Trẻ sơ sinh nhịn đói được bao lâu?

Chỉ đơn giản là những câu hỏi trẻ sơ sinh nhịn đói được bao lâu? Trẻ sơ sinh ngủ bao lâu thì dậy bú?… cũng khiến cha mẹ lo lắng. Nếu bạn đang hoặc sắp nuôi con nhỏ cùng quan tâm về vấn đề ăn ngủ của trẻ sơ sinh thì hãy bắt đầu tìm hiểu thông tin nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh nhịn đói được bao lâu?

Khi đứa trẻ chào đời là niềm vui hạnh phúc của bố mẹ. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui ấy thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh làm không ít ông bố bà mẹ lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn khi có quá nhiều điều mới cần học hỏi. Hãy cùng tìm hiểu xem bé ngủ xuyên đêm có đói không để có thêm kiến thức và chăm sóc trẻ thật tốt.

Trẻ sơ sinh nhịn đói được bao lâu?

Khi đứa trẻ mới sinh ra thường ngủ nhiều cả ngày và đêm. Thông thường trẻ sẽ ngủ 1 ngày 15 – 16 tiếng thậm chí có trẻ ngủ tới 20 tiếng. Trẻ ngủ nhiều như vậy sẽ bú vào thời gian nào? Khi nào trẻ đói có biết tự dậy đòi ăn hay không? Những câu hỏi như thế này rất được các bà mẹ quan tâm đặc biệt là những bà mẹ mới lần đầu nuôi con.

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ nhiều giấc cả ban đêm và ban ngày. Trẻ mới sinh ra có dạ dày rất nhỏ nên bé thường thức dậy giữa hai giấc ngủ để bú. Nếu bé bú sữa mẹ sẽ nhanh đói hơn vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh nhịn đói được bao lâu?-1 Trẻ sơ sinh nhịn đói được bao lâu?

Đa phần những trẻ thường ngủ một giấc 2 – 3 tiếng sẽ cảm thấy đói và thức dậy. Tuy nhiên mỗi trẻ, mỗi độ tuổi cũng có sự khác nhau một chút. Kể cả việc mẹ ít sữa hay nhiều sữa, trẻ bú nhanh hay chậm cũng tác động đến việc bé đói và dậy khi nào.

Trẻ sơ sinh sẽ thường bú khoảng 11 – 12 lần/ngày. Khi các bé đã dần lớn lên đồng thời dạ dày cũng to hơn, bé có khả năng dự trữ sữa nhiều hơn vì vậy những cứ bú sẽ giảm lại. Khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi thì mỗi ngày bé chỉ bú khoảng 7 – 9 lần.

Khi đứa trẻ lớn hơn, các cữ ăn của trẻ dần được hình thành rõ ràng hơn. Đến lúc này trẻ có thể chịu đói được trong khoảng 4 giờ. Dù bé có thể nhịn được thời gian như vậy nhưng không phải vì thế mà cha mẹ để trẻ nhịn lâu hơn. Kể cả ban đêm trẻ cũng cần được bú không nên để các cữ bú cách nhau quá xa.

Nếu trẻ bú mẹ thường xuyên hơn sẽ giúp kích thích sản xuất sữa mẹ. Bé càng bú nhiều thì việc tiết sữa càng thuận lợi hơn trong những tuần đầu sau sinh của mẹ.

Giữa hai cữ bú được tính thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước tới khi bắt đầu cữ bú sau. Và thông thường từ cữ bú này tới cữ bú kia là cách nhau 2 – 3 giờ. Cữ bú của mỗi trẻ sẽ khác nhau nên không thể có một chuẩn chung cho các trẻ. Cữ bú của trẻ chỉ mang tính chất tham khảo vì tùy thuộc vào trẻ và việc bú sữa mẹ hay sữa công thức. Sữa công thức sẽ làm cho trẻ no lâu hơn bú sữa mẹ. Khi trẻ sinh ra, mẹ cần theo dõi thời gian ngủ và bú mẹ của trẻ. Nên xây dựng cho trẻ một lịch trình ăn ngủ hợp lý.

Tần suất bú trong ngày của trẻ sơ sinh

Khi nuôi con trẻ cần có một sự tinh tế và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con cũng như bữa ăn giấc ngủ. Mỗi trẻ sẽ có cách ăn ngủ khác nhau nên dù bạn đã có kinh nghiệm nuôi con hay mới lần đầu cũng cần chú ý tới việc ăn ngủ của trẻ. Nên cho trẻ bú thường xuyên vì khi mới sinh dạ dày còn nhỏ nên trẻ bú rất ít. Vì vậy nên trẻ rất mau đói một ngày có thể bú tới 12 lần. So với nuôi con bằng sữa công thức thì trẻ bú mẹ sẽ bú nhiều lần hơn vì sữa mẹ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu nên trẻ mau đói.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm Anti HCV tìm kháng thể chống virus viêm gan C

Trẻ sơ sinh nhịn đói được bao lâu?-2 Trẻ bú thường xuyên sẽ kích thích sữa về nhiều hơn.

Các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ được khuyên nên cho trẻ bú thường xuyên vì như thế sẽ kích thích sản xuất sữa. Sau lần bú thứ nhất thì khoảng 1 – 3 tiếng cho trẻ bú cữ tiếp theo vì khi đó sữa mẹ đã sản xuất đầy đủ cho bé.

Khi trẻ lớn hơn thì cữ bú sẽ giảm xuống. Lúc này cha mẹ cần cho con bú theo một lịch cố định để có thời gian nghỉ ngơi đồng thời tạo thành thói quen tốt cho trẻ.

Có trẻ thì sau 3 tiếng sẽ bú một lần có trẻ thì 2 tiếng bú một lần. Có những trẻ ngủ suốt đêm không thức dậy để bú. Nhiều mẹ băn khoăn không biết bé ngủ xuyên đêm có đói không? Dù bé không dậy đòi ăn nhưng cũng nên đánh thức cho trẻ ăn. Không nên để cho trẻ nhịn đói quá 4 tiếng.

Dấu hiệu nhận biết bé đói

Khi trẻ đói sẽ có một số dấu hiệu để nhận biết. Khi trẻ khóc là một dấu hiệu để nhận biết bé đang bị đói. Tuy nhiên, khi trẻ khóc đòi bú là dấu hiệu muộn của cơn đói. Cha mẹ nên nhận biết và cho trẻ bú sớm hơn trước khi trẻ khóc đòi bú.

Dấu hiệu nhận biết sớm của cơn đói là trẻ rúc đầu tìm ti mẹ. Trẻ mở miệng như muốn được ngậm ti. Hoặc trẻ mút ngón tay cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ muốn ăn.

Nếu để ý kĩ cha mẹ sẽ phát hiện dấu hiệu đói sớm hơn ở trẻ. Là khi trẻ cử động miệng, tăng hoạt động cơ thể, mắt rung rinh trước khi mở…

Bú một bên hay bú hai bên?

Không nhất thiết lần nào cũng phải cho bé bú cả hai bên bầu sữa. Nếu bé cảm thấy đủ no và không có nhu cầu bú tiếp thì có thể dừng. Nếu trẻ có thể bú được cả hai bên thì mẹ nên cho bé bú cạn bầu vú bên này rồi mới chuyển qua bầu vú còn lại. Không nên cho trẻ bú bên này một nửa, bên kia một nửa. Nếu cho trẻ bú như vậy trẻ chỉ bú được phần sữa ban đầu loãng như nước phần sữa đặc còn lại trẻ không bú được. Thời gian trẻ bú bình thường một bên khoảng 20 phút đối với trẻ sơ sinh. Đối với trẻ lớn hơn thì thời gian bú hiệu quả chỉ cần 5 – 10 phút.

Trẻ sơ sinh nhịn đói được bao lâu?-3

>>>>>Xem thêm: Bánh bèo bao nhiêu calo? Có thể ăn bánh bèo khi ăn kiêng không?

Nên cho trẻ bú cạn bên này rồi mới chuyển qua bên còn lại

Nếu lần này trẻ chỉ bú một bên đã đủ no thì lần sau nên cho bé bú ở bên vú còn lại. Như vậy sẽ đảm bảo hai bầu vú đều được kích thích và bú cạn thường xuyên. Làm như vậy sẽ kích thích tuyến sữa đều cả hai bên.

Nếu lần thứ nhất bé bú một bên chưa đủ phải chuyển qua bên còn lại bú tiếp tuy nhiên bé không thể bú hết. Lần sau khi cho trẻ bú, mẹ nên cho bé bú ở bên lần trước bú chưa hết. Ví dụ lần đầu bé bú bên trái rồi chuyển qua phải thì lần sau cho bé bú ngược lại từ phải qua trái. Thông thường các trẻ thường bú mạnh và bú nhiều ở bầu vú đầu tiên, bầu vú thứ hai chỉ như bú thêm.

Có một số trẻ chỉ thích bú ở một bầu vú nhất định. Có một số mẹ chiều theo sở thích kén chọn của trẻ bằng cách cho bú một bên thường xuyên. Mẹ thường làm vậy do thấy trẻ bú tốt một bên hoặc do núm vú còn lại bị nứt nẻ, đau đớn…

Nếu chỉ cho trẻ bú một bên nhiều thì tuyến sữa bên bầu vú đó sẽ sản sinh nhiều sữa và bầu vú còn lại sẽ sản xuất ít sữa. Khi bên bầu vú đó ít sữa bé càng không thích bú và có nguy cơ bỏ hẳn khiến việc cân bằng hai bên bầu vú càng khó khăn.

Để cải thiện vấn đề này mẹ cần kiên trì cho trẻ bú ở một bên ít sữa và thường bắt đầu cho bú từ bên bầu vú đó. Khi còn mới thì chỉ một vài ngày nguồn sữa bên trẻ ít bú sẽ kích thích sản sinh sữa nhiều hơn. Chỉ có làm như vậy thì sẽ nhanh chóng cải thiện được việc cân bằng hai bên bầu vú.

Những thắc mắc liên quan đến câu hỏi “Trẻ sơ sinh nhịn đói được bao lâu?”đã được giải đáp. Hy vọng với những thông tin này các mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm bé một cách tốt nhất.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *