Hiện nay, số ca mắc bệnh dạ dày đang có xu hướng ngày càng tăng do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là do thói quen ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh. Hãy cùng tìm hiểu các bệnh lý về dạ dày phổ biến trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Tổng hợp các bệnh dạ dày thường gặp và dấu hiệu nhận biết
Dạ dày (hay bao tử) là một phần của hệ tiêu hóa, đảm nhận chức năng tiêu hóa và vận chuyển thức ăn đến ruột. Do vậy, thói quen ăn uống và sinh hoạt thường ngày có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe dạ dày. Trong bài viết dưới đây, Kenshin sẽ tổng hợp các bệnh dạ dày thường gặp cũng như dấu hiệu nhận biết nhé!
Contents
Nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày
Dạ dày là nơi chứa đựng và tiêu hóa thức ăn nạp vào mỗi ngày. Tất cả những loại thức ăn và nước uống đều sẽ được tiêu hóa, phân giải tại đây trước khi bị đào thải. Vì là nơi nơi tiếp nhận thức ăn đầu tiên nên dạ dày phải “làm việc” liên tục để xử lý. Do vậy, bộ phận này dễ bị ảnh hưởng do thói quen xấu hay thức ăn gây hại.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh dạ dày phổ biến như:
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Việc ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa sáng hoặc ăn quá nhiều, quá no, ăn khuya,… đều là những thói quen gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của dạ dày, lâu dần sẽ gây tổn thương niêm mạc và dẫn đến các bệnh về dạ dày.
- Sử dụng quá nhiều rượu và bia: Việc uống nhiều rượu bia cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Chất cồn có trong loại đồ uống này có thể khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra viêm loét dạ dày. Nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.
- Lạm dụng các loại thuốc Tây: Việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, thuốc chống viêm có thể gây tổn hại lớn đến dạ dày. Các loại thuốc này sẽ làm suy giảm chức năng bảo vệ lớp niêm mạc và khiến dạ dày gặp nhiều vấn đề khi có vi khuẩn tấn công.
- Sinh hoạt không khoa học: Làm việc quá sức, stress, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày. Về lâu dài có thể gây ra các vấn đề như viêm loét dạ dày, sụt cân, mệt mỏi, chán ăn, suy giảm đề kháng và mắc bệnh dạ dày.
Các bệnh dạ dày thường gặp nhất hiện nay
Dưới đây là một số bệnh dạ dày thường gặp nhất như:
Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng bị tổn thương dạng viêm loét. Đây là một bệnh lý khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh được phân thành hai loại chính là viêm loét dạ dày – tá tràng cấp tính và viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính. Trong đó, viêm dạ dày tá tràng mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là diễn tiến thành ung thư.
Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
- Đau bụng âm ỉ;
- Cảm giác buồn nôn, đầy hơi và khó tiêu;
- Đau âm ỉ ở vùng thượng vị (vùng trên rốn), cường độ cơn đau có thể tăng lên khi bụng đói hoặc khi ngồi gập bụng;
- Thường xuyên bị ợ hơi và có cảm giác nóng rát;
- Xuất hiện các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
Trào ngược dạ dày
Thông thường khi ăn uống, thức ăn sẽ được đưa vào miệng và đi xuống dạ dày thông qua thực quản. Tại đây, các cơ co thắt thực quản sẽ giãn ra để thức ăn và nước đi vào dạ dày, sau đó sẽ đóng lại. Nhưng ở những người bị trào ngược dạ dày, dịch vị từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản làm kích thích niêm mạc ở đó và gây ra các triệu chứng khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết khi bị trào ngược dạ dày bao gồm:
- Cảm giác khó nuốt;
- Đau và có cảm giác nóng rát sau khi ăn khi ăn nhiều chất béo hoặc ăn quá no;
- Ợ nóng thường xuyên khi nằm nghỉ;
- Ho, đau họng và khàn giọng;
- Cảm giác đắng miệng do axit trào ngược lên cuống họng;
- Khô miệng tiết nhiều nước bọt, buồn nôn;
- Đau tức ngực.
Viêm hang vị dạ dày
Hang vị là bộ phận quan trọng của dạ dày và rất dễ bị tổn thương. Các tổn thương thường gặp ở hang vị dạ dày là các dạng viêm như viêm sung huyết, viêm trợt nổi, viêm trợt phảng và các ổ loét. Bệnh dạ dày nói chung và viêm hang vị dạ dày nói riêng thường có nhiều biểu hiện triệu chứng khác nhau, khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn.
Một số dấu hiệu điển hình của viêm hang vị gồm:
- Cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng;
- Ợ hơi và ợ chua sau khi ăn;
- Trong các trường hợp nặng, người bệnh có thể cảm thấy đau bụng âm ỉ suốt cả ngày, kèm theo cảm giác khó chịu, buồn nôn, thậm chí là nôn ra dịch nhầy có mùi khó chịu;
- Sụt cân nhanh làm sắc mặt trở nên xanh xao.
Nhiễm khuẩn HP dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter Pylori – HP là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh dạ dày. Khi bị nhiễm HP dạ dày, người bệnh thường sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào và vẫn có thể sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có xuất hiện kèm các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng, hôi miệng, chán ăn dẫn đến sụt cân.
Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP trong thời gian dài, người bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn như:
- Xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội;
- Khó nuốt khi ăn;
- Đi ngoài có lẫn máu ở trong phân;
- Phân có màu đen.
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu của đột quỵ trước từ 1 tuần đến vài tháng
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh cấp tính xảy ra do tổn thương viêm đau dạ dày cấp tính hoặc mãn tính mà không được điều trị kịp thời. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sức khỏe suy kiệt hay thậm chí là tử vong. Do vậy, khi thấy các biểu hiện cảnh báo xuất huyết dạ dày thì người bệnh cần phải đi khám ngay.
Một số triệu chứng khi bị xuất huyết dạ dày như:
- Nôn ra máu, khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể, tụt huyết áp, người xanh xao, mệt mỏi,…
- Đau dữ dội ở vùng thượng vị, cơn đau có thể lan xuống vùng bụng và hai bên cạnh sườn, gây buồn nôn, khó chịu.
- Phân có màu đen và có xen lẫn máu.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một bệnh dạ dày nguy hiểm và rất khó điều trị. Trong giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Điều này khiến người bệnh có tâm lý chủ quan và bỏ qua “giai đoạn vàng” để chữa bệnh.
Khi khối u phát triển lớn dần, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
- Đau dạ dày dai dẳng và đau ở vùng giữa bụng.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài, người bệnh sẽ bị tiêu chảy hoặc táo bón do khối u phát triển và gây xáo trộn nhu động ruột.
- Ợ chua, ợ nóng.
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.
- Phân có lẫn máu hoặc nôn ra máu.
Những biện pháp khắc phục các bệnh về dạ dày hiệu quả
Có nhiều biện pháp giúp khắc phục hiệu quả bệnh dạ dày. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp được sử dụng phổ biến như:
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý mua hoặc ngưng thuốc. Nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất người bệnh thực hiện phẫu thuật.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Điều này sẽ giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm áp lực lên dạ dày. Cụ thể, nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, cũng như tránh các thực phẩm gây kích thích như rượu, bia, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn lên men.
- Điều chỉnh thói quen và lối sống lành mạnh: Hãy ăn uống đúng giờ, ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Kết hợp với chế độ nghỉ ngơi điều độ, không nên thức khuya,…
- Khám bệnh định kỳ: Người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện và khắc phục sớm khi có các biểu hiện bất thường. bệnh nhân cũng cần tuân thủ lịch hẹn tái khám đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Cách chọn thuốc mỡ bôi nhiệt miệng hiệu quả nhanh chóng
Việc chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh dạ dày sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Đồng thời, việc duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày và tổng thể.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể