U nang buồng trứng mổ rồi có bị lại không?

Sau phẫu thuật u nang buồng trứng, bệnh nhân vẫn có nhiều lo lắng về việc liệu u nang buồng trứng mổ rồi có bị lại không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua một số thông tin từ bài viết này.

Bạn đang đọc: U nang buồng trứng mổ rồi có bị lại không?

Sau phẫu thuật, nỗi lo về u nang buồng trứng kéo dài khiến nhiều chị em không ăn ngủ được. U nang buồng trứng mổ rồi có bị lại không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.

Thế nào là u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ bé gái đến tuổi mãn kinh, u nang buồng trứng có thể gặp ở người bình thường đến phụ nữ mang thai. Tỷ lệ mắc các khối u buồng trứng là khoảng 5-10% ở dân số nữ.

Buồng trứng là cơ quan nội tiết của phụ nữ tạo ra trứng để gặp tinh trùng thụ thai. Bất kỳ sự tăng sinh nào trong buồng trứng đều tạo sẽ tạo u buồng trứng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ mang ít nhất một u nang trong đời. Bệnh này chiếm khoảng 3,6% các bệnh lý phụ khoa, đa số là u nang lành tính, không gây hại và không có bất kỳ triệu chứng.

U nang buồng trứng là gì?

Có nhiều loại u nang buồng trứng

Yếu tố gây u nang buồng trứng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng như:

  • Thai kỳ: Một số trường hợp ghi nhận, u nang hình thành khi rụng trứng có thể tồn tại trên buồng trứng trong suốt thai kỳ.
  • Lạc nội mạc tử cung: Các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, một số có thể bám vào buồng trứng.
  • Nhiễm trùng vùng chậu: U nang hình thành khi nhiễm trùng lan đến buồng trứng.
  • Nếu bệnh nhân đã từng bị u nang, nó có thể tái phát.
  • Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị u nang buồng trứng.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả ngay tại nhà

khi khối u phát triển lớn ngoài kiểm soát có thể gây rong kinh kéo dài

Khi khối u phát triển lớn ngoài kiểm soát có thể gây rong kinh kéo dài

U nang buồng trứng mổ rồi có bị lại không?

Về khả năng tái phát của u nang buồng trứng, các bác sĩ phụ khoa cho biết, dù chị em bị u nang buồng trứng trái hay u nang buồng trứng phải thì bệnh vẫn có thể tái phát dù áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Nguyên nhân là do mọi hoạt động của buồng trứng đều liên quan mật thiết đến nội tiết tố sinh dục và nội tiết tố trong cơ thể. Khi kinh nguyệt không đều, nội tiết tố cũng sẽ thay đổi khiến trứng phát triển không tốt, không rụng trứng theo chu kỳ, lâu dần hình thành u nang buồng trứng.

Phẫu thuật u nang buồng trứng được coi là phương pháp hiệu quả hơn so với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý, nếu không cắt bỏ hoàn toàn buồng trứng thì tỷ lệ tái phát của u nang vẫn còn sau phẫu thuật. Không lựa chọn cơ sở y tế uy tín, tay nghề bác sĩ kém là một trong những nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát và tiến triển nặng hơn.

U nang buồng trứng mổ rồi có bị lại không?

>>>>>Xem thêm: Đánh cầu lông bị đau khuỷu tay có nguy hiểm không?

Có nhiều thắc mắc về việc u nang buồng trứng mổ rồi có bị lại không

Làm thế nào để ngăn ngừa u nang buồng trứng tái phát?

Các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo, chị em nên điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống phù hợp để ngăn chặn tình trạng u nang buồng trứng tái phát sau quá trình điều trị. Đặc biệt, thường xuyên khám phụ khoa để kiểm soát tình trạng sức khỏe, đồng thời nên có nhật ký, theo dõi kinh nguyệt hàng tháng, phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.

U nang buồng trứng thường là do sự thay đổi của estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ sau 30 tuổi và trong giai đoạn tiền mãn kinh nên chú ý giữ gìn sức khỏe hơn nữa và bổ sung những thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố trong bữa ăn hàng ngày.

Dù là loại u nang buồng trứng nào nếu không được điều trị kịp thời hoặc không hiệu quả thì vẫn có thể trở thành khối u ác tính, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, chị em không nên coi thường bệnh trước, trong và sau khi điều trị.

Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ là nguồn kiến ​​thức hữu ích giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh u nang buồng trứng và tìm được câu trả lời cho thắc mắc u nang buồng trứng mổ rồi có bị lại không.

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *