mới thực hiện siêu âm 2D để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Một số bác sĩ khuyên nên siêu âm 2D từ rất sớm để:
- Xác định xem thai một hay đa thai.
- Kiểm tra vị trí của nhau thai nằm trong hay ngoài tử cung của mẹ.
- Xác định xem thai nhi có bất thường về thể chất hoặc dị tật bẩm sinh hay không.
- Xác định tuổi thai.
Tìm hiểu thêm: Stress test là gì? Một số thông tin về phương pháp stress test
Quy trình thực hiện siêu âm 2D
Các mẹ bầu được khuyên là nên siêu âm tại bệnh viện phụ sản gần nhất hoặc các bác sĩ siêu âm chuyên sản khoa để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, quy trình thực hiện siêu âm 2D cho sản phụ tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế đều có mức phí rẻ hơn dịch vụ khám tư.
Quy trình thực hiện siêu âm 2D
Quá trình siêu âm 2D cho sản phụ phải được thực hiện bởi các bác sĩ được đào tạo chuyên môn về siêu âm. Vì họ là các kỹ thuật viên có đủ khả năng để vận hành máy siêu âm đúng cách và an toàn.
- Đầu tiên, một loại gel được bôi lên vùng da sẽ siêu âm để giảm thiểu ma sát, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền và nhận sóng âm của máy dò.
- Sau đó, bác sĩ tiến hành di chuyển máy dò trên vùng da đã được bôi gel. Màn hình máy tính kết nối với đầu dò sẽ ghi lại mọi hình ảnh và in kết quả siêu âm.
- Cuối cùng là lau sạch lớp gel còn sót lại trên da sau khi siêu âm.
Những điều cần cân nhắc trước khi siêu âm
Mặc dù siêu âm 2D là cách đơn giản và dễ dàng để kiểm tra tình trạng của thai nhi nhưng các mẹ cũng nên lưu ý các điều sau:
- Quá trình siêu âm có thể kéo dài hơn 20 phút nên trong trường hợp thai nhi cử động thường xuyên thì lớp mỡ ở bụng bà bầu có thể ảnh hưởng đến kết quả quan sát được.
- Nếu mẹ bầu đang ở đầu thai kỳ thì sẽ được yêu cầu uống một lít nước trở lên và hạn chế đi tiểu trong vòng một giờ trước khi tiến hành siêu âm. Điều này là để bàng quang đầy giúp nâng tử cung lên cao hơn một chút làm cho hình ảnh siêu âm quét được rõ ràng hơn.
- Đặc biệt, chỉ nên tiến hành siêu âm theo chỉ định của bác sĩ.
Đối tượng nào thì nên thực hiện siêu âm 2D?
Có thể thấy, phần lớn việc siêu âm 2D được tiến hành ngoài da qua môi trường gel để đảm bảo quá trình tiếp xúc trơn tru, không bị gián đoạn. Vậy nên phương pháp này có rủi ro thấp, hạn chế việc xâm lấn vào cơ thể và không đau. Chính vì các lý do này mà siêu âm 2D được dùng nhiều trong lĩnh vực khám thai định kỳ.
Ngoài ra vì chi phí thấp và an toàn, đồng thời có thể thực hiện lại nhiều lần để theo dõi tiến triển của bệnh nên siêu âm 2D cũng được sử dụng phổ biến ngoài sản khoa. Có thể kể đến một số tình huống cấp cứu như viêm ruột thừa, lồng ruột ở trẻ em hoặc kiểm tra chức năng của tim, túi mật và các cơ quan khác.
>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân bướu cổ không nên ăn gì?
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có cho mình một lượng kiến thức về phương pháp siêu âm 2D. Hãy lựa chọn cơ sở y tế an toàn, đảm bảo chất lượng để chẩn đoán bệnh và thăm khám thai định kỳ. Không nên tự ý siêu âm ở các phòng khám không đảm bảo để tránh các hậu quả đáng tiếc.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể