Mới đây, các chuyên gia vaccine của FDA đã khuyến nghị Hoa Kỳ chuyển từ vắc xin cúm 4 chủng cúm sang 3 chủng cúm cho những mùa cúm tiếp theo. Bởi sau đại dịch Covid-19, đã có một chủng virus cúm phổ biến bị tiêu diệt.
Bạn đang đọc: Thực hư việc đại dịch Covid-19 đã tiêu diệt một chủng virus cúm phổ biến?
Mỗi năm, người Mỹ đều sẽ tiêm nhắc lại mũi tiêm phòng cúm vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu để bảo vệ cơ thể trước 4 chủng virus, bao gồm 2 chủng A và 2 chủng B. Nhưng bắt đầu từ mùa thu năm nay, tất cả các mũi tiêm phòng cúm được phân phối ở Hoa Kỳ sẽ chỉ chứa 3 chủng. Nguyên nhân dẫn sự thay đổi này được cho là có một phần do tác động của Covid-19 đã tiêu diệt một chủng virus cúm. Vậy thực hư điều này ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Đại dịch Covid-19 đã tiêu diệt một chủng cúm phổ biến
Vào ngày 5/3, một nhóm các chuyên gia tư vấn cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) về vắc xin đã bỏ phiếu đồng thuận đề xuất việc loại bỏ chủng Yamagata – virus thuộc chủng B và chỉ tiêm phòng vaccine cúm 3 chủng.
Cụ thể, chủng virus Yamagata dường như đã bị suy giảm trước đại dịch và các biện pháp phòng ngừa Covid-19 như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và thông gió tốt hơn đã giúp ngăn chặn sự lây lan của nó. Kể từ tháng 3/2020, chúng đã không còn được phát hiện trong quá trình thử nghiệm.
Trước đó, chủng Yamagata thường được đưa vào công thức vắc xin ngừa cúm hàng năm. Do vậy, các nhà nghiên cứu vắc xin đang phải đối mặt với tình thế khó khăn là nên giữ hay loại bỏ chúng ra khỏi công thức. Với sự xuất hiện của chủng Victoria vào những năm 2000, đã có nhiều lo ngại rằng chủng Yamagata có thể tái xuất hiện mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc thay đổi công thức vắc xin thường khá phức tạp và cần sự xem xét cũng như phê duyệt kỹ lưỡng từ các cơ quan quản lý.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc sử dụng kháng nguyên dòng Yamagata trong vắc xin cúm không còn được đảm bảo và FDA cũng đề xuất loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.
Theo Tiến sĩ Arnold Monto – một thành viên trong Ủy ban Cố vấn vaccine và sản phẩm sinh học của FDA cho biết, quá trình thay đổi đang diễn ra nhanh chóng hơn dự kiến và cần sự cẩn trọng. Tiến sĩ Jerry Weir, giám đốc Bộ phận sản phẩm virus của FDA, cũng thông báo vào ngày 5/3 rằng cơ quan này đã hợp tác với các nhà sản xuất để loại bỏ chủng Yamagata khỏi vaccine cúm của Hoa Kỳ cho mùa cúm 2024 – 2025.
Các chủng cúm phổ biến và dấu hiệu nhận biết
Virus cúm (tên khoa học là Influenza) là thành viên của họ Orthomyxoviridae. Trong đó, virus cúm A được phân loại phân loại dựa trên kháng nguyên bề mặt ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutin) và N (Neuraminidase).
Dịch cúm xảy ra hàng năm với sự biến đổi liên tục. Tuy nhiên, virus cúm B có đặc tính ít biến đổi hơn so với loại A nên thường gây ra các đợt cúm nhẹ hơn và ít lây lan hơn. Trong khi đó, virus cúm A có khả năng biến đổi cao hơn, thường gây ra các đợt cúm nguy hiểm. Ví dụ như dịch cúm H5N1 lan rộng đến hơn 160 quốc gia và gây nên hàng trăm nghìn trường hợp nhiễm và hơn 1000 ca tử vong tính đến tháng 7/2009.
Hiện nay, có ba loại virus cúm chính là A, B và C. Loại A và B thường gây ra các đợt cúm hàng năm ở con người, trong khi loại C ít gặp và gây ra các triệu chứng nhẹ hơn.
Về cúm A
Cúm A là loại phổ biến nhất, bao gồm các chủng như H1N1, H5N1 và H7N9. Loại này có khả năng lây truyền giữa người và động vật, đặc biệt là các loài chim hoang dã. Virus cúm A thường biến đổi liên tục và gây ra các đợt dịch lớn như cúm H1N1 năm 1918, H2N2 năm 1957 và H3N2 năm 1968.
Virus cúm xâm nhập vào cơ thể qua màng nhầy của mũi, mắt hoặc miệng. Việc giữ tay sạch thông qua việc rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây truyền của virus.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp sử dụng Tretinoin trị sẹo rỗ hiệu quả
Về cúm B
Khác với cúm A, virus cúm B chỉ được tìm thấy ở người. Loại virus này khá lành tính và trong hầu hết các trường hợp, người bệnh thường sẽ tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Virus này không gây ra đại dịch.
Về cúm C
Cúm C gây ra bởi virus loại C, rất ít gặp và thường gây ra các triệu chứng nhẹ hơn so với các loại khác. Bệnh có các biểu hiện lâm sàng không điển hình và không bùng phát thành dịch.
Cúm gia cầm
Cúm gia cầm là bệnh do virus lây truyền từ chim sang các động vật khác. Một trong những chủng cúm gia cầm nguy hiểm nhất là H5N1, gây ra tỷ lệ cao tử vong ở cả con người và các loài chim từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 1997.
Trên thực tế, cúm H5N1 thuộc loại virus cúm gia cầm (HPAI) có nguy cơ gây bệnh cao. Và có khả năng gây tử vong cả trên động vật và con người. Kể từ ca mắc đầu tiên trong năm 1997, H5N1 đã gây tử vong cho khoảng 60% các trường hợp nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng ngừa cúm hiệu quả
- Khi có các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi,… người bệnh được tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần phải liên hệ đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất nên che bằng khăn giấy, khăn vải hoặc ống tay áo để giúp hạn chế sự phát tán của các dịch tiết đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi ho hoặc hắt hơi. Tránh việc khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh cúm hoặc có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực và nâng cao sức khỏe tổng thể.
>>>>>Xem thêm: Cảnh giác trước các dấu hiệu thủng màng nhĩ
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề chủ đề đại dịch Covid-19 đã tiêu diệt một chủng virus cúm phổ biến. Đồng thời, nắm được các loại cúm phổ biến cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể