Siêu âm tĩnh mạch chi dưới, khi nào nên thực hiện?

Kỹ thuật siêu âm mạch máu được phát minh cho thấy một bước tiến lớn trong ngành y học. Kenshin sẽ gửi đến bạn những thông tin về siêu âm tĩnh mạch chi dưới cũng như ý nghĩa của nó trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến mạch máu chi dưới.

Bạn đang đọc: Siêu âm tĩnh mạch chi dưới, khi nào nên thực hiện?

Sự ra đời của kỹ thuật siêu âm mạch máu mang ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến mạch máu. Có nhiều loại siêu âm khác nhau, trong đó siêu âm tĩnh mạch chi dưới là một phương pháp nhằm phát hiện bệnh lý liên quan đến bộ phận này. Tham khảo bài viết dưới đây để trang bị thêm kiến thức và các bệnh lý có thể mắc phải.

Tổng quan về kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch chi dưới

Siêu âm (Sonography) được đánh giá là kỹ thuật hiện đại dùng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của các tổ chức, các mô trong cơ thể. Kỹ thuật này được ứng dụng rộng rãi trong y tế hiện nay để chẩn đoán các bệnh lý khác nhau.

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới, khi nào nên thực hiện? 1

Siêu âm mạch máu giúp phát hiện nhiều bệnh lý liên quan đến mạch máu

Siêu âm mạch máu ra đời đã giúp thay đổi phương pháp chụp ảnh mạch máu và thăm dò mạch máu. Cụ thể, kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch chi dưới được dùng trong việc hỗ trợ chuyên gia chẩn đoán những bệnh lý về động và tĩnh mạch vùng chi dưới. Kỹ thuật này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội bao gồm:

  • Dễ thực hiện, thao tác nhanh chóng, thời gian ngắn chỉ từ 20 đến 30 phút.
  • Có thể quan sát mạch máu dễ dàng, phát hiện các tổn thương ở độ tương đối chính xác, nhất là đối với siêu âm màu.
  • Không làm bệnh nhân đau đớn hay khó chịu.
  • Sóng siêu âm khá an toàn với sức khỏe, không gây tổn hại.
  • Tiết kiệm đáng kể chi phí hơn so với những phương pháp khác.

Chính vì những điểm cộng trên nên siêu âm tĩnh mạch chi dưới là kỹ thuật được ứng dụng hàng đầu trong việc khảo sát mạch máu chi dưới.

Khi nào được chỉ định siêu âm tĩnh mạch chi dưới?

Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm tĩnh mạch chi dưới nếu có những dấu hiệu sau:

  • Đau thành từng đợt, đau do thiếu máu cơ lặp lại. Điều này xảy ra do chi dưới không được cung cấp đủ máu, thường đau nhiều khi cố gắng đi lại và giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Đau trong lúc nghỉ ngơi là triệu chứng thiếu máu trầm trọng khiến vết thương ở chân khó lành, lở loét, nghiêm trọng hơn là hoại tử.
  • Thiếu máu chi cấp tính với nguyên nhân là huyết khối gây đe dọa đến cơ chi dưới. Các biểu hiện là đau, liệt, chi mất cảm giác, tím tái, tìm không thấy mạch.
  • Chỉ số huyết áp tâm thu sau khi đo giữa cánh tay và cổ chân lệch nhau nhiều.
  • Người bệnh mắc chứng suy giãn tĩnh mạch, có dấu hiệu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch.
  • Người bệnh chấn thương, béo phì, mắc bệnh ác tính, sưng phù chân…

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới, khi nào nên thực hiện? 2

Người sưng phù chân được chỉ định thực hiện siêu âm tĩnh mạch chi dưới

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới giúp phát hiện bệnh gì?

Siêu âm tĩnh mạch giúp phát hiện các bệnh liên quan đến mạch máu. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, nhất là những bệnh tổn thương động mạch hoặc tĩnh mạch của chi dưới. Cụ thể, siêu âm tĩnh mạch chi dưới sẽ giúp:

  • Phát hiện, đánh giá mức độ hẹp tại động mạch chi dưới. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chủ yếu là chứng xơ vữa động mạch. Dựa vào độ dày và rộng của mảng xơ vữa, dòng chảy của máu trong lòng động mạch ở vị trí hẹp, trước và sau chỗ hẹp, các bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ hẹp.
  • Phát hiện mức độ bệnh lý huyết khối tĩnh mạch, kịp thời điều trị ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, điển hình là tắc động mạch phổi.
  • Phát hiện các dòng chảy ngược tĩnh mạch gây hiện tượng chuột rút, đau nhức, mỏi cơ, lâu ngày gây nên hội chứng suy tĩnh mạch.
  • Theo dõi tình hình và quá trình phục hồi sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật do chấn thương, bệnh lý liên quan đến động mạch, tĩnh mạch chi dưới.

Do đó, siêu âm sớm sẽ giúp phát hiện bệnh lý kịp thời, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Người bệnh cũng tránh được tình trạng bệnh lý tiến triển nặng đe dọa đến tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Bị giun tròn có nguy hiểm hay không?

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới, khi nào nên thực hiện? 3
Siêu âm tĩnh mạch ở chi dưới giúp phát hiện bệnh lý huyết khối tĩnh mạch

Quy trình siêu âm tĩnh mạch chi dưới

Kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch chi dưới không quá phức tạp và được tiến hành trong thời gian ngắn. Theo cấu tạo cơ thể, mạch chi dưới được chia thành 2 loại là động mạch và tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật siêu âm B – mode, siêu âm doppler màu, siêu âm doppler xung. Tần số của sóng siêu âm được sử dụng là 5 MHz. Người bệnh được đặt ở tư thế ngồi, nằm hoặc đứng tùy theo yêu cầu của bác sĩ thăm khám.

Quá trình khảo sát và siêu âm sẽ tiến hành từ tầng đùi, bao gồm động mạch đùi chung, đùi nông, đùi sâu đoạn gần và đoạn xa đến tầng đùi gồm động mạch khoeo, kế tiếp là tầng cẳng chân gồm động mạch mác, động mạch chày trước, động mạch chày sau. Khi bắt đầu siêu âm, bác sĩ quét đầu dò đến các vị trí động mạch cần siêu âm, sau đó quan sát kỹ hình ảnh được hiển thị trên màn hình, từ đó phát hiện các tổn thương hoặc bệnh lý ở khu vực chi dưới.

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới, khi nào nên thực hiện? 4

>>>>>Xem thêm: 1 quả trứng muối bao nhiêu calo?

Quy trình siêu âm tĩnh mạch phần chi dưới

Phương pháp siêu âm tĩnh mạch chi dưới gồm có:

  • Các tĩnh mạch sâu: Bao gồm tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chậu, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch chày trước, tĩnh mạch chày sau, tĩnh mạch mác. Tư thế người bệnh và vị trí quét đầu dò siêu âm cũng tương tư như khi siêu âm động mạch chi dưới. Việc siêu âm tĩnh mạch cần kết hợp thêm nghiệm pháp đánh giá động học gồm đè ép đầu dò để đảm bảo không tồn tại huyết khối trong động mạch, nghiệm pháp valsalva, bóp cơ bắp chân.
  • Các tĩnh mạch nông: Bao gồm tĩnh mạch hiển bé và tĩnh mạch hiển lớn. Kỹ thuật siêu âm B – mode có công dụng đánh giá hình thái ở suốt đường đi của tĩnh mạch. Bên cạnh đó, siêu âm doppler màu kết hợp doppler xung, sau đó đánh giá phổ doppler thu được trên màn hình nhằm đánh giá chức năng của van tĩnh mạch. Nghiệm pháp đánh giá động học cũng giống như khi siêu âm tĩnh mạch sâu.
  • Các tĩnh mạch xiên: Chi dưới có hơn 150 tĩnh mạch xiên với kích thước nhỏ nên siêu âm sẽ không thể khảo sát hết. Để thực hiện siêu âm, người bệnh cần đứng và có hiện tượng suy giãn tại vị trí các tĩnh mạch.

Kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch chi dưới là phương pháp mang ý nghĩa quan trọng giúp đánh giá tổn thương và các bệnh lý có liên quan đến bộ phận này. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn trang bị thêm thông tin hữu ích về phương pháp siêu âm, bệnh lý liên quan cũng như quy trình thực hiện. Bạn hãy đến bác sĩ thăm khám để được siêu âm, phát hiện bệnh ngay khi có dấu hiệu bất thường nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *