Ù tai có phải triệu chứng Covid-19 không?

Ù tai có phải là triệu chứng của Covid-19 không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay, không ít người bệnh cho biết họ bị ù tai sau khi phơi nhiễm Covid-19. Vậy ù tai có phải triệu chứng Covid-19 không?

Bạn đang đọc: Ù tai có phải triệu chứng Covid-19 không?

Sau khi nhiễm bệnh Covid-19, không ít người bệnh gặp phải tình trạng nghe kém, ù tai. Vậy ù tai có phải triệu chứng Covid-19 không? Kenshin đã có những giải đáp về vấn đề này trong bài viết sau.

Ù tai có phải triệu chứng Covid-19 không?

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ù tai không nằm trong danh sách các triệu chứng của Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng có đến gần 15% người được chẩn đoán mắc Covid-19 sẽ gặp một số vấn đề về thính giác, bao gồm nghe kém, ù tai. Ngoài ra, có rất nhiều người bệnh cho biết họ gặp chứng ù tai sau khi nhiễm Covid-19.

Các chuyên gia cho biết, Covid-19 sẽ khiến cho chứng ù tai trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là do căn bệnh này có thể gây ra những phản ứng quá mức liên quan đến hệ miễn dịch, kéo theo sự gián đoạn giữa tai và não. Bên cạnh đó, chứng ù tai cũng có thể do viêm nhiễm hoặc một số phản ứng viêm ảnh hưởng đến tai.

Ù tai có phải triệu chứng COVID-19 không 1 Ù tai là một trong những triệu chứng liên quan đến thính học phổ biến.

Điều trị ù tai như thế nào?

Nếu gặp phải triệu chứng ù tai, bạn nên tiến hành kiểm tra thính lực để được bác sĩ chuyên gia thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Đối với trường hợp ù tai do mất thính giác có thể sử dụng đến máy trợ thính để hỗ trợ. Bên cạnh đó, nếu chứng ù tai là do virus gây ra (bao gồm cả Covid-19) thì bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị thích hợp.

Đối với trường hợp ù tai do ảnh hưởng tâm lý, liệu pháp hành vi nhận thức sẽ hỗ trợ người bệnh không hình thành cảm xúc tiêu cực đối với triệu chứng ù tai từ đó cải thiện tình trạng hiệu quả.

Theo thời gian, triệu chứng ù tai có thể biến mất. Tuy nhiên tình trạng này vẫn có thể kéo dài ở một số người, bao gồm cả người bệnh mắc Covid-19. Các chuyên gia cho biết, rất khó xác định liệu chứng ù tai là do Covid-19 hay những căn bệnh khác gây ra. Do đó, khi gặp phải hiện tượng này, bạn nên đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.

Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ hiệu quả tại nhà

Ù tai có phải triệu chứng COVID-19 không 2 Giữ tâm lý thoải mái, tích cực là cách giảm ù tai hiệu quả

Phòng ngừa chứng ù tai như thế nào?

Giữ đôi tai luôn khô thoáng và sạch sẽ

Giữ cho đôi tai sạch sẽ và khô ráo sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập ở trong ống tai. Bởi môi trường ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và gây nhiễm ở bên trong tai, dẫn đến ù tai, thậm chí là viêm tai giữa. Do đó, để phòng ngừa điều này những lưu ý sau:

  • Vệ sinh đôi tai sạch sẽ khoảng 2 – 3 lần/tuần.
  • Nên dùng khăn mềm và sạch để vệ sinh xung quanh khoang tai.
  • Không nên sử dụng bông ngoáy tai với lực quá mạnh bởi điều này có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong, thậm chí là thủng màng nhĩ.
  • Ngoài ra, bạn nên nghiêng đầu kết hợp kéo dái tai để giúp nước thoát ra ngoài sau khi bơi lội và tắm.
  • Dùng khăn khô, sạch lau tai sau khi tiếp xúc với nước và sử dụng nút bảo vệ tai khi tiếp xúc với nước để tránh nước đọng ở tai, gây tình trạng bị ù tai.

Bảo vệ tai tránh khỏi tiếng ồn lớn

Nếu tai của bạn phải tiếp nhận những âm thanh quá lớn trong thời gian dài sẽ làm tổn thương đến thần kinh tai và ảnh hưởng khả năng nghe. Do đó, bạn nên:

  • Đeo đồ bảo hộ cho tai nếu phải làm việc ở trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn.
  • Không sử dụng tai nghe quá lâu với âm lượng lớn. Bạn chỉ nên sử dụng tai nghe không quá 60 phút/ngày.
  • Không nên tiếp nhận cùng lúc hai nguồn âm lớn. Ví dụ vừa nghe nhạc và vừa nghe âm thanh từ máy hút bụi.
  • Người làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn cần đeo đồ bảo vệ tai.

Kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách giúp người bệnh có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trên cơ thể và kịp thời chữa trị. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, tai rất dễ bị tổn thương. Do đó, việc đi khám định kỳ là bước giúp bạn biết chắc chắn rằng tai luôn được khỏe mạnh.

Ù tai có phải triệu chứng COVID-19 không 3

>>>>>Xem thêm: Vì sao thử que 2 vạch nhưng vẫn có kinh? Tìm hiểu biện pháp xác định mang thai chính xác

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo tai luôn khỏe mạnh

Xây dựng lối sống lành mạnh

Trên thực tế, những thói quen thường ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, trong đó có khả năng nghe. Do đó, để bảo vệ toàn diện sức khỏe, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học, cụ thể:

  • Hạn chế hoặc không dùng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Luyện tập thể thao mỗi ngày. Bạn có thể tập những bài tập nhẹ nhàng, thiền hoặc yoga ngay tại nhà để giúp cải thiện tình trạng máu chảy đến tai.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ những bữa ăn thường ngày. Ưu tiên bổ sung nhóm rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin.

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc ù tai có phải triệu chứng Covid-19 không? Để ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra, bạn nên chủ động phòng ngừa cũng như thăm khám sức khỏe đôi tai định kỳ nhé!

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *