Tình trạng vành tai trẻ bị sưng đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh không kéo dài và không kèm theo các triệu chứng khác thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Nhưng nếu tai bé đỏ, sưng và chảy mủ thì mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị nhiễm trùng tai.
Bạn đang đọc: Vành tai trẻ bị sưng đỏ là do đâu? Phòng ngừa như thế nào?
Viêm vành tai ở trẻ là bệnh không quá phổ biến nhưng lại gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là ảnh hưởng đến thính giác nếu không được điều trị kịp thời.
Contents
Vành tai trẻ bị sưng đỏ là bị gì?
Trẻ bị côn trùng cắn
Da của trẻ em thường rất mềm do đó luôn nằm trong “tầm ngắm” của các loại côn trùng. Bé có thể bị côn trùng đốt như muỗi, kiến, ong,… khi đang chơi hoặc khi ngủ nên vành tai bị đỏ và sưng tấy. Tình trạng vành tai sưng đỏ do côn trùng đốt thường không kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, chảy mủ hay phát ban thì không có gì đáng lo lắng. Tai của trẻ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
Trẻ bị chấn thương tai
Trẻ có thể bị chấn thương tai trong khi đùa giỡn, chơi thể thao hoặc bị va quệt. Lúc này, tai của trẻ có thể bị sưng đỏ và có hoặc không các vết trầy xước. Vành tai sưng đỏ do chấn thương cũng không quá nguy hiểm.
Trẻ bị ngã, đè nén lên tai khi chơi làm tổn thương tai
Vành tai sưng đỏ do bị viêm
- Viêm mô tế bào tai: Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra, thường là do vi khuẩn liên cầu và tụ cầu. Chúng xâm nhập thông qua các vết thương hở làm viêm mô tế bào. Vùng da tổn thương sẽ có dấu hiệu nóng, sưng, đỏ và thường đau. Tình trạng viêm mô tế bào có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là vùng da có vết thương hở. Trẻ bị viêm mô tế bào ở tai thường có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh hoặc sưng hạch bạch huyết.
- Viêm màng sụn vành tai: Viêm màng sụn là nhiễm trùng mô xung quanh sụn tai. Tình trạng này do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ra. Ngoài ra, trẻ bị viêm màng mạch còn do xỏ lỗ tai, chấn thương khi chơi đùa, côn trùng cắn, biến chứng sau phẫu thuật. Khi trẻ bị viêm màng sụn, vành tai sẽ sưng đỏ kèm theo các biểu hiện như tai mềm, đau nhức, có thể có mủ, tiết dịch, sốt, biến dạng cấu trúc tai, giảm thính lực hoặc ù tai.
Vành tai của trẻ bị sưng đỏ có nguy hiểm không?
Trẻ bị sưng đỏ tai do côn trùng cắn hoặc chấn thương nhẹ mà sau vài ngày không có các biểu hiện khác thì không nguy hiểm. Chỉ cần chăm sóc và vệ sinh cẩn thận là sẽ khỏi. Tuy nhiên, tai sưng đỏ do viêm tai gây ra thì lại là căn bệnh nguy hiểm.
Khác với các loại viêm mô tế bào khác, viêm mô tế bào ở tai nếu không được điều trị triệt để sẽ khiến cơ thể trẻ bị nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng. Viêm màng sụn là một trong những nguyên nhân gây viêm sụn, về lâu dài sẽ làm hỏng sụn và gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc của tai, làm suy giảm thính giác của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Nấm lưỡi gây hôi miệng nguyên nhân do đâu?
Vành tai trẻ bị sưng đỏ nếu không có dấu hiệu nào đi kèm thì ba mẹ không cần quá lo lắngBa mẹ nên làm gì khi trẻ bị sưng đỏ tai
Viêm vành tai trường hợp nhẹ
Viêm vành tai ở mức độ nhẹ (sưng đỏ và không có mủ): Mẹ nên vệ sinh tai cho trẻ bằng nước ấm và sát trùng. Đồng thời theo dõi các triệu chứng tiếp theo để kịp thời đưa trẻ đi khám. Ở mức độ nhẹ, tai được chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng hồi phục.
Viêm vành tai trường hợp nặng
Nếu trẻ có dấu hiệu viêm mủ, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường nếu vành tai bị áp xe có thể phải trích để dẫn lưu mủ. Ngoài ra trẻ sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kết hợp điều trị giúp tiêu viêm, chống sưng tấy. Song song với việc uống thuốc, ba mẹ cũng nên tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh hằng ngày cho trẻ để tránh tái viêm và nhanh chóng hồi phục.
Tạo thói quen tốt cho trẻ bảo vệ tai
Không thể ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm tai ở trẻ. Nhưng có thể giảm tình trạng viêm bằng cách hướng dẫn cho trẻ những thói quen tốt như:
- Luôn hình thành thói quen vệ sinh tai đúng cách cho trẻ. Ba mẹ nên hướng dẫn con vệ sinh đúng cách bằng cách dùng khăn ấm lau nhẹ vành tai, tránh để nước vào tai. Sau khi tắm xong cần dùng khăn khô thấm bớt những giọt nước còn sót lại.
- Hướng dẫn trẻ không lấy tay chạm vào tai và mặt. Vì tay có rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến vết thương hở bị nhiễm trùng nhanh chóng.
- Luôn nhớ bảo vệ đôi tai bằng cách giữ ấm tai khi ra ngoài lúc trời lạnh và xua đuổi côn trùng lại gần.
- Ba mẹ không được véo tai trẻ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Thói quen này có thể khiến vành tai còn non yếu của trẻ dễ bị tổn thương xương sụn.
>>>>>Xem thêm: U xơ tử cung có nên ăn hải sản không? U xơ nên kiêng và bổ sung thực phẩm gì?
Bên cạnh vành tai sưng đỏ còn kèm theo đau nhức, chảy mủ thì nên đưa trẻ đến bệnh viện khámTóm lại, vành tai trẻ bị sưng đỏ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của đôi tai mà còn ảnh hưởng đến chức năng thính giác, cấu tạo của tai nếu không được điều trị kịp thời. Những thông tin trên đây nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất để ba mẹ nhận biết, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tai cho trẻ em.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể