Tỷ lệ nước trong cơ thể người sẽ giúp bạn nhận ra vai trò quan trọng của nhân tố này đối với sự sống của mỗi chúng ta. Từ đó có biện pháp điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày để đảm bảo lượng nước trong cơ thể luôn được duy trì ở mức tối ưu.
Bạn đang đọc: Tỷ lệ nước trong cơ thể người là bao nhiêu?
Nước là thành phần thiết yếu trong cơ thể sống, đó là điều ai cũng nằm lòng. Tuy nhiên tỷ lệ nước trong cơ thể người là bao nhiêu thì lại không được nhiều người biết đến. Và nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây.
Contents
Tỷ lệ nước trong cơ thể người là bao nhiêu?
Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ nước trong cơ thể người trưởng thành trung bình nằm trong khoảng 60 – 70%. Trong đó, chúng được phân bố ở 2 khoang chính là khoang dịch nội bào và khoang dịch ngoại bào.
Lượng nước trong khoang dịch nội bào chiếm khoảng 40 – 45% trọng lượng cơ thể và con số này ở khoang dịch ngoại bào là khoảng 20 – 25%. Giữa hai khoang ngăn cách nhau bằng một màng mỏng và loại màng này cho phép nước đi qua một cách có chọn lọc.
Nước trong khoang dịch ngoại bào được chia làm 2 nhóm: Nước trong lòng mạch máu và nước ở dịch gian bào như dịch tiêu hóa, dịch trong bao hoạt dịch, dịch trong nhãn cầu,…
Tỷ lệ nước trong cơ thể không phải là con số cố định mà thường có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Trẻ em mới sinh ra có tỷ lệ nước lên tới 80% nhưng ở lứa tuổi trung niên, lượng nước trong cơ thể chỉ chiếm khoảng 55 – 60% và con số này sẽ còn thấp hơn nữa ở người già.
Ngoài cách tính trung bình nói trên, nhiều y văn còn phân tích tỷ lệ nước trong cơ thể người theo từng cơ quan cụ thể. Ví dụ: Tỷ lệ nước trong máu là khoảng 96%, ở cơ bắp là 75%, ở xương khoảng 31%, ở não bộ chiếm khoảng 83%,…
Vai trò của nước trong cơ thể con người
Nước là thành phần đặc biệt thiết yếu của cơ thể sống. Chúng tham gia vào mọi hệ thống và mọi chức năng của cơ thể. Trong đó, những vai trò đáng kể nhất bao gồm:
- Cấu tạo nên tế bào và các cơ quan trong cơ thể.
- Tham gia vào quá trình trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng đồng thời vận chuyển chất dinh dưỡng tạo ra sau tiêu hóa đến từng tế bào.
- Giúp đào thải chất cặn bã, độc tố ra khỏi cơ thể qua đường mồ hôi và nước tiểu.
- Điều hòa thân nhiệt thông qua hoạt động hô hấp và bài tiết mồ hôi qua da khi nhiệt độ tăng.
- Tạo ra lớp đệm dạng lỏng, bán lỏng giúp bảo vệ não bộ, phổi và thai nhi trong bụng mẹ.
- Nâng đỡ, bảo vệ cho các mô nhạy cảm, là thành phần quan trọng của dịch tiêu hóa và tham gia vào quá trình bôi trơn dịch khớp.
Cách bổ sung nước cho cơ thể
Để duy trì tỷ lệ nước tối ưu trong cơ thể, trước tiên bạn cần xác định chính xác nhu cầu nước của bản thân. Thông thường, người trưởng thành cần dung nạp khoảng 2l nước mỗi ngày. Tuy nhiên đây chỉ là cách ước lượng mang tính chung chung.
Để tính toán cụ thể hơn, bạn nên chia cân nặng tính theo kg cho 30. Ví dụ: Một người có cân nặng 60kg thì lượng nước cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là: 60/30 = 2l.
Khi bổ sung nước cho cơ thể, hãy chú ý đến những điều quan trọng sau:
- Không nên đợi đến khi khát mới uống nước. Thay vào đó hãy tập thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định trong ngày, ví dụ: Sáng, trưa, chiều, tối. Chia nhỏ lượng nước cần bổ sung hằng ngày cho những khung giờ này để đảm bảo sự cân bằng, không uống dồn vào một thời điểm.
- Ngoài cách làm trên, bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể qua nhiều thức ăn và đồ uống khác như: Rau, củ, canh, nước ép, sinh tố,… Lưu ý, không thay thế nước lọc bằng nước có gas hay bia, rượu vì điều này sẽ gây phản tác dụng.
- Không nên uống nước gần thời điểm đi ngủ vì thói quen trên sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của bạn.
- Trong trường hợp sốt, tiêu chảy, vận động với cường độ cao,… bạn cần uống lượng nước nhiều hơn bình thường. Và thay vì dùng nước tinh khiết, chúng ta nên tìm đến nước điện giải để bổ sung cả ion khoáng, vi chất bị mất đi.
- Lắng nghe cơ thể bởi mỗi cơ địa sẽ có một nhu cầu nước khác nhau. Hãy làm theo hướng dẫn về việc bổ sung nước nói trên. Nếu lượng nước theo lý thuyết là quá tải đối với cơ thể bạn thì hãy chủ động điều chỉnh cho phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi di căn não và xương có chữa được không?
Làm thế nào để nhận ra mình đang bị mất nước?
Mất nước là một trong những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Chúng thường xuất hiện cấp tính nhưng diễn tiến rất nhanh và nếu không nhận diện sớm thì có thể dẫn đến tử vong, nhất là trong trường hợp tiêu chảy. Vậy làm thế nào để nhận ra mình đang bị mất nước? Hãy nhìn vào một số dấu hiệu đặc trưng dưới đây:
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải;
- Đi tiểu ít và nước có màu vàng đậm;
- Khô miệng, khô niêm mạc;
- Chóng mặt, người xây xẩm;
- Xuất hiện cảm giác hoang mang, người lờ đờ;
- Trường hợp nặng có thể bị co giật do mất cân bằng điện giải, tụt huyết áp, ngất xỉu.
Uống quá nhiều nước có tốt không?
Dung nạp bất cứ món ăn, đồ uống nào một cách quá mức cũng không phải là điều tốt. Với việc uống nước cũng vậy, nếu bạn uống lượng nước nhiều hơn nhu cầu của cơ thể thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc nước. Lúc này, nồng độ các ion khoáng như natri, kali,… đều bị pha loãng, hệ quả là gây ra hiện tượng hạ natri máu.
Các triệu chứng điển hình bao gồm: Đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, huyết áp tăng, mất cảm giác, chướng bụng, song thị, buồn ngủ,… Thậm chí là phù não, rối loạn thần kinh, mất ý thức và tử vong.
Ngộ độc nước thường xảy ra khi bạn uống nhiều hơn 5l nước mỗi ngày hoặc uống quá nhiều nước vào một thời điểm. Thực tế cho thấy có một số bệnh lý có thể khiến tình trạng ngộ độc nước dễ xảy ra hơn vì chúng gây ứ nước trong cơ thể. Đáng kể nhất là bệnh thận, tiểu đường, suy tim xung huyết,…
>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn của bệnh trĩ ai cũng nên biết
Như vậy mặc dù nước là thành phần đặc biệt quan trọng đối với sự sống nhưng nếu dùng sai cách, chúng ta có thể biến chúng thành “con dao 2 lưỡi” và làm hại chính mình. Do đó hãy lưu lại những thông tin hữu ích nói trên để lên kế hoạch bổ sung nước một cách hợp lý.
Trên đây là những chia sẻ của Kenshin xoay quanh chủ đề: “Tỷ lệ nước trong cơ thể người là bao nhiêu?”. Hi vọng bạn đã tìm thấy lời giải đáp thuyết phục trong bài viết này và xin chân thành cảm ơn vì đã đồng hành cùng chúng tôi.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể