Siêu âm canh trứng và những điều bạn cần biết

Siêu âm canh trứng là một trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ sinh sản. Vậy quy trình siêu âm canh trứng ra sao và cần lưu ý gì khi siêu âm canh trứng, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bạn đang đọc: Siêu âm canh trứng và những điều bạn cần biết

Với các cặp vợ chồng “chậm con”, siêu âm canh trứng không còn xa lạ gì. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nhầm lẫn xoay quanh phương pháp này khiến cho một số cặp vợ chồng chần chừ khi nghe đến siêu âm canh trứng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Siêu âm canh trứng là như thế nào?

Thông thường, ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài 28 ngày và ngày rụng trứng diễn ra vào giữa mỗi chu kỳ. Ngày rụng trứng được xem là thời điểm “vàng” để thụ thai. Vì thế với những cặp vợ chồng đang mong muốn có con thì đó là một cột mốc quan trọng.

Tuy nhiên, có nhiều chị em phụ nữ có kinh nguyệt không đều và khó để xác định ngày rụng trứng dựa trên chu kỳ kinh nguyệt. Thay vào đó, chị em phụ nữ cũng có thể án chừng ngày rụng trứng dựa trên một số dấu hiệu như: Tăng thân nhiệt hay tiết dịch nhầy cổ tử cung,… hoặc sử dụng que thử rụng trứng, siêu âm canh trứng. Trong số đó, kiểm tra bằng siêu âm canh trứng được đánh giá là phương pháp chính xác nhất.

siêu âm canh trứng 1

Siêu âm canh trứng giúp dự đoán được ngày rụng trứng chính xác nhất

Hiện nay, có 2 kỹ thuật siêu âm phổ biến được sử dụng để siêu âm canh trứng là: Siêu âm đầu dò âm đạo và siêu âm ổ bụng. Trong đó, với độ chính xác cao hơn, siêu âm đầu dò âm đạo để quan sát buồng trứng được ứng dụng phổ biến tại các cơ sở y tế để phục vụ cho công tác thăm khám và điều trị vô sinh hiếm muộn.

Mục đích của siêu âm canh trứng

Thực chất, siêu âm canh trứng là phương pháp dự đoán ngày trứng rụng dựa trên quá trình theo dõi sự phát triển của các nang trứng. Mục đích cụ thể của phương pháp này bao gồm:

Xác định được ở hai bên buồng trứng có hay không có nang noãn sự phát triển của nang noãn, kích thước và chất lượng của nang noãn,… Đồng thời kết hợp với kiểm tra lâm sàng để phát hiện và điều trị vô sinh (nếu có).

Xác định được tiến trình phát triển của nang trứng, giúp dự đoán ngày rụng trứng và cửa sổ thụ thai để gợi ý các cặp vợ chồng tăng tần suất quan hệ nhằm tăng tỷ lệ thụ thai thành công.

Chẩn đoán để kịp thời điều trị bệnh rối loạn phóng noãn (trứng chín nhưng không rụng) hay bệnh đa nang buồng trứng.

Hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn. Vì có thể xác định gần như chính xác ngày rụng trứng mà phương pháp này hỗ trợ rất tốt cho các biện pháp như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm.

Tìm hiểu thêm: Cải bó xôi kỵ gì để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe

siêu âm canh trứng 2

Siêu âm canh trứng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ sinh sản, điều trị vô sinh

Khi nào nên siêu âm canh trứng?

Không phải ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt, bạn cũng có thể quan sát được trứng qua hình ảnh siêu âm. Nếu như có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày thì kích thước trứng thay đổi theo biểu đồ sau:

  • Đầu chu kỳ là lúc nang trứng rất nhỏ (chỉ tầm 4 – 5mm), lúc này chỉ có thể quan sát rõ bằng siêu âm đầu dò.
  • Khoảng đến ngày thứ 7 và thứ 8 của chu kỳ thì nang trứng đạt kích thước khoảng 10 – 12 mm và có sự tăng trưởng đều đặn từ 1 – 2mm mỗi ngày.
  • Đến giữa chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ 14) nang trứng đã đạt kích thước đủ lớn (17 – 18 mm) và có hiện tượng rụng trứng (phóng noãn).

Vì vậy thông thường, đối với những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày thì nên siêu âm canh trứng vào ngày thứ 10 của chu kỳ và định kỳ siêu âm cứ mỗi 2 ngày một lần cho đến khi trứng đạt kích thước khoảng 15mm. Sau đó thì thực hiện siêu âm mỗi ngày để “canh” ngày trứng trưởng thành và rụng.

Bên cạnh đó với những chị em phụ nữ chậm có con thì nên siêu âm nang trứng vào ngày thứ 2 của chu kỳ để đếm số lượng nang thứ cấp từ đó đánh giá tình trạng bệnh lý liên quan nếu có.

Quy trình siêu âm canh trứng

Siêu âm thường thường kéo dài trong vòng 15 phút cho mỗi lần thực hiện và diễn ra như sau:

Lần siêu âm thứ nhất

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống nhiều nước để làm đầy bàng quang và siêu âm ổ bụng nhằm quan sát tổng thể cơ quan sinh sản ở vùng chậu bao gồm cả buồng trứng và tử cung. Sau đó, bạn cần làm rỗng bàng quang và tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo để đánh giá chính xác số lượng và kích thước nang trứng.

siêu âm canh trứng 3

>>>>>Xem thêm: Phác đồ điều trị bệnh giun xoắn hiện nay

Quy trình siêu âm đầu dò chỉ mất khoảng 15 phút mỗi lần thực hiện

Những lần siêu âm về sau

Siêu âm canh trứng theo dõi sự phát triển của nang trứng theo chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, bạn phải siêu âm nhiều lần. Tuy nhiên, khác với lần đầu tiên, những lần về sau bạn không cần phải siêu âm ổ bụng mà chỉ cần tiến hành siêu âm đầu dò. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả siêu âm nhắc nhở bạn thời điểm thích hợp để thụ thai. Đó là khi trứng mà gần đạt đến kích thước tiêu chuẩn (tầm 18mm).

Một số lưu ý khi tiến hành siêu âm canh trứng

Siêu âm canh trứng là một công cụ hỗ trợ sinh sản hữu ích cho các cặp vợ chồng đang mong con hoặc đang điều trị vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng:

Trong buồng trứng sẽ có nhiều nang trứng cùng phát triển nhưng chỉ có nang trội mới đủ kích thước để phóng noãn. Nang trội sẽ trưởng thành và rụng nhưng không phải lúc nào cũng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, có thể rơi vào đầu hoặc cuối chu kỳ.

Khi thói quen sinh hoạt, ăn uống hay tâm lý thay đổi thất thường cũng sẽ ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố. Điều này dễ làm tác động đến chu kỳ kinh nguyệt khiến bạn bị chậm kinh, sớm kinh hay thay đổi thời điểm rụng trứng so với dự đoán.

Cửa sổ thụ thai tốt nhất là thời gian khoảng 6 ngày gồm 5 ngày trước ngày rụng trứng và ngày rụng trứng. Bởi trứng chỉ sống trong tử cung từ 24 – 48h sau khi rụng và càng về sau sẽ càng giảm khả năng thụ thai nên cửa sổ thụ thai được giới hạn trong khoảng 5 ngày trước ngày trứng rụng, ngày rụng trứng và tối đa là sau 2 ngày rụng trứng.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về quy trình siêu âm canh trứng, mục đích và những lưu ý khi tiến hành siêu âm. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật này và nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản của mình nhé!

Vi Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *