Tim một thất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tim một thất là cấu tạo tim chỉ có duy nhất một buồng thất rộng thay vì 2 buồng thất trái và phải như bình thường. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tim một thất là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh về tim này ra sao?

Bạn đang đọc: Tim một thất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Theo thống kê, tại nước ta mỗi năm trung bình có khoảng 1,5 triệu trẻ ra đời. Trong đó có khoảng 10.000 – 12.000 trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh. Các dạng dị tật tim bẩm sinh thường gặp nhất như: Hẹp van động mạch chủ, thông liên nhĩ, tứ chứng Fallot, hội chứng giảm sản tim trái, dị tật Ebstein hay tim một thất… Trong phạm vi bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh tim một thất.

Tim một thất là bệnh gì?

Tim một thất là gì? Tim một thất hay còn gọi là bệnh tâm thất độc nhất là một dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp. Ở bệnh nhân mắc căn bệnh tim mạch này, cấu tạo tim chỉ có một buồng bơm duy nhất (hay còn gọi là tâm thất đơn) thay vì có 2 buồng bơm tâm thất phải và tâm thất trái như bình thường. Khi đó, tâm thất đơn sẽ buộc phải đảm nhận chức năng của cả tâm thất phải và tâm thất trái.

Việc phát hiện dị tật tim bẩm sinh này trong thai kỳ rất khó khăn bởi tuần hoàn hệ thống và tuần hoàn phổi song song với nhau. Chỉ khi trẻ được sinh ra, các dấu hiệu cảnh báo như khó thở, tím tái, nghe rõ tiếng thổi ở tim… bác sĩ mới nghi ngờ trẻ mắc tim một thất. Thông qua các xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

Tim một thất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 1

Hình ảnh mô phỏng tim một thất

Nguyên nhân gây bệnh tim một thất

Theo thống kê, cứ 5000 trẻ sơ sinh lại có 1 trẻ được chẩn đoán mắc tim đơn thất. Trái tim không phát triển một cách bình thường trong quá trình hình thành và lớn lên của thai nhi có thể dẫn đến dị tật tim bẩm sinh này. Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim đơn thất:

  • Yếu tố di truyền: Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy những bất thường về tim có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình mắc căn bệnh tim đơn thất thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh cũng sẽ cao hơn các trẻ khác.
  • Một yếu tố khác được cho là làm tăng nguy cơ mắc tim một thất là nhiễm trùng thai kỳ. Các tác nhân gây nhiễm trùng thai kỳ như chất kích thích, hóa chất độc hại xâm nhập vào cơ thể mẹ có thể truyền qua nhau thai vào thai nhi và gây dị tật ở tim.
  • Các bất thường về nhiễm sắc thể cũng có liên quan đến bệnh tim bẩm sinh, trong đó có tim một thất.
  • Nếu trẻ sinh ra có các bất thường khác về tim như tâm thất trái có hai cửa vào hay hội chứng thiểu sản tim trái cũng làm tăng nguy cơ bị tim một thất.

Triệu chứng biểu hiện bệnh tim một thất

Ở những bệnh nhân mắc tim một thất, khả năng bơm máu của tim gặp khó khăn. Có thể sẽ mất vài năm các triệu chứng bệnh mới thể hiện rõ ràng. Tim một thất có các dấu hiệu nhận biết như:

  • Da người bệnh trở nên tím tái do nồng độ oxy trong máu thấp.
  • Lượng oxy cung cấp cho cơ thể thiếu hụt nên bệnh nhân bị khó thở. Tình trạng khó thở có thể xảy ra khi hoạt động thể chất nhiều thậm chí ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi nếu bệnh nặng.
  • Sau khi vận động dù là vận động nhẹ nhàng người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi, đuối sức.
  • Trẻ sơ sinh có triệu chứng kém ăn hoặc bỏ bú.
  • Để bù lại lượng oxy bị thiếu hụt, cơ thể bệnh nhân có triệu chứng đổ mồ hôi.
  • Tình trạng dịch tích tụ trong cơ thể có thể gây triệu chứng sưng phù ở chân, bàn chân, mắt cá chân.
  • Người bệnh cảm nhận rõ tim đập nhanh và mạnh, nhịp tim không đều.
  • Người bệnh dễ bị ngất xỉu.

Tìm hiểu thêm: Khoai lang kỵ gì? Những loại thực phẩm không nên kết hợp chung với khoai lang

Tim một thất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 2
Trẻ sơ sinh được phát hiện mắc tim một thất sau khi sinh ra

Bệnh tim một thất chữa thế nào?

Bệnh tim một thất sau khi được can thiệp có thể kéo dài sự sống cho người bệnh thêm 20 năm. Trẻ em được chẩn đoán tim một thất có nguy cơ nhẹ cân, sinh non. Trẻ sẽ được can thiệp điều trị sau khi trẻ chào đời. Mục tiêu chính của điều trị căn bệnh này là đảm bảo cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể, phục hồi chức năng của tâm thất còn lại. Điều trị tim một thất cần một hoặc kết hợp một vài phương pháp như:

  • Dải động mạch phổi: Với phương pháp này, các chuyên gia sẽ tiến hành đặt một dải vải hẹp xung quanh động mạch phổi rồi thắt chặt vừa đủ. Điều này giúp tăng lưu lượng máu ở phổi, giảm áp lực cho động mạch phổi.
  • Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch chủ – động mạch phổi được áp dụng với bệnh nhân bị hẹp động mạch phổi. Mục đích là để giúp tăng lưu lượng máu ở phổi và cải thiện độ bão hòa oxy máu.

Phương pháp phẫu thuật điều trị tim một thất

Trong các phương pháp trên, cần lưu ý nhất là phương pháp phẫu thuật bởi đây là phương pháp hiệu quả nhất, có thể kéo dài sự sống cho người bệnh đến 40 – 50 tuổi. Các cuộc phẫu thuật cần thực hiện ở bệnh nhân tim một thất như:

  • Phẫu thuật Norwood: Mục đích là để kết nối động mạch chủ và động mạch phổi để cung cấp đủ lưu lượng máu đến toàn bộ cơ thể người bệnh.
  • Phẫu thuật Glenn: Mục đích là để dẫn máu từ phần trên cơ thể vào phổi.
  • Phẫu thuật Fontan: Mục đích là đưa máu từ phần dưới cơ thể đến phổi, hoàn thành việc phân chia tuần hoàn phổi và hệ thống. Đây là kỹ thuật chính yếu trong điều trị tim một thất. Tuy nhiên, với những bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, áp lực phổi quá lớn cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật này. Trong khi chờ đợi bệnh nhi đủ tuổi tiến hành phẫu thuật này, các biện pháp điều trị khác sẽ được áp dụng. Theo thống kê, tỷ lệ thành công của phẫu thuật này có thể lên đến 95 – 96%.

Ở những bệnh nhân mắc tim một thất nặng, tiên lượng xấu và không đáp ứng các biện pháp điều trị khác, bác sĩ sẽ chỉ định ghép tim.

Tim một thất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 3

>>>>>Xem thêm: Ù tai có phải triệu chứng Covid-19 không?

Phẫu thuật là phương pháp chữa tim một thất hiệu quả nhất

Sau phẫu thuật điều trị cho bệnh nhân mắc tim một thất, người bệnh vẫn có thể phải đối mặt với các biến chứng như: Suy tim do phẫu thuật trễ, loạn nhịp tim, biến chứng ở gan, phổi… Chính vì vậy, sau phẫu thuật, người bệnh cần theo dõi, tái khám liên tục.

Không có cách phòng ngừa hay chữa trị bệnh tim một thất triệt để. Tuy nhiên, sau khi điều trị, người bệnh vẫn có thể đạt được 80% các hoạt động thể lực, tham gia được hầu hết các hoạt động sống hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh không nên hoạt động gắng sức. Nếu biết cách kiểm soát tốt, theo dõi sức khỏe định kỳ, trẻ bị tim một thất bẩm sinh vẫn có thể sống đến 50 tuổi. Dù là một dị tật bẩm sinh về tim phức tạp nhưng sự tiến bộ của y học đã và đang giúp nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ của người bệnh.

Xem thêm:

  • Nguy cơ đột tử khi bị block nhĩ thất độ 3
  • Thất phải hai đường ra là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *